Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (9): Núi Thái Sơn



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Núi Thái Sơn là “ngọn núi đệ nhất thiên hạ”. Chúng ta đều biết, trong văn hóa lịch sử Trung Quốc, núi Thái Sơn được trao cho một nội hàm phi thường cao quý và thần thánh, ví như các câu nói: “Thái Sơn áp đỉnh bất loan yêu” (dù áp lực lớn như núi Thái Sơn đè đầu cũng không khuất phục), “Thái nhiên xử chi” (điềm tĩnh, ung dung đối đãi mọi việc)”, “Nặng tựa Thái Sơn”, “Vững như Thái Sơn”, “Quốc thái dân an”, “Thái Sơn thạch Cảm Đương” [1], “Có mắt mà không thấy Thái Sơn”, “Thần Thái Sơn” — Lão Bà Bà Thái Sơn còn là hiện thân của việc ban phúc, ban con trai cho con người thế gian… Tên gọi của thành phố Thái An nằm dưới chân Núi Thái Sơn là được đặt theo câu “Quốc thái dân an”. Vậy vì sao núi Thái Sơn được gọi là “ngọn núi đệ nhất thiên hạ”? Vì sao “quốc thái” thì mới “dân an”? Vì sao đá trong thiên hạ thì duy nhất chỉ có đá của Núi Thái Sơn mới có tác dụng trừ tà, trấn trạch? Vì sao Thần lại giao phó cho Núi Thái Sơn nội hàm ban phúc, ban con trai?

“Vạn cổ sự, vi Pháp lai” (nghĩa là vạn sự việc từ cổ xưa đều vì Pháp mà đến, trích bài thơ “Nhất hí đài”- Hồng Ngâm II). Câu thơ này của Sư phụ Lý Hồng Chí đã tiết lộ tường tận tất cả những bí ẩn trong lịch sử cho nhân loại. Nói cách khác, toàn bộ những văn hóa lịch sử lâu đời đều là những an bài trong lịch sử, là quá trình trải đường trong lịch sử, mục đích là để triển hiện việc Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra thế giới ngày nay. Nội hàm mà lịch sử giao phó cho núi Thái Sơn là: con đường lên núi Thái Sơn là tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

Đường lên núi Thái Sơn bắt đầu từ Miếu Đại đến điểm cuối là đỉnh Ngọc Hoàng, đỉnh núi cao nhất của Thái Sơn. Nội hàm phía sau của bố cục hệ thống đường đi và những cảnh quan dọc ven đường lên núi đều là được an bài kỹ lưỡng nhằm thể hiện một chủ đề, chủ đề này chính là: Con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Nói cách khác, đường lên núi Thái Sơn là tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ lấy những bố cục ở Lầu Vạn Tiên trên đường lên núi Thái Sơn để giải thích cho luận điểm này.

Trên đường lên núi, sau khi đi qua cung Hồng Môn thì đến Lầu Vạn Tiên. Lầu Vạn Tiên đứng sừng sững trên đường lên núi, là kiến trúc lầu tháp hai tầng giống như Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Ở phía Nam (tức là lối vào chính) Lầu Vạn Tiên có khắc chữ “Vạn Tiên Lâu” (Lầu Vạn Tiên), ở cổng phía Bắc (tức là lối đi ra để lên núi Thái Sơn) có khắc chữ “tạ ơn xứ”(nơi tạ ơn), ở dưới chân tháp có một động đá, gọi là động Ô Quy; ở phía đông Lầu Vạn Tiên có “động Ẩn Chân”; ở phía Đông Nam lầu có ba cây bách cổ thụ, gọi là “Tam nghĩa bách”; ở trên tảng đá phía Tây lầu có khắc chữ “trùng nhị” (虫二) nổi tiếng của Thái Sơn; phía Bắc tháp là bia tưởng niệm “liệt sĩ cách mạng” của Trung Cộng. Nội hàm phía sau bố cục tổng thể của lầu Vạn Tiên là chỉ đến sự kiện ngày 25/4/1999 và triển hiện của sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng lên kế hoạch để đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 1/2001.

Ngày 23/4/1999, công an Thiên Tân đã bất ngờ bắt giữ hàng chục đệ tử Pháp Luân Công đang luyện công tại công viên. Các đệ tử Pháp Luân Công khác đã đến gặp lãnh đạo công an Thiên Tân nhưng không có kết quả, họ nói là Bắc Kinh đã hạ lệnh bắt người, có thể đến Bắc Kinh để khiếu nại. Ngày 25/4/1999, khoảng mười nghìn đệ tử Pháp Luân Công đã tự phát[2] đến Trung Nam Hải để khiếu nại, yêu cầu chính phủ thả người và trả lời lý do bắt giữ người. Mười nghìn đệ tử Pháp Luân Công xếp thành hàng trên vỉa hè đường lớn, chờ chính phủ xử lý trả lời. Lúc đó, dưới sự xử lý thỏa đáng của thủ tướng Chu Dung Cơ, các đệ tử Pháp Luân Công đã nhanh chóng tự động ra về. Cuộc khiếu nại hòa bình này của mười nghìn đệ tử Pháp Luân Công đã bị Trung Cộng nói thành sự kiện Pháp Luân Công bao vây tấn công Trung Nam Hải ngày 25/4.

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã trực tiếp hạ lệnh bắt đầu đàn áp, bắt bớ các đệ tử Pháp Luân Công với quy mô lớn trên toàn Trung Quốc, đồng thời khởi động tất cả các cỗ máy tuyên truyền để bôi nhọ Pháp Luân Công, vu khống Sư phụ Lý Hồng Chí. Đối mặt với những bịa đặt và đàn áp điên cuồng vô lý của Trung Cộng, rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công đã đến quảng trường Thiên An Môn, hô lớn các câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Hãy trả lại sự thanh bạch cho Sư phụ tôi”, vì vậy sau đó họ còn phải chịu sự đàn áp điên cuồng hơn nữa của Trung Cộng.

Để kích động cho dân chúng thù hận với Pháp Luân Công và tìm lý do đàn áp Pháp Luân Công, vào tháng 1 năm 2001, các bộ máy thuộc Bộ công an và Bộ tuyên tuyền Trung Cộng đã bí mật lên kế hoạch và đạo diễn sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” để vu oan cho Pháp Luân Công. Cảnh sát chìm của Trung Cộng đã kích động một số người tinh thần không bình thường đến Thiên An Môn tự thiêu, ngay sau đó đã ghi hình đưa lên Đài Truyền hình Trung ương, từ đó tuyên truyền “phô thiên cái địa” đến toàn quốc, phát sóng ra toàn thế giới, với mục đích là tìm lý do để bôi nhọ và đàn áp Pháp Luân Công. Đây chính là chân tướng thật sự của sự kiện “Tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn”.

Chúng ta hãy cùng xem điểm du lịch Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn biểu hiện về sự kiện ngày 25/4 và vụ “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” như thế nào.

Cả sự kiện ngày 25/4 và vụ “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” đều phát sinh tại quảng trường Thiên An Môn; hình dạng Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn được xây dựng cực giống với kiến trúc cổng thành Thiên An Môn ở Bắc Kinh, với ngụ ý là: Lầu Vạn Tiên trên núi Thái Sơn đối ứng với Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

“Bia tưởng niệm liệt sĩ” cách mạng ở Lầu Vạn Tiên, đối ứng với bia tưởng niệm anh hùng nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn.

Lầu Vạn Tiên: “Vạn Tiên” là chỉ việc ngày 25/4/1999, có mười nghìn (một vạn) đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện hòa bình ở Trung Nam Hải. Bởi vì các đệ tử Pháp Luân Công thực sự là tu luyện, là người tu luyện đang bước đi trên con đường của Thần, chính là “Vạn Tiên” trong bối cảnh này.

“Nơi tạ ơn”: các đệ tử Pháp Luân Công đến quảng trường Thiên An Môn vì để minh oan cho Sư phụ của họ, họ hô to thanh âm từ tận đáy lòng mình: “Hãy trả lại sự thanh bạch cho Sư phụ của tôi”. Điều này chính là từ đáy lòng cảm tạ sự dạy bảo của Sư phụ đối với mình, từ đáy lòng cảm tạ sự dạy dỗ của vị Sư phụ khiến họ có thể biết được nên làm người như thế nào. Các đệ tử Pháp Luân Công là tự phát hành động, chính là biểu đạt từ nội tâm cảm tạ Ân Sư. Do vậy điều này tương ứng với “tạ ơn xứ” ở Tháp Vạn Tiên.

“Động Ẩn Chân”: Trung Cộng đã tự biên tự diễn sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” để vu oan cho Pháp Luân Công, Trung Cộng đã che giấu chân tướng sự thật, vu oan cho Pháp Luân Công, đó chính là “ẩn chân”, tức là che giấu sự thật.

Chữ khắc đá “trùng nhị” có nghĩa là “phong nguyệt” vô biên [3], kỳ thực đó là sự ám chỉ về sự tuyên truyền vu cáo của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công. Bởi vì Nguyệt (月) trong chữ Hán giản thể là đại biểu cho Âm (阴), Phong là chỉ sự tuyên truyền, vậy thì phong nguyệt vô biên nghĩa là: âm phong (tức gió tà) là lời bịa đặt nói dối vô biên – không có giới hạn, tuyên truyền vu cáo hãm hại hoàn toàn không có một giới hạn đạo đức nào. Tổ hợp bố cục bia đá “trùng nhị” và động “ẩn chân” đồng thời biểu đạt sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do cơ quan tuyên truyền Trung Cộng lên kế hoạch.

Tam nghĩa bách: ẩn dụ cho ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”.

“Động Ô Quy”: đối ứng với lăng Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn, bởi vì nguyên thần của Mao Trạch Đông là con rùa. Động con rùa này nằm dưới nền móng của Lầu Vạn Tiên, hàm nghĩa là: tư tưởng của Mao là nền tảng của văn hóa đảng Trung Cộng.

Chúng ta đều biết, sự kiện ngày 25/4/1999 và sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng dàn dựng chính là cái cớ lớn nhất để Trung Cộng đàn áp và bức hại Pháp Luân Công, đây cũng là một bước ngoặt, một sự kiện có tính đánh dấu ảnh hưởng lớn nhất trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công. Vì con đường lên núi Thái Sơn là một con đường thể hiện chủ đề hành trình tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, nên cảnh quan ở Lầu Vạn Tiên cũng được bố cục tỉ mỉ xoay quanh trọng tâm là hai sự kiện trên. Qua đó chúng ta thấy rằng, bố cục các cảnh quan ở Lầu Vạn Tiên trên đường lên núi Thái Sơn hoàn toàn là để triển hiện ra hình tượng của sự kiện thỉnh nguyện ngày 25/4 và sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” mà đệ tử Pháp Luân Công đã trải qua trên con đường tu luyện.

Vì sao núi Thái Sơn được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất sơn”? Bởi vì không có bất kỳ sự việc nào có thể sánh với việc đệ tử Pháp Luân Công đang cứu người trong đại kiếp nạn, cứu người thoát khỏi đại kiếp nạn là công việc ưu tiên hàng đầu của nhân loại ngày nay!

Vì sao nói “Vững như núi Thái Sơn”? Bởi vì tín ngưỡng vào “Chân-Thiện-Nhẫn” của các đệ tử Pháp Luân Công là kiên định như bàn thạch không thể lay động, vững vàng như núi Thái Sơn.

Vì sao có “Cảm đương thạch Thái Sơn”? Bởi vì đối mặt với sự đàn áp bức hại tàn khốc đến thế của Trung Cộng, họ vẫn dám lựa chọn tiếp tục là đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công cũng giống như tảng đá trấn tà ở Thái Sơn, là dũng sĩ vạch trần Trung Cộng.

Tại sao núi Thái Sơn lại là tượng trưng cho nhạc phụ? Bởi vì Thái Sơn (nhạc phụ) có hàm ý là kết hôn, nội hàm thể hiện là: đệ tử Pháp Luân Công có thể kết hôn trong thế gian người thường chứ không cần phải tu luyện ly khai khỏi thế tục.

Tại sao núi Thái Sơn lại được Thần giao cho ý nghĩa là ban tặng con trai và ban phúc (người Việt hiểu là nơi cầu tự và cầu xin phúc đức)? Bởi vì “ban con trai và ban phúc” kỳ thực chính là ban phúc cho sinh mệnh để có thể tiếp tục tồn tại, chính là cứu người, chỉ ra mục đích của việc đệ tử Pháp Luân Công vạch trần Trung Cộng là để con người thế gian thoái xuất khỏi nó, mục đích cuối cùng là cứu con người trong đại kiếp nạn.

Tại sao lại gọi là “Quốc thái dân an”? Vì ở đâu có đệ tử Pháp Luân Công, thì con người ở đó sẽ có hy vọng đắc cứu. Trong đại kiếp nạn này, chỉ những người thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng, đoạn tuyệt khỏi Trung Cộng thì mới có thể bình an bước qua kiếp nạn. “Thái an”, “Thái an” (nghĩa là rất bình an), tức là nghe các đệ tử Pháp Luân Công nói rõ chân tướng sự thật, thoái xuất khỏi Trung Cộng (và các tổ chức liên đới của nó) thì chính là “an”, tức là có thể bình an bước qua kiếp nạn.

Vì vậy, chủ đề của bố cục lịch sử ở núi Thái Sơn chính là: con đường lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244928

Chú thích:

[1] Thạch Cảm Đương – dịch nghĩa bề mặt viên đá dám đương đầu với nghịch cảnh, tà ác…, là linh vật phong thủy nổi tiếng, có ý nghĩa là đá núi Thái Sơn có thể dám đương đầu chống đỡ mọi thứ xấu, vậy nên trong phong thủy thường dùng một phiến đá nhỏ khắc chữ Cảm đương thạch Thái Sơn để trấn trạch chống tà ác.

[2] Tự phát: ở đây ý nói rằng không có ai chỉ đạo mười nghìn đệ tử Pháp Luân Công này, hoàn toàn không phải như lời vu khống của Trung Cộng rằng Pháp Luân Công tổ chức bao vây tấn công Trung Nam Hải.

[3] Hai chữ 風月, bỏ hết các đường bao bên ngoài (vô biên), thì sẽ thành hai chữ 虫二 (trùng nhị), do vậy, đây là cách nói chơi chữ, “trùng nhị” cũng là “phong nguyệt vô biên”.



Ngày đăng: 16-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.