Nhị long hý châu (6): Đập Tam Hiệp (Phần 1)
Tác giả: Liên Lý Chi
[ChanhKien.org]
III. Đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp là một thảm họa hữu hình mà Trung Cộng tạo ra cho dân tộc Trung Hoa. Biểu hiện thực tế của sông Trường Giang đối với thảm hoạ này là: dùng đập Tam Hiệp để giải thích về bản chất, tính chất, lai lịch của Trung Cộng; lại dùng văn hóa truyền thống để giải thích đập Tam Hiệp là một thảm họa. Kết luận cho điều này đó là: Trung Cộng là thảm họa, là hiện thân của thảm họa. Trước tiên chúng ta hãy xem xét Tam Hiệp.
1. Tam Hiệp
Tam Hiệp nằm trên đoạn sông Xuyên Giang, trải dài từ Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Đoạn sông Trường Giang chảy qua Tam Hiệp, phía Tây bắt đầu từ thành phố Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, tỉnh Trùng Khánh, chảy về phía Đông đến Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, với tổng chiều dài là 193 km. Điểm đầu phía Tây của Tam Hiệp là Quỳ Môn (hay cổng Quỳ), đây là cửa lớn của Tam Hiệp, từ Quỳ Môn xuôi về phía Đông lần lượt là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, do đó mới gọi là Tam Hiệp. Tam Hiệp địa thế hiểm trở, cả hai bên bờ đều có vách đá dựng đứng màu nâu đỏ, sắc nhọn như dao cắt. Cái tên Tam Hiệp đã lột tả bản tính, tính chất, nguồn gốc chế độ độc tài của Trung Cộng. Chúng tôi sẽ tiến hành giải thích nội hàm từng cái tên của các địa danh Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp.
1.1. Quỳ Môn
Quỳ Môn là cửa lớn của Tam Hiệp. Trong văn hóa Trung Quốc, các loại cổng được gọi là cổng lớn có tác dụng: thể hiện {triển hiện} danh hiệu với bên ngoài, để biểu thị tư tưởng, thậm chí là dùng để biểu thị địa vị, thân phận của chủ nhân. Việc đặt tên Quỳ Môn cho cổng lớn của Tam Hiệp cũng có tác dụng như vậy. Quỳ Môn: là cái cổng bước vào của chế độ độc tài của Trung Cộng do Mao Trạch Đông đại biểu. Vì sao lại nói như thế?
Chữ Quỳ (夔) trong tiếng Hán có nghĩa là chỉ loài quái vật chỉ có một chân, là quái thú chỉ có một chân nửa giống rồng, nửa giống rắn. Chỉ có thể hiện dùng một chân để đứng, ngụ ý là độc tài, tức chỉ Trung Cộng chính là chính quyền độc tài do Mao thành lập. Con thú chỉ có độc một chân này vì sao lại nửa giống rồng nửa giống rắn? Đây là chỉ con giáp tuổi của Mao Trạch Đông, bởi vì Mao cầm tinh con rắn (sinh 1893, Quý Tỵ), mà ở Trung Quốc rắn còn được gọi là tiểu long; đồng thời, điều này cũng chỉ rõ bản chất của Trung Cộng là một con rắn, một con rồng đỏ. Trong Kinh Thánh – Khải Huyền đã nói: ác ma cuối cùng của loài người là con rắn lớn, là con rồng đỏ, là con thú, điều này thống nhất với hình tượng biểu hiện của Quỳ (con quái thú một chân) trong Quỳ Môn của Tam Hiệp, cũng như hình tượng (con rắn) của sông Trường Giang. Hơn nữa, cái chính quyền độc tài đỏ do Mao (tuổi rắn) thành lập ra, được sinh ra trong thổ nhưỡng đất đỏ của lưu vực sông Trường Giang. Vì vậy, giải thích nghĩa của chữ Quỳ trong Quỳ Môn chính là chỉ đến chính quyền độc tài của Trung Cộng mà Mao kiến lập.
Phần trên của chữ Quỳ (夔) gồm các bộ: bộ Thử (此), bộ Thủ (首), [và] bộ Tỵ (巳). Thủ có nghĩa là thủ lĩnh, nhắm chỉ thủ lĩnh đại diện cho Trung Cộng là Mao Trạch Đông; Tỵ trong 12 con giáp là con rắn, cũng gọi là tiểu long, Mao Trạch Đông tuổi rắn. Do vậy các bộ thủ “Thử, Thủ, Tỵ” cùng ghép lại với nhau thì có ý nghĩa là: đây là một thủ lĩnh cầm tinh con rắn, kiến lập nên một chính quyền độc tài mang bản tính của loài rắn độc. Phần dưới của chữ Quỳ (夔) có hai bộ là bộ Bát (八) và bộ Tri (夂). Bát là chỉ số tám, chỉ bát lộ [quân] của Trung Cộng, biểu trưng của chính quyền Trung Cộng là quân đội, phù hiệu trên lá cờ của quân đội Trung Cộng là “bát nhất” (ngày 1/8/1927 là ngày thành lập quân đội Trung Cộng); chữ Tri (夂) nghĩa từ sau đến, từ phía sau, điều này ngụ ý rằng: Mao Trạch Đông so với Viêm Đế là người đến sau.
Do đó, dù là giải thích theo nghĩa chữ Hán, hay giải thích theo nghĩa các bộ thủ, thì nội hàm của nó đều là chỉ Trung Cộng. Quỳ Môn: là cánh cổng bước vào của chế độ độc tài mang bản chất loài rắn do Mao Trạch Đông kiến lập. Một lý do nữa để chúng tôi nói rằng “Quỳ Môn” là cánh cửa của chính quyền độc tài Trung Cộng, là vì Trung Cộng đã biến Tam Hiệp thành cái hồ cá to lớn mà thế nhân đang nhìn chằm chằm vào —— Cù Đường Hiệp.
1.2. Cù Đường Hiệp
Từ Quỳ Môn về hướng Đông là Cù Đường Hiệp, đây là eo sông đầu tiên phía đầu nguồn của đập Tam Hiệp. Chữ Cù (瞿) trong Hán tự có nghĩa là mọi người đang nhìn chằm chằm, khiếp sợ mà nhìn vào; chữ Đường (塘) là cái hồ cá, do Trung Cộng xây đập chặn sông Trường Giang, vì xây đập Tam Hiệp mà đã biến sông Xuyên Giang vốn chảy xiết thành cái hồ cá cực lớn dài 600 km. Hiển nhiên, “Cù Đường” là chỉ đến hồ chứa nước Tam Hiệp do Trung Cộng xây dựng. Biểu hiện của nó trong ngày hôm nay đó là, đập nước Tam Hiệp đã trở thành tâm điểm theo dõi của cả thế giới.
Vậy thì tại sao mọi người lại lo lắng hoảng sợ nhìn vào cái hồ cá lớn hay hồ chứa nước Tam Hiệp này? Bởi vì bất cứ lúc nào đập Tam Hiệp đều có thể uy hiếp, đe dọa đến sự an toàn sinh mệnh của người dân ở ven hai bờ sông Trường Giang, dù là mưa to bão lũ, động đất, lở núi, hoặc bất kỳ một sự việc nào xảy ra, thì đều có thể làm cho hàng triệu sinh mệnh bị vùi lấp, đều có thể tạo thành đại kiếp nạn cho dân tộc Trung Hoa, vì vậy thật sự điều này rất đáng “hoảng sợ”. Hai bộ Mục (目– con mắt) của chữ Cù (瞿) ý để chỉ rằng rất nhiều con mắt đang nhìn chằm chằm vào đây; bộ Chuy (隹) ẩn ý cho chữ Nạn (难), mang ý nghĩa tai nạn. Trung Cộng dựa vào sự độc tài của chính quyền đã cho chặn dòng sông Trường Giang, xây dựng đập Tam Hiệp, biến sông Xuyên Giang của Tam Hiệp thành một hồ cá lớn. Vậy nên chữ Quỳ giải thích cho bản tính của chính quyền độc tài mang bản chất của con rắn Trung Cộng, mà Cù Đường là thể hiện mối quan tâm lo lắng của con người về sự an toàn của đập Tam Hiệp. Nếu Quỳ Môn là cổng lớn vào Tam Hiệp, chỉ cánh cổng của chính quyền độc tài, vậy thì vai trò lịch sử của Tam Hiệp chính là tượng trưng và đại biểu cho Trung Cộng.
Vậy cái chính quyền nửa rắn, nửa rồng của Trung Cộng này, rốt cuộc là một tổ chức như thế nào? Chúng tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo khi nói đến Vu Hiệp. Vu Hiệp chính là chỉ rằng: Trung Cộng là vu giáo.
1.3. Vu Hiệp
Vu Hiệp là hiệp trung (hay hiệp ở giữa – eo sông ở giữa) của Tam Hiệp, trải dài từ huyện Vu Sơn tỉnh Trùng Khánh đến huyện Ba Đông tỉnh Hồ Bắc. Toàn bộ Tam Hiệp đều thuộc về dãy núi Vu Sơn, vì vậy Vu (巫) chính là trung tâm và trọng tâm của Tam Hiệp. Vu là vu thuật, vu giáo, đây là chỉ bản chất của Trung Cộng. Chữ Ba (巴) trong tên huyện Ba Đông là chỉ con rắn to, hay đại xà, nó phù hợp với chữ Tỵ (巳) – con rắn trong chữ Quỳ (夔) của Quỳ Môn, điều này là chỉ rằng bản tính của Trung Cộng là con rắn lớn. Tên gọi huyện Ba Đông có nghĩa là: chỉ con rắn lớn đi đến phương Đông, là con rắn từ phương Tây đến phương Đông, là do Trung Cộng đi theo tư tưởng Mác của phương Tây.
Ý nghĩa bộ thủ của chữ Vu (巫), cũng là biểu hiện của Trung Cộng. Bởi vì chữ Vu (巫) là do chữ Công (工) và hai chữ Nhân (人) tạo thành. “Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân”, đây là điều mà Trung Cộng tự nói về mình. Chúng ta thấy, chữ Giang (江) trong Trường Giang có chữ Công (工); mà chữ Vu trong “vu giáo” cũng có chữ Công (工); mà chữ Hồng (红) – chỉ màu đỏ, biểu trưng cho Trung Cộng cũng có chữ Công (工) ở trong đó. Trên thực tế, nghĩa gốc nội hàm của chữ Công (工) cũng chính là bao hàm ý tứ dùng công nhân để chỉ cho Trung Cộng. Vì thế chữ Vu trong từ “vu giáo” sử dụng chữ Công và chữ Nhân để biểu hiện bản chất của tổ chức Trung Cộng ——- một tổ chức vu giáo lớn nhất trên thế giới.
Nói Trung Cộng là vu giáo, tuyệt nhiên không chỉ là nói về hình thức. Bởi vì Trung Cộng có tổ chức và hệ thống lý luận tương tự một tôn giáo. Ví dụ, Trung Cộng có một mục tiêu rõ ràng là tạo nên thiên đường chủ nghĩa cộng sản ở nhân gian; giáo lý của Trung Cộng là chủ nghĩa Mác Lê-nin và điều lệ đảng; Trung Cộng có giáo quy chặt chẽ là nội quy đảng; Trung Cộng có rất nhiều giáo đường là các trường đảng (kể cả các phòng họp đảng, được trang trí như lễ đường của giáo phái Trung Cộng, có treo ảnh lãnh tụ, treo cờ đảng, nhạc chào cờ theo nghi thức tôn giáo… có ở tất cả các cấp địa phương, các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…); Trung Cộng phân chia rất nhiều đảng viên ở các đẳng cấp được phân chia rất rõ ràng; Trung Cộng lôi kéo mạnh tín đồ với số lượng lớn, với số đảng viên, đoàn viên rất lớn; v.v. Vì vậy Trung Cộng thực sự là một loại tôn giáo không hơn không kém, hơn nữa còn là vu giáo mang bản tính của con rắn.
Trung Cộng thực sự biểu hiện mình là vu giáo không chỉ ở mặt hình thức, mà ở mặt hành vi, nó cũng mang những đặc điểm điển hình của vu giáo. Tất cả những người gia nhập các tổ chức Trung Cộng (đảng, đoàn, đội) đều phải thực hiện nghi thức giơ nắm tay thề độc trước lá cờ máu: thề rằng sẽ dâng hiến cuộc đời của mình cho Trung Cộng; tất cả các thành viên của tổ chức Trung Cộng chỉ có thể vào chứ không được ra, nếu không sẽ bị đảng trừng phạt; tất cả những người gia nhập các tổ chức Trung Cộng không được có bất kỳ một tư tưởng riêng nào của bản thân mình, không thể nói bất cứ điều gì trái với đảng, ngay cả đối với những việc lớn như xây dựng đập Tam Hiệp cũng không được nói, nếu không thì chính là không cùng hội với Trung Cộng. Những điều đó chẳng phải là vu giáo và tà giáo điển hình sao?
Vậy nên, Trung Cộng là một vu giáo thực sự, hơn nữa còn là một tà giáo đích thực. Trung Cộng đã là một vu giáo, là một tổ chức tà linh, vậy thì rốt cuộc tà linh Trung Cộng này từ đâu đến? Tây Lăng Hiệp sẽ nói rõ Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây. Chúng ta sẽ cùng bàn luận về Tây Lăng Hiệp.
1.4. Tây Lăng Hiệp
Chữ Tây là chỉ phương Tây; chữ Lăng là chỉ lăng mộ, đương nhiên nó chỉ âm linh. Do đó hàm nghĩa của tên gọi “Tây Lăng Hiệp” là chỉ bóng ma đến từ phương Tây. Chủ đề của Tam Hiệp chính là dùng để thể hiện Trung Cộng, do vậy bóng ma đến từ phương Tây mà Tây Lăng Hiệp tượng trưng, đích thị là chỉ Trung Cộng. Cũng giống như tên gọi của huyện Ba Đông, là chỉ rằng con rắn từ phương Tây đến phương Đông, hay bóng ma đến từ phương Tây.
Thủy tổ của Trung Cộng là Các Mác ở phương Tây. Trong mở đầu của Tuyên ngôn Cộng sản, Mác đã nói: “Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu – Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản”. Mác coi chủ nghĩa cộng sản như là một bóng ma, kỳ thực ở đằng sau chủ nghĩa cộng sản xác thực là một bóng ma, nó chính là con rắn lớn, con rồng đỏ, con thú được nói trong Kinh Khải Huyền, cũng chính con thú một chân nửa rắn nửa rồng (Quỳ) được chỉ đến trong Quỳ Môn của Tam Hiệp. Văn hóa lịch sử của phương Đông và phương Tây đều có những điểm kỳ lạ, nguyên nhân là: Trung Cộng chính là tà ác cuối cùng của nhân loại đã được đề cập đến trong Kinh Khải Huyền [1]. Cho nên, tên gọi của Tây Lăng Hiệp biểu thị rằng: Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây. Tam Hiệp có Quỷ Thành ở huyện Phong Đô rất nổi tiếng, “Quỷ Thành của Phong Đô” thực ra là để nói rõ hơn việc Trung Cộng chính là tà linh vu giáo, tức là từ một ý nghĩa khác mà nói, Quỷ Thành ở Phong Đô chính là biểu hiện và tượng trưng cho Tam Hiệp và Trung Cộng.
Tam Hiệp nằm ở đoạn Xuyên Giang của Trường Giang, từ Nghi Tân đến Nghi Xương, dài khoảng 600 km. Tên gọi của Nghi Tân và Nghi Xương đều có chữ Nghi (宜), chữ Nghi trong từ “thích nghi”, chỉ rằng lưu vực sông Trường Giang là nơi cực kỳ thích hợp cho bóng ma đến từ phương Tây dừng chân trú ngụ. Chữ Tân (宾) trong từ Nghi Tân là chỉ người khách, chỉ vị khách – bóng ma ấy đến từ phương Tây. Chữ Xương (昌) trong từ Nghi Xương là hưng thịnh phát đạt, chỉ rằng đây là nơi rất thích hợp để vị khách là bóng ma Trung Cộng hưng thịnh phát đạt.
Biểu hiện của việc này là tỉnh Giang Tây bên bờ sông Trường Giang gọi tắt là Cán. Chủ đề của Giang Tây là thể hiện tín ngưỡng của Trung Cộng, tức là chủ nghĩa Mác ở phương Tây. Trong từ Giang Tây thì chữ Giang chỉ sông Trường Giang, tức là con rắn lớn Trung Cộng; chữ Tây là chỉ phương Tây, tức là bóng ma chủ nghĩa cộng sản của Mác. Ý nghĩa của cái tên Giang Tây chính là: Trung Cộng tín phụng bóng ma đến từ phương Tây của Mác. Chữ Cán (赣) được cấu tạo từ các bộ thủ là: bộ Chương (章), bộ Tuy (夂), bộ Công (工) và bộ Bối (贝). Chương (章), có nghĩa là điều lệ, chỉ đến tuyên ngôn đảng cộng sản của Mác, được nêu trong điều lệ đảng của Trung Cộng; chữ Tuy (夂) trong tiếng Hán nghĩa là đến sau, cũng có nghĩa sau này (liên quan hậu duệ của Viêm Đế), là chỉ việc Trung Cộng được truyền từ phương Tây đến; chữ Công (工) là chỉ Trung Cộng, vì “Đảng Cộng sản Trung Quốc là đội quân tiên phong với nòng cốt là giai cấp công nhân”; chữ Bối (贝) nghĩa là bảo bối. Vậy thì, ý nghĩa nội hàm của chữ Cán chính là: Trung Cộng coi tuyên ngôn đảng cộng sản của Mác là bảo bối.
Có thể thấy rằng thông qua hàm nghĩa tên gọi của Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, thì Tam Hiệp của Trường Giang tiết lộ toàn diện bản tính của chế độ độc tài Trung Cộng, rằng đó đích thị là một tổ chức tà linh; tiết lộ bản chất của chế độ độc tài Trung Cộng là vu giáo; tiết lộ lai lịch linh hồn của Trung Cộng chính là bóng ma đến từ phương Tây. Cũng chính là nói, Tam Hiệp là thể hiện tượng trưng của chính quyền độc tài Trung Cộng. Đây là chủ đề của Tam Hiệp.
(Còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261049
[1] Mời xem thêm: https://chanhkien.org/2011/04/mot-vai-hieu-biet-ve-sach-khai-huyen.html: Trong “Khải Huyền 12: 3” nói rằng “có một con rồng lớn màu đỏ”; “Khải Huyền 12: 9” cũng viết: “Con rồng lớn là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và nó cũng được gọi là Satan. Nó mê hoặc cả thế giới”
Ngày đăng: 29-05-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.