Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (12): Chữ Luyện và chữ Thuyết



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Những người hiểu về Pháp Luân Đại Pháp đều biết rằng, để chỉ sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp thì dùng chữ Luyện “煉” có bộ hỏa 火, chứ không phải là chữ Luyện “練” có bộ Mịch 糹. Điều này cũng không chỉ đơn giản là lựa chọn, sử dụng chữ Hán nào mà có ẩn chứa nội hàm thâm sâu ở phía sau.

Người đời đều biết rằng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, Trung Cộng đã bôi nhọ để hình ảnh Pháp Luân Công, lấy đó lý do lớn nhất để đàn áp Pháp Luân Công. Vì thế nó đã tự biên tự diễn vụ “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” để vu oan cho Pháp Luân Công. Vậy nên các đệ tử Pháp Luân Công đang phải tu luyện trong hoàn cảnh bị Trung Cộng đàn áp bức hại rất khốc liệt, hoàn cảnh khảo nghiệm của ngọn lửa mãnh liệt đó chắn chắn cũng sẽ giống như tu luyện trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân. Đây là một trong những hàm nghĩa vì sao lại dùng chữ luyện (煉) có bộ hỏa “火” để biểu hiện sự tu “luyện” của đệ tử Pháp Luân Công.

Một hàm nghĩa khác là, hình thức biểu hiện chủ yếu nhất cho việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chính là giảng chân tướng cho con người thế gian, vạch trần những lời dối trá, bịa đặt trong sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng dàn dựng. Mục đích của việc đệ tử Pháp Luân Công nói về chân tướng sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” chính là làm cho người dân thế giới hiểu rõ Trung Cộng, để họ thoái xuất khỏi Trung Cộng, từ đó mà được đắc cứu trong đại kiếp nạn. Đây là một nội hàm khác của việc dùng chữ luyện có bộ hỏa “火”.

Chữ Luyện (煉) trong chữ tu luyện còn có chữ Giản (柬) ở bên phải. Nghĩa của chữ Giản (柬) là bức thư, là tờ giấy mang theo, một dạng văn tự ngắn gọn. Vậy thì tại sao lại dùng chữ Giản (柬) để biểu hiện chữ Luyện (煉) trong chữ “tu luyện”? Nguyên nhân là nghĩa gốc của chữ giản dùng để chỉ những lá thư, tài liệu giảng chân tướng của học viên Pháp Luân Đại Pháp gửi cho người dân trên khắp thế giới. Dù ở trong nước hay quốc tế, mọi người trên thế giới đều biết rằng, phương thức chính để học viên Pháp Luân Đại Pháp giảng chân tướng cho con người thế gian chính là viết thư cho các nhân viên thuộc lĩnh vực tư pháp đang bức hại Pháp Luân Công, như công an, kiểm sát, tư pháp; và gửi các tư liệu chân tướng Pháp Luân Công cho người dân. Đây chính là nội hàm của chữ Giản trong chữ Luyện.

Vì vậy, về mặt ý nghĩa của chữ luyện đại biểu cho tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp, dù là xét từ nội hàm của chữ “Hỏa”, hay là từ ý nghĩa của chữ “Giản”, đều có thể đã biểu hiện lên trạng thái tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Con người thế gian đều biết, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang tận dụng tất cả mọi cơ hội, hình thức để giảng chân tướng cho con người trên toàn thế giới và vạch trần sự lừa dối sự kiện “Ngọn lửa tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng dàn dựng. Nói cách khác, giảng chân tướng cho con người thế giới thì chính là cách diễn thuyết (說: nói), đó đã trở thành hình thức biểu hiện chủ yếu trong tu luyện của học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Sinh mệnh của con người đều đến từ các không gian vũ trụ khác nhau, làm đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong thời đại ngày nay mà nói, thì họ lại càng phải có thệ ước, có sứ mệnh để đến nơi đây. Thệ ước này, sứ mệnh này chính là việc “diễn thuyết” (說) ở thời đại mạt Pháp, mạt kiếp trong “ngày hôm nay của lịch sử”, tức là giảng chân tướng cho con người trên thế giới, nói cho họ biết phương pháp để được đắc cứu trong đại kiếp nạn, từ đó mà hoàn thành thệ ước của mình. Xem xét thành phần cấu thành của chữ thuyết (說), vì sao lại được cấu thành từ chữ ngôn (言) và chữ đoái (兑) trong chữ “đoái hiện” (“Đoái hiện” 兑现 có nghĩa là làm tròn một việc gì đấy)? Nguyên nhân là, chữ “thuyết” cũng đồng dạng triển hiện hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp, tức là giảng chân tướng con người thế giới để cứu họ, làm tròn (đoái hiện) thệ ước.

Tại sao lại sử dụng bộ Sĩ (士) và bộ khẩu (口) để triển hiện chữ cát (吉) trong chữ cát tường? Sĩ chính là dũng sĩ, đệ tử Pháp Luân Công khi bị đàn áp bức hại không chút nhân tính của Trung Cộng mà vẫn kiên trì giảng chân tướng cứu người cho con người thế giới, đó là những dũng sĩ chân chính; còn chữ “khẩu” chính là giảng chân tướng; đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cho con người thế gian, đó là việc có thể cứu người, đây là điều may mắn lớn nhất đối với con người. Do đó nghĩa gốc của từ “Cát” là để chỉ đệ tử Đại Pháp ở nơi người thường tại thế gian để giảng chân tướng cho người đời và cứu người.

Tại sao đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tu luyện ở nơi người thường không thoát ly thế tục? Bởi vì chỉ có ở trong xã hội người thường mới có thể tiếp xúc rộng rãi với con người thế gian, mới có cơ hội để “diễn thuyết” – giảng chân tướng cho con người thế gian, nói với họ cách thức để được cứu độ trong đại kiếp nạn.

Chúng ta hãy xét chữ Tưởng (想, suy nghĩ). Chữ tưởng đại diện cho rất nhiều cách tư duy, các loại các dạng cách nghĩ của con người. Nhưng với một con người, một sinh mệnh thì suy nghĩ quan trọng nhất với họ là gì? Là việc bảo toàn tính mệnh! Con người ai ai cũng đều muốn kéo dài sinh mệnh, ai ai cũng muốn được bảo toàn sinh mệnh vượt qua đại kiếp nạn này. Vậy thì ý nghĩa nguyên gốc của chữ Tưởng chính là ẩn chứa biện pháp để bảo toàn tính mệnh qua đại nạn này, tức là hãy liễu giải “chân tướng”!

Chữ Tưởng (想) là do chữ Tâm (心) và chữ Tướng (相) cấu tạo thành: chữ tướng chính là chữ tướng trong chữ “chân tướng” (真相), chỉ chân tướng sự thật của vụ án “tự thiêu giả ở Thiên An Môn” mà đệ tử Đại Pháp đang nói cho con người thế gian biết. Chính là nói, bất kể con người có biểu hiện là minh bạch hay không, nhưng ở nơi sâu thẳm nhất của sinh mệnh (trong tâm) của họ là minh bạch rằng hãy lắng nghe chân tướng thì có thể được đắc cứu trong đại kiếp nạn! Đây chính là “suy nghĩ” sâu sắc nhất của sinh mệnh con người, cũng là ý nghĩa nguyên gốc của chữ Tưởng (想).

Khi gặp đại kiếp nạn, thì ai ai cũng muốn được bảo toàn tính mệnh. Nhưng ai có thể bảo hộ chư vị? Ta hãy xem xét chữ bảo (呆), vì sao lại dùng chữ “nhân ngai” (人呆, nghĩa là người ngốc) để biểu hiện chữ bảo (保)? Nói cách khác, khi có đại kiếp nạn đến, nếu dựa vào biện pháp của con người để bảo hộ tự mình thì chính là “ngai” (呆, ngốc), làm như thế chính là vọng tưởng. Vậy làm thế nào để con người có thể tránh thoát được khi đại kiếp nạn đến? Thần Phật chỉ cho bạn một cách là: hãy tự mình cứu lấy mình, tức là hãy lựa chọn, tuyển trạch! Khi các đệ tử Đại Pháp nói với con người thế giới về sự bức hại, về sự vu cáo hãm hại của Trung Cộng đối với Pháp Luân Đại Pháp, người nào có thể nhận ra Trung Cộng là tà ác, lựa chọn thoái xuất khỏi Trung Cộng, chính là thoát ly khỏi cái ác, thì mới có thể nhận được sự bảo hộ che chở của Thần Phật để vượt qua đại kiếp nạn, tức là sẽ không bị đào thải cùng với Trung Cộng, có thể bảo đảm sinh mệnh được đắc cứu.

Cơ Đốc Giáo chẳng phải giảng về “tín” sao? Tín là gì? Đó chẳng phải là tin có Thượng Đế, Thần Phật sao? Khi con người gặp đại kiếp nạn, thì những người đi theo luận thuyết vô Thần của Trung Cộng, họ là những người hoàn toàn không tin có Thượng Đế, Thần Phật, vậy thì Thượng Đế, Thần Phật làm sao lại có thể bảo hộ họ được?

Tại sao sử dụng bộ thủ “nữ 女” để thể hiện chữ an (安) trong chữ bình an? Bởi vì chữ “nữ” đồng âm với chữ Nhữ (汝), là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ bản thân bạn. Điều đó nghĩa là, bạn có được đắc cứu bình an vượt qua đại kiếp nạn đến hay không, là hoàn toàn tùy thuộc vào chính bạn, tức là sự lựa chọn của bạn. Nếu chọn trở thành “đồng bọn” với Trung Cộng thì sẽ bị đào thải; nếu chọn thoái xuất khỏi Trung Cộng và đoạn tuyệt với cái ác thì sẽ được bình an (An: 安). Thần Phật nhìn vào tâm con người, Thần Phật chính là nhìn vào một niệm này của con người, đây là biện pháp mà Thần Phật an bài để cứu người trong đại kiếp nạn. Nói cách khác, nếu như một cá nhân ngay cả đến Thiện và ác mà cũng không phân biệt được, thì người đó cũng không xứng đáng để được cứu độ.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/245514



Ngày đăng: 28-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.