Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (5)
Liên Lý Chi
[Chanhkien.org]
Từ năm 1949 sau khi Trung cộng thành lập chính quyền tại Trung Quốc, mỗi khi nhắc tới Thần Phật thì những người bị Trung cộng tẩy não đều cho rằng đây đều là điều mê tín. Tuy nhiên, bất luận trong thời cổ đại hay hiện đại, dân tộc các nước trên thế giới đều lưu truyền tín ngưỡng về Thần Phật. Trong xã hội quốc tế ngày nay, ngoại trừ mấy nước cộng sản ra thì đa phần các quốc gia đều có tín ngưỡng đối với Thần Phật. Người phương Tây có nhận thức cảm tính chân thực về Thần, trong tâm tưởng của họ, Thần chính là chỉ Giê-hô-va, Giê-su, v.v.. Tại Ấn Độ và các quốc gia Nam Á, người ta thành kính tín Phật, đối với họ Phật chính là chỉ Thích Ca Mâu Ni, v.v.. Lịch sử văn minh 5000 năm của thế giới đã giúp nhân loại đặt định nên văn hóa để nhận thức về Thần Phật. Tại đây, chúng ta sẽ đứng trên cơ sở triết tự chữ Hán, đứng trên góc độ văn hóa Thần truyền Trung Hoa để đàm luận về nhận thức đối với “Thần” và “Phật”.
Thế nào là “Phật”. Chữ “Phật” (佛) là biểu thị của “亻 弗”. Bộ “亻” (bộ nhân đứng) là dùng để chỉ người, chỉ thân người, là nói đến hiện thân của Phật tại thế gian, Phật dựa vào hình tượng của con người mà xuất hiện tại thế gian; chữ “弗” (Phất) cũng tức là “bất”, là không. Vậy thì, chữ “Phật” (佛) cũng tức là chỉ: dựa vào thân người mà hiện thế, nhưng lại không phải người thường, không có tất cả chấp trước của con người, là giác giả đã khai công khai ngộ. Đây chính là nội hàm mà chữ “Phật” (佛) triển hiện.
Thế nào là “Thần” (神)? Hán tự “Thần” (神) là biểu thị bằng hai chữ “thị thân” (示 申), “Thị” (示) nghĩa là hiển thị, khai thị; Chữ “Thân” (申) chính là nói rõ, trình bày rõ. Vậy thì Hán tự “Thần” (神) nên được giải là: khai thị cho con người, thể hiện ra rõ, trình bày ra cho rõ (những điều thuộc về thiện, làm người tốt, đạo lý tu luyện).
Từ đó có thể thấy rằng, Hán tự “Phật” (佛) thể hiện ra hình thức mà Phật hiện thân tại thế gian – chính là dựa vào thân người mà hiện thế, nhưng lại không phải là người thường.
Mà Hán tự “Thần” (神) chính là biểu đạt sứ mệnh và mục đích mà Thần hiện thế tại nhân gian – chính là triển hiện rõ Pháp lý và giáo hóa thế nhân.
Cũng là nói, Thần Phật kỳ thực chính là những sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ, Họ đều là có mục đích và sứ mệnh mà đến thế gian, khi chuyển sinh tại nhân gian sẽ dùng thân người thường. Vì vậy, khi chúng ta lý giải từ Thần Phật từ góc độ Hán tự là hoàn toàn phù hợp với cảm thụ và nhận thức của con người thế gian, tức là: Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Giê-su cũng đều là dùng thân người mà đến thế gian, vì thế nhân mà lưu lại văn hóa làm người, văn hóa nhận thức đối với Thần Phật, từ đó mà trong lịch sử nhân loại đã đặt định nên văn hóa làm người, văn hóa tu luyện và đề cao cảnh giới của sinh mệnh.
Thế nào là “Thần kỳ”? Chỉ có thần tích được Thần Phật lưu lại mới là điều thần kỳ. Hán tự vốn rất thần kỳ và thâm áo, bởi vì Hán tự chính là văn tự mà Thần truyền cấp cho con người. Kỳ thực, văn hóa 5000 năm của Trung Quốc chính là văn hóa Thần truyền, cũng giống như rất nhiều Hán tự đang triển hiện trạng thái xã hội ngày hôm nay. Trong quá trình lịch sử 5000 năm, Thần Phật đã từng bước mà đem văn hóa truyền thống lưu lại cho nhân loại một cách có mục đích. Nói một cách chính xác hơn thì 5000 năm văn hóa chính là có mục đích là đặt định cho lịch sử từ sau năm 1951.
Nếu như nói rằng 5000 năm lịch sử văn hóa là đã được đặt định từ trước, là một “màn kịch mê”, vậy thì lịch sử triển hiện sau năm 1951 chính là có tác dụng phá mê vậy. Nếu như nói rằng lịch sử 5000 năm chính là một quá trình thì “lịch sử hôm nay” chính là đại kết cục của nhân loại. Cũng là nói rằng, “lịch sử hôm nay” chính là thời kỳ lịch sử đặc thù của nhân loại, bởi vì điều được triển hiện trong ngày hôm nay chính là kết cục (của vở kịch 5000), là thời kỳ “đại minh” phá mê của nhân loại. Vậy nên, Thần Phật mới diễn hóa bản đồ Trung Quốc thành hình con gà, điều này tượng trưng cho thời kỳ “đại minh”(*).
Chú thích: (*): Ở đây tác giả dùng chữ “Đại minh” có nghĩa là chỉ con gà trống (bản đồ Trung Quốc là hình một con gà) khi cất tiếng gáy vào mỗi buổi sáng là dấu hiệu của sự bắt đầu một ngày mới – là hàm ý ám chỉ cho thời kỳ “đại minh” – mọi thứ được minh hiển, rõ ràng, không còn mê mờ nữa.
(còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/244924
Ngày đăng: 28-11-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.