Giải thích chữ “來” (lai)



Tác giả: Chiếu Viễn

[ChanhKien.org] Chữ lai (来 – đến, tới) có cách viết chính thể (phồn thể) là “來”, là do hai chữ nhân (人) và một chữ mộc (木) tổ hợp thành, kết cấu của chữ này cũng là có nội hàm, có nguyên nhân, dưới đây chúng ta sẽ bàn về nó một cách tỉ mỉ.

Đầu tiên bàn về chữ “mộc” (木).

Nguồn gốc văn hóa của Trung Quốc cổ đại chính là văn hóa Đạo gia, cổ nhân giảng ‘văn dĩ tải Đạo’, cho nên chúng ta sẽ dùng tư duy của văn hóa Đạo gia để phân tích hàm nghĩa của chữ “mộc” này.

Nguyên lý Thái cực cho rằng: Vô cực sinh Thái cực, bản chất của Đạo chính là Vô cực, toàn bộ Thái cực đều là thể hiện của ý chí của Vô cực, cũng có thể nói, đó đều là thể hiện của Đạo, nếu như nhân cách hóa mà gọi tên Đạo, gọi tên Vô cực, thì Đạo chính là Tạo vật chủ, đối với con người mà nói, Ông còn được gọi là Sáng thế chủ. Mà nơi ở của xã hội nhân loại – Tam giới và Ngũ hành – chính là thể hiện thấp nhất của Đạo, vậy thì Đạo (Tạo vật chủ, Sáng thế chủ) tới (lai) thế gian, cũng là phù hợp với cái Lý của Ngũ hành.

Trong học thuyết Ngũ hành của Đạo gia, Mộc ở phương Đông, Mộc chủ sinh, trong Thiên can Địa chi, thì Thiên can Giáp, Ất thuộc Mộc; Địa chi Dần, Mão thuộc Mộc. Trong nguyên lý Thái cực, thì Thiên can thuộc Dương, Địa chi thuộc Âm, mà âm dương trong nguyên lý Thái cực lần lượt đối ứng với các phạm trù vật chất và tinh thần trong triết học, cũng tức là nói tinh thần là Dương, vật chất là Âm.

Bởi vì Thiên can là Dương, cho nên Giáp-Ất Mộc chính là đại biểu cho văn hóa Đạo gia và văn minh phương Đông tại tầng diện [lĩnh vực] tinh thần, từ góc độ này mà nói thì, thế nhân đều là vì Đạo mà đến (vi Đạo nhi lai), bởi vì Mộc (Đạo) chủ sinh (vĩnh sinh).

Nếu như từ góc độ thời gian và không gian mà xét, thời gian là Dương, không gian là Âm, cho nên dùng Địa chi để biểu thị phương hướng thì càng phù hợp, càng cụ thể hơn.

Trong lý luận Địa chi, thì trong Dần Mộc có Giáp, Bính, Mậu; trong Mão Mộc thì có Ất Mộc, cho nên Giáp-Ất Mộc (tức Đạo) nếu như tiến nhập vào không gian này của chúng ta thì nên phải hiện thân ở Dần-Mão.

Vậy thì cụ thể là Đạo nằm tại đâu? Từ phương hướng không gian mà xét, thì chính là phương Dần, cũng tức là hướng Đông Bắc. Trong nguyên lý Thái cực, trong khái niệm của văn hóa truyền thống thì phương vị của Trung Quốc Đại lục là lấy khu vực Trung nguyên làm trung tâm mà phân hoạch, cho nên hướng Đông Bắc chính là chỉ ba tỉnh Đông Bắc, nhưng phạm vi này đối với con người mà nói thì vô cùng lớn, vậy thì cụ thể phải nằm ở chỗ nào? Đó chính là địa phương mà trong tên gọi có mang theo chữ “mộc” (木), trong ba tỉnh Đông Bắc thì chỉ có Cát Lâm là có chứa chữ “mộc”, hơn nữa chữ “lâm” (林) là có hai chữ mộc, bởi vì đối với chúng sinh mà nói, nơi này có Đạo, lại là nơi cát tường vạn phúc, vậy nên gọi là “Cát Lâm”. Mà nơi truyền xuất ra Đạo là tại Trường Xuân, là bởi vì trong ngũ hành thì chữ “xuân” thuộc về mộc, còn Mộc chủ sinh, “Trường Xuân” chính là có ý trường sinh, vĩnh sinh.

“Dần” xác định địa điểm xuất sinh của Đạo (tức Sáng thế chủ) ở thế gian, còn “Mão” xác định thời gian xuất sinh của Đạo (tức Sáng thế chủ). Cho nên nếu lại xét về phương diện thời gian thì chính là xuất sinh vào năm Mão, cũng tức là thuộc năm Thỏ, mà thời gian xuất sinh của Đạo (Sáng thế chủ) lại vừa khớp là năm 1951, năm Tân Mão theo lịch âm, hơn nữa Ngũ hành Nạp âm của năm Tân Mão là tùng bách mộc, cũng là đại biểu cho trường thanh [trẻ lâu], vĩnh sinh.

Bởi vì Ngũ hành là thể hiện thấp nhất của chân lý đại Đạo của vũ trụ, cho nên hình tượng Tạo vật chủ (Sáng thế chủ) ở thế gian cũng là phù hợp với đặc trưng của Mộc: Giáp Mộc là có tài đống lương (kinh bang tế thế), cũng đại biểu cho thân hình cao lớn, chữ “giáp” (甲) đồng âm với chữ “giai” (佳), cho nên tướng mạo đường đường, tuấn tú lịch sự, Ất Mộc trong ngũ hành đại biểu cho mềm yếu mà được phú cho sinh cơ như cỏ non, cho nên khiến người ta cảm thấy trẻ tuổi, ôn hòa mà thiện lương.

Tiếp theo lại nói một chút về chữ “nhân” (人).

Chúng ta thấy hai chữ “nhân” này phân ra ở hai bên của chữ “mộc”, cho nên nói con người trên mặt đất đều là theo Mộc (Đạo) mà tới, vì Mộc (Đạo) mà tới (vi Mộc nhi lai); Đồng thời cũng là tương ước nhi lai (hẹn nhau mà tới), tương quần nhi lai (theo nhóm mà tới), tương kế nhi lai (lần lượt kế tiếp nhau mà tới).

Chúng ta còn thấy chữ “mộc” (木) ở trong chữ “lai” (來) rất lớn, hai chữ “nhân” (人) rất nhỏ, đây cũng là có nguyên nhân. Bởi vì Mộc chính là Đạo, Đạo chính là Vô cực, Vô cực sinh ra Thái cực, chúng sinh đều là Thái cực, bất kể Thái cực nào đứng trước Vô cực cũng đều là khái niệm nhỏ vô hạn, cho nên chữ “mộc” lớn còn chữ “nhân” thì nhỏ.

Trong nguyên lý Thái cực, bên trái là Dương bên phải là Âm, vậy thì hai chữ “nhân” này phân bố ở hai bên của chữ “mộc”, còn chứng tỏ một vấn đề, đó chính là sinh mệnh hai giới âm dương trong vũ trụ đều có những sinh mệnh hạ thế làm người, cũng đều là vì Đạo mà tới.

Bởi vì con người là vì Đạo mà tới, vậy thì hết thảy sự tồn tại trên mặt đất chính là vì để khiến con người đắc Đạo, ngộ Đạo càng thuận tiện hơn nữa mà an bài, cho nên nói, hết thảy tồn tại của thế gian con người cũng đều là vì Đạo mà tới.

Trên đây là một chút cảm ngộ của tác giả về chữ “lai”, có điều gì thiếu sót mong mọi người từ bi góp ý.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145291

 



Ngày đăng: 11-07-2017

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.