Nhị long hý châu (4): Trường Giang (Phần 1)
Tác giả: Liên Lý Chi
[ChanhKien.org]
II. Trường Giang
Sông Trường Giang còn gọi là Thiên Tiệm (rãnh trời), Cửu Phái, Dương Tử Giang. Sông Trường Giang xuất phát từ cao nguyên Thanh Tạng đến Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc là thượng lưu; đoạn từ Nghi Xương, Hồ Bắc đến Hồ Khẩu thuộc Giang Tây là trung lưu; đoạn từ Hồ Khẩu, Giang Tây đến Thượng Hải nhập vào cửa biển là hạ lưu. Dù xét từ góc độ cảnh quan hay văn hóa lịch sử, thì trung tâm {trọng tâm} của sông Trường Giang đều nằm tại Tam Hiệp. Tam Hiệp cũng là trọng điểm được diễn giải trong phần này. Nếu nói Trường Giang là đại biểu của văn hóa rồng đỏ, thì biểu hiện lịch sử của nó là văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế; còn biểu hiện thực tế của nó là văn hóa đảng đỏ của Trung cộng.
Như đã nói ở phần trước, sông Trường Giang là mạch kế thừa văn hóa Xích long màu đỏ của Viêm Đế, nhưng mà văn hóa rồng đỏ màu đỏ này là văn hóa phụ của dân tộc Trung Hoa. Trên thực tế, đá sa thạch đỏ của sông Trường Giang không chỉ khắc ghi văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế, mà trong lịch sử ngày nay, mảnh đất màu đỏ này còn thai nghén ra văn hóa đảng màu đỏ của Trung cộng ngày càng xấu xa và đã đi theo con đường tà ác. Những thương tổn mà văn hóa đảng đỏ của Trung cộng đã gây ra cho dân tộc Trung Hoa còn thảm khốc hơn nhiều lần trận đại hồng thủy do Cộng Công đã tạo ra trong lịch sử. Đây là kết luận được đúc rút từ lịch sử, từ việc triển hiện của lịch sử đã qua.
1. Văn hóa phụ màu đỏ của Viêm Đế
Biểu hiện lịch sử của sông Trường Giang là: văn hóa rồng đỏ của Viêm Đế, đó là văn hóa phụ. Vậy phải lý giải và nhận thức về văn hóa phụ rồng đỏ mà Viêm Đế đại biểu như thế nào? Cả Hoàng Đế và Viêm Đế đồng thời xuất hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó thế lực của bộ lạc Hoàng Đế không ngừng lớn mạnh, Hoàng Đế đã trở thành thủ lĩnh của lưu vực sông Hoàng Hà. Vì thế Viêm Đế rất không phục, “nộ hỏa thăng đằng” – nóng giận khởi phát (viêm 炎 – tức là nóng), quyết ý tranh đoạt ngôi đế với Hoàng Đế, vì vậy Viêm Đế đã phát động cuộc chiến tranh với Hoàng Đế. Kết cục cuối cùng là Viêm Đế bị Hoàng Đế đánh bại, thế lực tàn dư của Viêm Đế dần dần đi đến lưu vực sông Trường Giang và ngụ ở phía nam của dòng sông này. Đây là tường thuật khái quát về cuộc tranh giành ngôi đế giữa Hoàng Đế và Viêm Đế trong lịch sử.
Cộng Công là hậu duệ của Viêm Đế (cháu năm đời của Viêm Đế), vì tranh ngôi đế thất bại, đã tức giận húc đổ núi Bất Chu, gây ra thiên tai đại hồng thủy lớn nhất trong lịch sử dân tộc Hoa Hạ, do đó trong lịch sử mới ghi lại chuyện Đại Vũ trị thủy. Cộng Công có hai đại thần nổi tiếng xấu xa là Tương Liễu và Phù Du. Tương Liễu mang hình dạng thân rắn có chín đầu người, rất giỏi tạo ra lũ lụt; năng lực của Phù Du là tà thuật lừa dối, mê hoặc nhân tâm. Theo lịch sử ghi chép, đa số hậu duệ của Viêm Đế đều là hung thần ác sát chuyên làm những việc xấu xa bại hoại.
Dựa trên những phân tích trên, chúng ta có thể tổng kết một cách khái quát về văn hóa phụ rồng đỏ của Viêm Đế. Chữ Viêm (炎) trong tên của Viêm Đế là do hai chữ hỏa (火) đặt chồng lên nhau, chữ Viêm này đại biểu cho văn hóa phụ diện của nhân loại, văn hóa phụ diện này biểu hiện ra là: phát hỏa nổi cáu, tức giận, thù hận, phục thù trả thù, ghen ghét đố kỵ, lừa dối, giả tạo, nói dối, mạ lỵ người, dâm loạn, phá hoại, bạo lực, sát hại, ăn cướp, chiếm đoạt v.v…, tóm lại có thể khái quát là “giả, ác, đấu” mất đi lý trí. Đó là văn hóa phụ diện của nhân loại, là văn hóa ở trạng thái mang bệnh, giống như người có bệnh, biểu hiện của họ lúc đó là phát “viêm”. Đó là đạo lý tại sao văn hóa phụ diện mà “Viêm” (炎) Đế đại biểu lại dùng hai chữ hỏa (火) đặt chồng lên nhau để tạo hình.
Viêm Đế bản thân là một người khai mở lịch sử, ông đã là “tấm gương đầu tiên” về người đố kỵ, đoạt quyền, tranh đấu, phá hoại, sát nhân. Chúng ta biết rằng, cháu của Viêm Đế là Cộng Công chính là người gây thảm họa đại hồng thủy cho dân tộc Hoa Hạ trong lịch sử. Là do Cộng Công tức giận húc đầu vào núi Bất Chu ở phía tây bắc, tạo thành tai nạn gần như xóa sổ dân tộc Hoa Hạ. Rõ ràng Cộng Công là người phá hoại thế giới, là đại diện của người tạo ra tai họa.
Dựa trên sự phân tích từ những sự tích lịch sử về Cộng Công và Viêm Đế được lưu truyền rộng rãi mà nhiều người biết, chúng ta có thể thấy được biểu hiện chủ yếu của Viêm Đế và các hậu duệ của ông ta là: đấu đá nội bộ, tôn sùng bạo lực, giỏi nhất là khả năng mê hoặc lòng người (lừa dối), phá hoại trật tự, tạo ra các tai nạn thảm khốc… Tuy rằng chiến tranh giữa các bộ lạc trong thời đại Hoàng Đế và Viêm Đế là bình thường, nhưng từ quan điểm đặt định văn hóa trong lịch sử thì lịch sử coi những quan niệm và hành vi của họ tộc Viêm Đế là bất chính, chính là nói những “gen” văn hóa do Viêm Đế đại biểu này không phải là văn hóa chính thống của nhân loại, mà là văn hóa phụ diện. Chúng tôi phát hiện một hiện tượng rất thú vị và cũng rất quan trọng đó là: Viêm Đế mang hình tượng thân người đầu bò, Cộng Công mang hình tượng là mặt người thân rắn tóc đỏ son, Tương Liễu là thân rắn chín đầu, Phù Du là hung thần ác sát, Thần lửa Chúc Dung của gia tộc Viêm Đế cũng là “Chúc Dung phương nam có hình tượng mặt người thân thú” được miêu tả trong Sơn Hải Kinh, chương Hải ngoại nam kinh. Vậy thì chúng ta không thể không đặt câu hỏi: vì sao mà hình tượng của Viêm Đế và các hậu duệ đều là biểu hiện của thú vật, mà lại không phải là hình tượng con người hoàn chỉnh?
Kỳ thực đây chính là dụng ý của lịch sử: gia tộc Viêm Đế là “ngưu quỷ xà thần” 牛鬼蛇神 (đầu trâu mặt ngựa), văn hóa rồng đỏ do Viêm Đế đại biểu không phải là văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa, văn hóa này có bộ phận khá thú tính, hoặc chính là có biểu hiện thú tính, không phải là những thứ mà con người nên có. Màu sắc đại diện cho văn hóa phụ mang theo thú tính do Viêm Đế đại biểu này là màu hồng và màu đỏ. Bởi vì Viêm Đế còn được gọi là Xích Đế (Xích là chỉ màu đỏ). Đây là điều chúng ta nhìn thấy được, vì sao sau khi thua Hoàng Đế gia tộc Viêm Đế lại đến lưu vực sông Trường Giang: bởi vì lưu vực sông Trường Giang là thổ nhưỡng màu đỏ; lưu vực sông Trường Giang được đặt định cho văn hóa thú tính (rắn), là văn hóa phù thủy, tà thuật, bất chính. Đây là vùng đất thích hợp cho gia tộc Viêm Đế cư ngụ.
Vì vậy chúng ta thấy rằng, sự phân bố văn hóa của nền văn minh Trung Hoa là: lưu vực sông Hoàng Hà biểu hiện bằng màu vàng là đại biểu cho văn hóa chính thống và văn hóa chính của nhân loại; còn lưu vực sông Trường Giang biểu hiện bằng màu đỏ là đại biểu văn hóa phụ diện, văn hóa phi chính thống. Đây là sự sắp đặt của lịch sử cho nền văn hóa của Trung Hoa.
(Còn tiếp)
Ngày đăng: 03-02-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.