Nhị long hý châu (2): Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ (Phần 1)



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

I. Văn hóa Hoàng long màu vàng, văn hóa Xích long màu đỏ

Từ trên cao nhìn xuống lãnh thổ Trung Quốc, chỉ thấy trên vùng đất Trung Hoa có hai con sông lớn nằm trọn trong đó là sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng long mạch, phân ra làm long mạch của núi và long mạch của sông, vậy thì hiển nhiên rằng, Hoàng Hà và Trường Giang là hai dòng long mạch, hai dòng thủy long của dân tộc Trung Hoa. Hai dòng long mạch này cũng giống như những huyết mạch văn hóa, là kiến chứng và ghi chép truyền thừa văn hóa dân tộc qua các thế hệ người Trung Quốc, là một thể hiện mang tính hình tượng cho văn hóa lịch sử của dân tộc Trung Hoa.

Hoàng Hà và Trường Giang là thể hiện hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau. Sông Hoàng Hà vì sao gọi là hà? Sông Trường Giang vì sao gọi là giang? Hơn nữa, chỉ có tại Trung Quốc thì từ “giang” mới được dùng để làm định danh cho các con sông. Điều này nói rõ một điều rằng: nội hàm văn hóa của Hoàng Hà và Trường Giang là khác biệt, không giống nhau. Nếu Hoàng Hà và Trường Giang là hai con rồng, nếu văn hóa rồng của Trung Hoa là văn hóa “Nhị long”, vậy thì Hoàng Hà, Trường Giang cũng là thể hiện mang tính hình tượng của hai loại văn hóa rồng khác nhau của dân tộc Trung Hoa. Đó chính là hàm ý của từ “Nhị long”.

Vì ý nghĩa đó nên hàm nghĩa của “hý châu” chính là: lịch sử giống như một vở kịch lớn, hai nền văn hóa khác nhau đại diện cho hai con rồng – sông Hoàng Hà và sông Trường Giang liên tục thay nhau trình diễn trên vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, đây là biểu hiện và giao phong [đối đầu] của hai loại văn hóa khác nhau, liên tục thu hút sự chú ý của con người thế gian. Đây chính là nội hàm của “hý châu” (từ “hý” – 戏 trong tiếng Hán có nghĩa là nô đùa, bỡn cợt).

Vậy nên nội hàm của “Nhị long hý châu” chính là chỉ vũ đài lịch sử của dân tộc Trung Hoa, luôn luôn có hai con rồng khác nhau: Rồng Hoàng Hà và Rồng Trường Giang, tức là từ xưa tới nay vẫn luôn có có hai loại văn hóa có tính chất khác nhau được truyền thừa trong văn hoá của dân tộc Trung hoa; con người trong các thời đại đều có tiếp xúc với hai loại văn hóa có tính chất khác nhau này. Hoàng Hà được gọi là hà, Trường Giang được gọi là giang; dân tộc Trung Hoa có hai vị tổ tiên là Hoàng Đế và Viêm Đế; trong quan niệm tư tưởng của con người từ cổ xưa đến nay đều đặt định văn hóa phân biệt thế nào là người tốt, thế nào là người xấu; Đạo gia nói về âm dương; Phật gia nói về thiện ác. Những điều trên, thực tế đều quy về một mối, đều là thể hiện của hai loại văn hóa có đặc tính khác nhau. Bộ phận bên dưới của chữ Văn “文” – “乄” trong từ “văn hóa” [với hai nét chéo nhau] cũng chính là thể hiện sự đối đầu của hai loại văn hóa này.

Vậy thì sông Hoàng Hà và sông Trường Giang tượng trưng cho hai con rồng khác nhau như thế nào? Hai con rồng này đại biểu và thể hiện cho hai loại văn hóa khác nhau như thế nào? Lịch sử đặt định, truyền thừa hai loại văn hóa khác nhau này là có dụng ý gì? Việc phân biệt và nhận thức về hai loại văn hóa khác nhau này có ý nghĩa thực tế như thế nào đối với chúng ta hôm nay? Đây chính là nội dung mà bài viết cần đàm luận và giải đáp.

Để làm rõ nội hàm văn hóa của Trường Giang và Hoàng Hà, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ hai con rồng Trường Giang và Hoàng Hà khác nhau như thế nào. Vậy nên, trước tiên chúng ta hãy cùng nói về hình dạng của sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

1. Rồng vàng Hoàng Hà

Hoàng Hà là Thiên Long. Hoàng Hà còn được gọi là Địa thượng hà (là sông trên mặt đất), hay Huyền hà (1) tức là dòng sông treo lơ lửng, cách ly khỏi mặt đất; sông Hoàng Hà dài hơn 5.000 km, có hình dạng tựa như chữ kỷ (几) khổng lồ. Vì vậy, sông Hoàng Hà có hình dạng như một con rồng khổng lồ bay lượn từ tây về đông – đó chính là Rồng Hoàng Hà.

Nếu như chúng ta coi Hoàng Hà như một con rồng, vậy thì biển Bột Hải chính là miệng rồng, bán đảo Sơn Đông vừa hay lại đúng như hàm dưới của miệng rồng. Nhìn vào cửa sông Hoàng Hà nơi đổ ra biển, chúng ta thấy Bột Hải giống như miệng Rồng Hoàng Hà đang mở ra, ven biển Bột Hải có thị trấn Long Khẩu (miệng rồng) thuộc huyện Yên Đài, tỉnh Sơn Đông; tỉnh Liêu Ninh (một tỉnh trong vành đai Bột Hải) có thị trấn Doanh Khẩu, còn có Lữ Thuận Khẩu; tại thị trấn Long Khẩu thuộc bán đảo Sơn Đông còn có đảo Long Tu của địa cấp Uy Hải; phía tây của biển Bột Hải là Thiên Tân, nước biển Bột Hải giống như nước bọt từ miệng rồng, vì đây là nước bọt của Thiên Long nên gọi là Thiên Tân (lấy chữ Tân 津 trong “Tân dịch”, nghĩa là nước bọt ghép với chữ Thiên 天 trong từ “Thiên Long”). Vì vậy chúng ta thấy được rằng, từ hình dạng của Bột Hải và bán đảo Sơn Đông, cho đến các địa danh khác được bố trí ở ven biển Bột Hải, cũng như các vùng xung quanh biển Bột Hải đều có liên quan mật thiết với miệng rồng.

Từ cửa sông Hoàng Hà đi về phía tây: có thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, nơi đây có địa danh Long Môn rất nổi tiếng, câu nói “Cá chép vượt Long Môn” chính là chỉ nơi này; thị trấn Đại Đồng tỉnh Sơn Tây nằm ở bờ đông sông Hoàng Hà có hang đá Vân Cương nổi tiếng, đây là lấy mây (chữ vân 云 trong Vân Cương) để tượng trưng cho bầu trời. Vì vậy chúng ta nhìn thấy được vai trò mà lịch sử đã giao phó cho sông Hoàng Hà chính là một con rồng, hơn nữa là một con rồng bay lượn trên không trung, bay lượn trên mây.

Sông Hoàng Hà là tượng trưng cho văn minh màu vàng. Sông Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của dân tộc Trung Hoa, là nơi nuôi dưỡng dân tộc Hoa Hạ, Hoàng Hà còn là nơi ghi lại lịch sử tiếp nối, phát triển, truyền thừa của lịch sử văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Thời tiền sử có Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch; thời thượng cổ có Hoàng Đế, Viêm Đế; trong hàng nghìn năm lịch sử các triều đại, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho đến nay, tất cả những sự kiện trong vở kịch lịch sử vĩ đại hào hùng đó đều luôn luôn đặt trung tâm của vở kịch ở lưu vực sông Hoàng Hà. Vì vậy sông Hoàng Hà là nơi ghi chép lịch sử của dân tộc Trung Hoa, là thể hiện tượng trưng cho văn hóa màu vàng.

Hoàng Hà là rồng vàng, là văn hóa truyền thống, là tượng trưng của văn hóa chính thống. Lưu vực sông Hoàng Hà là đất hoàng thổ (đất đỏ bazan, đất vàng); tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ có Hiên Viên Hoàng Đế; dân tộc Hoa Hạ được nuôi dưỡng bởi nước sông Hoàng Hà là người da vàng. Vì vậy Rồng Hoàng Hà cũng chính là rồng vàng, văn minh Trung Hoa tượng trưng bởi Rồng Hoàng Hà cũng chính là văn minh màu vàng. Văn hóa 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa đã đặt định nền văn minh màu vàng, văn minh màu vàng chính là nền văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa. Mạch chính của văn minh màu vàng khởi nguồn từ Hiên Viên Hoàng Đế, thể hiện hữu hình của long mạch này là sông Hoàng Hà, là Rồng Hoàng Hà. Vì vậy, Hoàng Hà là thể hiện tượng trưng cho văn hóa rồng vàng, là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa.

Vì sao nói văn hóa rồng vàng là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa? Bởi vì tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ tuy rằng là hai vị đế là Hoàng Đế và Viêm Đế, nhưng sự thật lịch sử là: Hoàng Đế đã thu phục Viêm Đế hay lịch sử đã tuyển chọn Hoàng Đế. Vì vậy chúng ta thấy, biểu tượng truyền thừa của văn hóa Trung Hoa là Hoàng Đế, long bào của các hoàng đế mặc là hoàng bào, văn hóa lịch sử 5.000 năm của Trung quốc đều là văn hóa đế vương đại biểu bởi các hoàng đế, mà màu sắc đại biểu của văn hóa này là màu vàng.

Do đó, văn minh Hoa Hạ là văn minh màu vàng, là văn hóa rồng vàng được biểu trưng bằng sông Hoàng Hà, là văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa, là văn hóa chính thống. Đây chính là vai trò lịch sử của Rồng Hoàng Hà: là thể hiện tượng trưng của văn minh màu vàng, đại biểu là văn hóa chính thống của Trung Hoa, là văn hóa chính thống.

Chú thích:

(1): Huyền hà: gọi là sông treo là vì hai bên bờ sông có đê, phù sa bồi đắp hàng năm làm cho lòng sông cao hơn các thành phố làng mạc ở hai bên, nhìn từ xa như là sông treo trên đất.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261047



Ngày đăng: 30-12-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.