Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (2)



Tác giả: Liên Lí Chi

[Chanhkien.org] Hán tự là văn tự có mang ý nghĩa bản nguyên. Để tạo ra ý nghĩa bản nguyên đó cần thông qua sự kết hợp của các bộ thủ, lại thông qua các yếu tố trên cả ba phương diện hình – âm – nghĩa mà biểu hiện ra. Đầu tiên chúng ta hãy cũng luận bàn về chữ “Tân” “新” trong chữ Hán.

Hàm nghĩa của “Tân” là chỉ cái mới, trong “mới cũ”, tuy nhiên đây lại là ý nghĩa mới được xuất hiện gần đây. Nếu chữ Hán đã có mang ý nghĩa bản nguyên, vậy ý nghĩa bản nguyên của chữ “Tân” là gì? Tại sao chữ “Tân” trong Hán tự lại được viết theo nghĩa “thân” (亲) cận với “cân” (斤 – đơn vị đo trọng lượng), “sùng bái cân” (崇尚斤) để thể hiện? Đạo lý ở đây là gì?

Chúng ta biết rằng, hiện nay đối với người Trung Quốc khi nhắc tới điều đang được coi là mới mẻ nhất, có tính phổ biến và quan trọng nhất thì người ta đều nghĩ đến cái mới trong khái niệm về một “Trung Quốc mới” (hay còn gọi là “Tân Trung Quốc”) do Trung Cộng đề xướng. Trung Cộng đem 5000 năm lịch sử Trung Hoa phân thành hai giai đoạn: Trước năm 1949 gọi là thời kỳ “Xã hội cũ”; sau năm 1949 gọi là “Xã hội mới” hay “Tân Trung Quốc”. Bởi vậy, cũng giống như khi nhắc đến ba chữ “Mạc tu hữu”(1) người ta liền liên tưởng ngay đến chuyện Tần Cối hãm hại Nhạc Phi, hiện giờ trong đầu của người Trung Quốc, khi nhắc đến chữ “Tân” này người ta sẽ lập tức liên tưởng đến cái “Tân” lớn nhất, quan trọng nhất là “Tân Trung Quốc”.

Chúng ta hãy xem dưới sự thống trị của Trung Cộng, “Tân Trung Quốc” trở nên như thế nào. Khái niệm “Tân Trung Quốc” gắn với một đặc trưng rất nổi bật, đó là chủ nghĩa duy vật. Thuyết giáo duy vật của Trung Cộng khiến toàn bộ xã hội trở nên “duy vật”: trong lịch sử từ xưa đến nay chưa từng xuất hiện hiện tượng: toàn bộ người dân bị dẫn động bởi một chính quyền, họ đều ôm mộng làm giàu nhanh sau một đêm, phát đại tài sau một đêm, đều muốn có thật nhiều thật nhiều của cải vật chất. Có thể nói “Tân Trung Quốc” chính là trạng thái toàn dân duy vật, “thân vật” (thân thiết, tôn sùng vật chất) một cách triệt để. Mà tất cả vật chất (物) chẳng phải đều có thể dùng cân (斤) để đo lường trọng lượng hay sao?. Vậy thì toàn thể xã hội duy vật, “thân vật”, chính là một xã hội “thân cân” (亲斤 – thân cận, gần gũi với vật chất – là những thứ vốn có thể cân đo đong đếm được), đây chính là “Tân” trong “Tân Trung Quốc” (một Trung Quốc “thân cân”, tôn sùng với vật chất). Bởi vậy chúng ta nhìn thấy rằng, dựa vào cách sử dụng các bộ thủ, thì ý nghĩa bản nguyên thực sự của Hán tự “Tân” chính là chỉ đặc trưng của một trạng thái xã hội tôn sùng vật chất dưới sự thống trị tư tưởng của chủ nghĩa duy vật do Trung Cộng khởi xướng. Đây chính là ý nghĩa bản nguyên thực sự của chữ “Tân” trong tiếng Hán. Cũng là nói rằng, Hán tự được tạo ra từ vài ngàn năm trước lại có thể thể hiện được “lịch sử hôm nay” – trạng thái đặc trưng của xã hội Trung Quốc. Thử nghĩ có thể thấy, bất kỳ một điều tân kỳ nào trên thế giới cũng không thể có được hàm nghĩa rộng lớn, nội hàm phong phú và ảnh tưởng to lớn như phạm trù của chữ “Tân” trong “Tân Trung Quốc”. Có nghĩa là, chỉ có “Tân Trung Quốc” mới thực sự phù hợp với “Tân”, ý nghĩa nguyên gốc của chữ “Tân” xác thực là dùng để chỉ “Tân Trung Quốc”.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng bàn về chữ “cách” (革), “hỏa” (火) và “nhạc” (嶽).

1. “Cách”

Từ xưa đến nay, dép là loại vật dụng mà ai ai cũng cần phải mang. Vậy thì tại sao chữ “hài” (鞋) trong tiếng Hán lại dùng chữ “cách” (革) trong từ “bì cách” (皮革) (2) (nghĩa là da thuộc trong công nghiệp) đây? Có phải chăng điều này cũng là thể hiện đặc trưng thời đại của lịch sử hôm nay? Chúng ta biết rằng, người tạo ra Hán tự là quan văn Thương Hiệt của Hoàng Đế vào mấy ngàn năm về trước. Ở vào thời điểm đó, con người chỉ mới biết đi dép bện cỏ, guốc gỗ, sau này mới biết làm ra giầy vải, cho đến khi con người biết dùng đến những đôi giầy da thuộc như thế này thì chỉ là trong vài chục năm trở lại đây. Có nghĩa là, dựa vào nghĩa của bộ thủ “cách”(革) của từ “hài” (鞋), thì điều mà nghĩa gốc nó để thể hiện là đặc trưng thời đại của lịch sử ngày hôm nay.

Không chỉ có vậy, từ “cách” còn thể hiện thêm một đặc trưng xã hội quan trọng trong hôm nay, đó là “cách” mệnh. Chúng ta biết rằng, để kiến lập lên “Tân Trung Quốc”, Trung Cộng là dựa vào “cách mệnh” để khởi nghiệp. Từ “cách mệnh” là từ được Trung Cộng sử dụng với tần suất cao nhất, đồng thời còn mang tính chính trị và tính phổ cập trong xã hội nhiều nhất và mạnh mẽ nhất. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại từ xưa đến nay, chưa bao giờ từ “cách mệnh” lại có sức ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và trong hầu hết các phương diện của đời sống con người như ngày hôm nay. Có nghĩa là, theo khái niệm “cách mệnh” của Trung Cộng thì từ “cách” đã thể hiện một đặc trưng xã hội nổi bật của thời đại “Tân Trung Quốc”.

Như vậy rõ rằng rằng: theo chữ “cách” hài (giầy da), “cách mệnh” thì chữ “cách” hiển lộ rõ đặc trưng thời đại của “Tân Trung Quốc” trong lịch sử ngày hôm nay.

2. Từ “hỏa” (火)

Chúng ta đều đã rất quen thuộc với từ “hỏa” rồi. Tuy nhiên, tại sai “hỏa” trong tiếng Hán lại dùng tượng hình với một con người (人) trong tư thế bị thiêu đốt đây? Kỳ thực, chữ “hỏa” cũng chính là ám chỉ một đặc trưng thời đại trong lịch sử hôm nay của “Tân Trung Quốc”.

Như chúng ta đã biết, từ khi Trung Cộng lên nắm quyền đã thi hành chính sách xưa nay chưa từng có, đó là: hỏa táng trên toàn quốc. Gần như người dân Trung Quốc nào sau khi chết cũng bị đem đi hỏa thiêu. Mỗi thành phố, quận huyện đều có lò hỏa thiêu. Ở Trung Quốc đại lục, mỗi ngày đều diễn ra cảnh tượng thiêu người ở lò hỏa thiêu, cũng chính là nói rằng: thiêu người cũng là một trong những đặc trưng xã hội quan trọng trong thời đại của “Tân Trung Quốc” hôm nay. Bởi vậy, điều mà chữ “hỏa” (火) trong tiếng Hán với ý tượng hình là một người đang bị thiêu đốt thể hiện, cũng là một đặc trưng của trạng thái xã hội của “Tân Trung Quốc” trong lịch sử hôm nay.

3. Chữ “nhạc” (嶽)

Đây là chữ “nhạc” trong “tam sơn ngũ nhạc” (2). Núi của Trung Quốc chia thành năm loại: đông, tây, nam, bắc, và khu vực trung tâm; mà “ngũ nhạc” (năm núi) chính là đại diện cho toàn bộ hệ thống núi non của Trung Quốc, đương nhiên cũng là đại diện cho mảnh đất mà người Trung Quốc đang sinh tồn tại đó. Hay nói cách khác là người dân Trung Quốc sống ở bên dưới “ngũ nhạc”. Vậy thì tại sao chữ “nhạc” này lại dùng cách viết bộ “ngục” (狱) bên dưới bộ “sơn” (山)? Kỳ thực, chữ “nhạc” (嶽) này cũng là thể hiện cho một đặc trưng thời đại của xã hội “Tân Trung Quốc”.

Ai cũng biết rằng, từ khi Trung Cộng giành được chính quyền cho đến nay, tại Trung Quốc nó đã thi hành một chính sách kiểm soát chặt chẽ chưa từng có trong lịch sử và chưa từng thấy ở đâu trên thế giới: kiểm soát tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, thắt chặt quyền tự do ra nước ngoài của công dân; cưỡng chế tẩy não toàn bộ người dân, ngay cả tư tưởng của con người nó cũng kiểm soát v.v. Kiểu kiểm soát này của Trung Cộng đã khiến Trung Quốc trở thành một kiểu nhà tù tập thể. Chữ “ngục” (獄) trong từ “ngục tù” (监獄) được viết bằng hai chữ “khuyển” (犬 – con chó) kẹp giữa một chữ “ngôn” (言 – ngôn luận), tại sao lại dùng cách biểu đạt như vậy để thể hiện ra chữ “ngục” (獄)? Chính là vì nó thể hiện trạng thái khống chế toàn bộ của Trung Cộng đối với tự do ngôn luận của người dân. Hàm nghĩa của chữ “ngục” (狱) được viết ra như vậy để nói với thế nhân hôm nay rằng: dưới sự giám sát của Trung Cộng, Trung Quốc đã trở thành một nhà tù khổng lồ. Điều này giải thích vì sao “nhạc” (嶽) của Trung Quốc lại dùng chữ “ngục” (狱) đặt dưới một chữ “sơn” (山).

Bởi vậy chúng ta thấy rằng, bất luận là chữ “tân” hay chữ “cách”, chữ “hỏa”, chữ “nhạc”,…thì hàm nghĩa nguyên gốc của nó đều là đứng từ các góc độ khác nhau mà biểu hiện trạng thái xã hội và những đặc trưng tiêu biểu của Trung Quốc ngày nay.

Thông qua việc luận bàn về các chữ bên trên, chúng ta nhận thấy rằng Hán tự có các nguyên tắc và quy luật tạo chữ cơ bản, đó là:

Thứ nhất, Hán tự bao hàm tất cả mọi điều trong đó. Cũng là nói rằng: bất kể một sự tình nào, không kể to nhỏ bao nhiêu đều nằm dưới sự bao hàm của một Hán tự tương ứng. Ví dụ từ “quốc” (國 – quốc gia), bất luận là đất nước to hay nhỏ, hay thậm chí là thế giới thiên quốc thì đều dùng chữ “quốc” (國 ) này để biểu thị, bởi thế cho nên chữ “quốc” mới được biểu thị bởi chữ “hoặc” vốn mang ý nghĩa là không xác định.

Thứ hai, khi tạo ra Hán tự, thì điều mà nghĩa nguyên gốc khi hình thành nên chữ biểu hiện là, những người, việc, đặc trưng trạng thái xã hội quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đối với toàn nhân loại, liên quan đến toàn thể nhân loại. Ví dụ như từ “tân”, “hỏa”,v.v.

Thứ ba, chúng ta có thể thấy, Hán tự là có tính xác lập về thời gian. Mặc dù đã được tạo ra từ vài ngàn năm trước, nhưng về nghĩa nguyên gốc khi hình thành chữ, thì không một Hán tự nào là không biểu thị trạng thái và đặc trưng xã hội hôm nay của nhân loại.

Tất cả mọi chữ Hán đều thống nhất với nguyên tắc tạo chữ và đặc trưng mệnh đề quy luật tạo chữ được trình bày phía trên. Nguyên nhân ở đây là gì? Tại sao một loại văn tự đã có hàng ngàn năm lịch sử lại có thể biểu đạt một cách chính xác trạng thái xã hội của giai đoạn lịch sử hôm nay?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244921

Chú thích

(1): Ba chữ Mạc tu hữu được lấy từ điển tích Nhạc Phi – Tần Cối đời nhà Tống. Nhạc Phi là danh tướng nhà Nam Tống. Tần Cối là gian thần, nhân danh vua Cao Tông, bắt hạ ngục Nhạc Phi rồi ngầm sai bọn ngục tốt giết chết. Có người hỏi Tần Cối rằng: “Nhạc Phi bị tội gì mà bị giết?”. Tần Cối đáp: “Mạc tu hữu” nghĩa là muốn giết thì giết, cần gì phải có tội! Từ đó ba chữ Mạc tu hữu (Cần gì phải có!) dùng để chỉ những bản án do bọn gian nhân đắc thế, dùng cường quyền giết người yêu nước.

(2) Riêng bản thân chữ 革 (cách) trong 皮革 (bì cách) cũng đã có nghĩa là da thuộc. Chữ “cách” này cũng là chữ cách trong cách mạng.

 



Ngày đăng: 27-09-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.