Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (1)



Tác giả: Liên Lý Chi

[Chanhkien.org] Chữ Hán là văn tự thâm thúy và thần bí nhất trên thế giới. Từ xưa đến nay, nhận thức đối với Hán tự được xem như “Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí” (Người nhân thì xem là nhân, người trí thì xem là trí). Trước đây có một bài báo đăng tin rằng, mấy năm trước, tại một thành phố của tỉnh Hồ Nam có một phó thị trưởng rất yêu thích Hán tự, vì vậy ông này đã xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu giáp cốt văn. Vào khoảng năm 2016 có một cuộc họp báo được tổ chức, nói rằng thông qua việc nghiên cứu giáp cốt văn đã tìm ra bí ẩn về khởi nguyên của vũ trụ. Báo cáo cũng không chỉ ra chi tiết, tình hình thực tế nghiên cứu của người này cũng không được biết đến. Tuy nhiên, sự việc này đã gợi cho tôi một suy nghĩ rằng: Hán tự rất thần bí, và có nội hàm vô cùng sâu sắc.

Bản thân tôi là một đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên tự nhiên tôi sẽ đứng trên góc độ tu luyện và lý giải đối với Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để nhận thức về Hán tự. Từ khi bước vào tu luyện cho đến nay, dưới sự khải ngộ của Pháp lý trong Pháp Luân Đại Pháp, tôi càng ngày càng có lý giải và nhận thức sâu sắc hơn, nhiều hơn về Hán tự. Đồng thời tôi cũng ngày càng có cảm ngộ thâm sâu hơn về sự thâm áo, thần kỳ của Hán tự Thần truyền Trung Hoa và sự Thần Thánh, vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp. Những điều được thể hiện trong loạt bài viết này là thể ngộ về Pháp lý trong Pháp Luân Đại Pháp tại tầng thứ hiện có của cá nhân, có được thông qua nhận thức và lý giải về Hán tự Trung Hoa. Những gì còn thiếu sót, mong các đồng tu chỉ rõ.

Như chúng ta biết, Hán tự có nội hàm rất sâu sắc. “Bất hảo”「不好」 chính là “nạo”「孬」(tồi, xấu),”bất chính”「不正」chính là “oai”「歪」(méo, lệch),”chủy” [嘴] (mồm, miệng, mỏ, mõm) có chữ khẩu「口」,trong “thuyết” [說] có “ngôn”「言」,trong “tưởng” [想] (nhớ, nghĩ) có “tâm”「心」,”thượng”「上」là chỉ bên trên,”hạ”「下」là hướng xuống dưới,không lên「上」không xuống「下」tức là “khải”「卡」(mắc, kẹt, hóc),mắc ở đó bất động,v.v.v

Đầu tiên chúng ta hãy bắt đầu bàn từ chữ “Tự” [字]. Vậy thì, chữ “Tự” đại biểu cho tất cả chữ Hán tại sao lại lấy chữ “Tử” 「子」với nghĩa đứa trẻ để biểu hiện? Nội hàm ẩn tàng trong đó là gì?

Chúng ta biết rằng, vào hơn 2000 năm về trước, những người khai sáng cho nền văn minh lần này của phương Đông có Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, v.v.v. Vì sao họ không hẹn mà gặp lại cùng được gọi là gì gì đó “tử”? Nguyên nhân nằm tại việc nội hàm của chữ “Tử” 「子」là chỉ hài đồng (đứa trẻ), sơ khởi, khải mông (khai sáng); mà Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử v.v.v..đều là những người khai sáng ra văn hóa cho nền văn minh lần này. Sứ mệnh lịch sử của họ là đóng vai trò khai sáng cho nền văn minh lần này, vậy nên trong cách gọi của họ đều mang chữ “Tử” 「子」.

Hàm nghĩa của “Tử”「子」đã mang hàm nghĩa chỉ sự sơ khởi, khai sáng, vậy thì chữ “Tự” 「字」bác đại tinh thâm này tại sao lại cũng mượn dùng chữ “Tử” 「子」 để biểu thị? Thiên cơ ở đây chính là: Hán tự có ý nghĩa sơ khởi, bản nguyên, mà cái bản nguyên, sơ khởi của Hán tự có tác dụng khai sáng, dẫn dắt cho con người. Nói một cách thông tục thì: khi sáng tạo ra chữ Hán đã có hàm ý bản nguyên ở trong đó, cũng là nói, Hán tự không phải đến từ hư không, cũng không phải tùy tiện được tạo ra, mỗi một chữ Hán vốn đều được căn cứ trên một ý nghĩa bản nguyên nào đó mà tạo thành. Tại đây, chúng ta sẽ gọi hàm nghĩa bản nguyên của Hán tự là “nghĩa gốc của Hán tự”. Tất cả chữ Hán đều có hàm nghĩa bản nguyên, chỉ là xem trình độ lý giải và nhận thức của từng người đến đâu mà thôi. Đây chính là đạo lý trong việc vì sao âm của chữ “Tự” 「字」trong tiếng Hán lại đọc theo âm của chữ “Tử” 「子」, cũng là vì sao lại dùng chữ “Tử” 「子」để biểu hiện.

Đương nhiên, chữ “Tự” còn có bộ “miên” 【宀】 ở bên trên, nghĩa của nó là che đậy, che kín, cũng mang nghĩa là mê, chính là nói với thế nhân rằng: Hán tự là có nội hàm, tuy nhiên nội hàm của Hán tự thì không ở bề mặt giống như kiểu chữ “Bất hảo”「不好」 chính là “nạo”「孬」(tồi, xấu), mà là mang nội hàm (ý nghĩa bản nguyên) ở phía sau. Và chỉ khi giải khai được cái mê, phá vỡ được cái nắp đậy này (ý chỉ chữ “Miên”【宀】) thì mới nhìn thấy nội hàm thần bí và ý nghĩa bản nguyên của Hán tự.

Bình Luận: chữ tử (子) đại biểu cho thời thần (giờ tí), giờ tí là sinh nhật của Thiên Địa Nhân. Tử (子) là Thần truyền, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử v.v, vì sao dụng chữ tử (子), có tử thì có phụ, họ chỉ có thể là tử, vì còn có phụ, lớn hơn nữa chính là Sáng Thế Chủ, Tạo Vật Chủ.



Ngày đăng: 24-09-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.