Nhị long hí châu (5): Trường Giang (Phần 2)



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

2. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng

Sông Trường Giang là biểu hiện thực tế của văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Người ta thường nói đất nào trồng ra cây ấy. Lịch sử đến ngày hôm nay, như chúng ta thấy, thổ nhưỡng màu đỏ ở lưu vực sông Trường Giang là nơi nuôi dưỡng và phát sinh ra văn hóa đảng và chính quyền đỏ của Trung Cộng.

Chúng ta đều biết, sự kiện đánh dấu Đại hội Đảng lần thứ nhất của Trung Cộng là cuộc tụ họp [của một số đảng viên Trung Cộng] trên chiếc thuyền màu đỏ ở Thượng Hải (ngày 23 tháng 7 năm 1921); ngoài ra, địa danh Thụy Kim thuộc tỉnh Giang Tây là căn cứ địa đỏ quan trọng nhất trong thời kỳ đầu của Trung Cộng; hơn nữa còn có cuộc khởi nghĩa Nam Xương (tỉnh Giang Tây) xảy ra vào ngày 1-8-1927 tượng trưng cho chính quyền đỏ của Trung Cộng; còn có sự kiện “tinh thần Hồng Nham” ở Trùng khánh (Ở Trùng Khánh có tòa nhà tưởng niệm cách mạng Hồng Nham, là một địa điểm ngoại giao quan trọng của Trung Cộng) v.v. và còn không ít dẫn chứng khác nữa. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn phát hiện ra rằng các nhân vật đứng đầu của Trung Cộng như Mao Trạch Đông (người Hồ Nam), Lưu Thiếu Kỳ (người Hồ Nam), Chu Đức (người Tứ Xuyên), Chu Ân Lai (người Giang Tô), Đặng Tiểu Bình (người Tứ Xuyên), Giang Trạch Dân (người Giang Tô), Hồ Cẩm Đào (người An Huy) v.v. đều là người ở miền đất màu đỏ này của lưu vực sông Trường Giang. Tập Cận Bình tuy gốc gác ở Thiểm Tây, nhưng Tập lại đi lên từ Triết Giang và Thượng Hải, đó đều là vùng thuộc lưu vực sông Trường Giang (Tập làm bí thư tỉnh Triết Giang trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, bí thư thành ủy Thượng Hải năm 2007, sau đó năm 2008 nhậm chức phó chủ tịch nước Trung Quốc). Nghĩa là, miền đất màu đỏ ở lưu vực sông Trường Giang là nơi thai nghén ra văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng, sản sinh ra chính quyền đỏ Trung Cộng.

Chúng ta đều biết rằng, lực đồng hóa của dân tộc Trung Hoa là rất mạnh, vậy mà chủ nghĩa cộng sản của Mark sản sinh ra từ phương tây, lại có thể cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc tại phương đông, đây là chuyện duy nhất xuất hiện trong lịch sử 5000 năm của dân tộc Trung Hoa. Đây là vì sao vậy? Nguyên nhân là ở Trung Quốc có thổ nhưỡng thích hợp cho lý tưởng chủ nghĩa cộng sản cắm rễ và phát triển. Mao Trạch Đông vốn là người tuổi rắn, Mao đã tạo ra văn hóa tà đảng biến dị, bệnh tật, không bình thường. Hơn nữa, thổ nhưỡng của Trường Giang lại phù hợp cho lý tưởng chủ nghĩa cộng sản cắm rễ, phù hợp để nuôi dưỡng tư tưởng Mao.

Bởi vì lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là “phá bỏ thế giới cũ, kiến lập một thế giới mới đại đồng”. Do vậy chúng ta thấy, trong gần 100 năm qua từ khi Trung Cộng thành lập, nó toàn làm những điều như: đầu độc nhân tâm, tôn sùng bạo lực, đấu đá nội bộ, giết người tàn nhẫn, phá hoại trật tự, vũ trang đoạt quyền, tự tạo tai nạn thảm họa v.v.. Chúng ta có thể khái quát văn hóa đảng Trung Cộng bằng ba chữ là “ giả, ác, đấu”, đây là nòng cốt của văn hóa đảng màu đỏ Trung Cộng.

Trong chữ “Cộng Công” thì chữ “Cộng” (共) là chỉ “Trung Cộng”; chữ “Công” (工) là chỉ “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tiên phong của giai cấp “công” nhân. Xưa kia Cộng Công tức giận húc đầu vào núi Bất Chu, tạo nên Đại Hồng Thủy gây tai nạn làm nhấn chìm cả dân tộc Hoa Hạ; còn Trung Cộng ngày nay lại chặn đứng sông Trường Giang, xây dựng Đập Tam Hiệp, cũng tương tự với việc tạo ra lũ lụt khủng khiếp, khiến cho người dân Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm. Vì sao chữ “Hồng” (洪) trong Hồng Thủy lại dùng chữ “Cộng” (共) trong Cộng Công, cũng là chữ “Cộng” trong Trung Cộng để thể hiện? Chính là để nói rằng, cả Trung Cộng và Cộng Công đều là con mãnh thú hồng thủy. Tức là, Trung Cộng chính là tai nạn, là hóa thân của tai họa. Người tạo ra văn hóa đảng Trung Cộng là Mao Trạch Đông, dù là Mao “Trạch Đông” hay Giang “Trạch Dân”, thì đều ẩn chứa nội hàm với ý nghĩa là mang đến tai họa trầm trọng cho người dân Trung Quốc.

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào thảm họa văn hóa vô hình do Trung Cộng tạo ra. Điều Mao Trạch Đông tạo ra là: giang sơn đất nước màu đỏ. Sau khi cướp đoạt được chính quyền, tội ác lớn nhất của Mao chính là phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Mục đích của Đại Cách mạng Văn hóa là để tiêu hủy triệt để văn minh màu vàng của Trung Hoa, xóa trừ tận gốc nền văn hóa truyền thống chính thống, thay vào đó là văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Đại Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng đã ở trên cơ điểm cao nhất của văn minh nhân loại – [cơ điểm] văn hóa, [chính] từ góc độ văn hóa để cải tạo tư tưởng con người, từ đó mà đạt mục đích “cải biến màu sắc” của xã hội. Vì sao Trung Cộng lại độc tài? Vì sao Trung Cộng lại cố gắng hết sức để hạn chế tự do ngôn luận? Mục đích là hạn chế gắt gao văn hóa truyền thống, bảo hộ hệ thống văn hóa đảng màu đỏ không bị chết yểu.

Sau khi cướp được chính quyền, Trung Cộng đã liên tục tạo ra các cuộc vận động, thông qua các cuộc vận động [nó] đã trấn áp và giết chết hàng chục triệu người. Nhìn bên ngoài thì biểu hiện như là đấu tranh chính trị, kỳ thực mục đích thực sự của Trung Cộng là hủy diệt đi nhân tính, dùng thủ đoạn khủng bố đàn áp nhân dân, nhằm xóa bỏ những tư tưởng văn hóa truyền thống còn lưu tồn trong tiềm thức của con người. Mục đích của nó là thay đổi tư tưởng nhân dân, cải biến nhân tính thành đảng tính. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là văn hóa phụ của nhân loại, là thứ ác độc, là biểu hiện của thú tính, nó không phải là thứ con người nên có, đây là chỗ tà ác nhất của Trung Cộng. Bởi vì, khi trong tư tưởng của con người hoàn toàn lấp đầy bởi văn hóa phụ diện, văn hóa ác độc, thì đó là lúc dân tộc này sẽ bị tiêu hủy triệt để. Đó chính là thảm họa cực lớn đối với dân tộc Trung Hoa.

Chính vì có sự thiết lập hệ tư tưởng văn hóa đảng của Mao và hoàn cảnh khủng bố từ các cuộc vận động của Mao tạo nên, mà nhờ đó Giang Trạch Dân mới có thể tiến hành đàn áp và sát hại một đoàn thể người tu tập theo tôn chỉ “Chân – Thiện – Nhẫn”, hơn nữa còn tiến hành đàn áp bức hại vô cùng tàn nhẫn. Bởi vì “Chân – Thiện – Nhẫn” là giá trị phổ quát đã bén rễ trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, cho nên Trung Cộng tuyệt đối không chấp nhận quan niệm này, nó đã phủ nhận và đàn áp giá trị phổ quát của “Chân – Thiện – Nhẫn”, phủ nhận văn hóa chính thống. Hậu quả tất yếu là đến nay xã hội đã tràn lan văn hóa “giả, ác, đấu” phụ diện. Khi giá trị chân chính bị phủ nhận, thì cái phụ diện sẽ nổi nên, đây chính là quy luật của lịch sử. Vì vậy chúng ta thấy, đạo đức ở xã hội Trung Quốc đã tiêu vong nhanh chóng, chính là bắt đầu từ cách trị quốc bằng tham nhũng, bằng dâm loạn của Giang Trạch Dân.

Sự kiện đánh dấu cuộc đàn áp bức hại giá trị phổ quát của “Chân – Thiện – Nhẫn” là vụ “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn” vào ngày 23/1/2001 do Trung Cộng dàn dựng nhằm ý đồ ngụy tạo chứng cứ để hủy hoại hình ảnh Pháp Luân Công trong lòng người dân. Biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn” đã được miêu tả cụ thể chi tiết từ lịch sử tại Núi Hành Sơn, thuộc Nam Nhạc, tỉnh Hồ Nam. Chủ đề của Hành Sơn, Nam Nhạc là biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”. Tỉnh Hồ Nam được gọi tắt là Tương(湘, Tương có hàm nghĩa là chỉ sự thật {chân tướng}. Ngọn núi Chúc Dung của núi Hành Sơn chính là biểu hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”. Chúc Dung là vị Thần cai quản về lửa, trong lịch sử có ghi chép về những Chúc Dung khác nhau, Chúc Dung núi Hành Sơn chính là Dung Quang. Có một thành ngữ tiếng Hán là “Dung Quang hoán phát” (“Hoán phát” là chỉ ánh lửa sáng sủa, rạng rỡ). Điều đó để ám chỉ rằng: Trung Cộng đã cải tạo “diện mạo” để tạo ra sự sáng sủa giả tạo của nó.

Lịch sử đã sử dụng văn chương để đặt định từ văn hóa của một ngọn núi nhằm thể hiện “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”, là bởi vì sự ảnh hưởng quá lớn của sự việc này: thời gian thiêu đốt quá dài, ảnh hưởng trên phạm vi quá rộng, hậu quả của nó quá nghiêm trọng. Có bao nhiêu người đã tin vào sự tuyên truyền về vụ án “tự thiêu giả mạo” này mà thù địch, thậm chí hằn thù với Pháp Luân Công? Người tin tưởng vào sự tuyên truyền vụ án “tự thiêu giả” của Trung Cộng thì chính là đồng tình với Trung Cộng. Đồng tình với Trung Cộng chính là cách ly, xa rời với “Chân – Thiện – Nhẫn”, vì từ nội tâm họ đã cho rằng “giả, ác, đấu” của Trung Cộng mới là phù hợp, là đúng đắn. Vì vậy, từ góc độ này mà nói, núi Hành Sơn là đại biểu cho “tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”, cũng giống như một cái cân, giống như một hòn đá thử vàng, đo lường lòng người (Chữ Hành trong Hành Sơn còn có nghĩa là cái cân).

Xét từ ý nghĩa này thì Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân là hai tội đồ lớn nhất của dân tộc Trung Hoa. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là gì? Đó là sự phủ định văn hóa truyền thống, sùng bái học thuyết vô thần, chủ trương “giả, ác, đấu”, giết người hàng loạt, tấn công tín ngưỡng tôn giáo, khởi xướng chủ nghĩa cực đoan ích kỷ ham muốn vật chất v.v., tất cả những thứ đó đều là biểu hiện cụ thể của văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Vì vậy, văn hóa đảng của Trung Cộng được gây dựng dựa vào văn hóa phụ diện của dân tộc Hoa Hạ, tập hợp trong nó tất cả các nhân tố phụ diện trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa là một thứ văn hóa phát huy mạnh mẽ những mặt phụ diện và đi theo con đường tà ác.

Chúng ta hãy xem xét các biểu hiện, chú giải về tỉnh Giang Tô của sông Trường Giang. Giang Tô gọi tắt là Tô. Chủ đề của Giang Tô chính là Tô, là thức tỉnh (từ “tô tỉnh” 苏醒 trong tiếng Trung có nghĩa là thức tỉnh): văn hóa đảng đỏ của Trung Cộng đã dựa vào bóng ma của chủ nghĩa cộng sản phương Tây mà thay hình đổi dạng, bước lên vũ đài lịch sử và tuyên truyền học thuyết của nó.

Nhưng khi Trung Cộng được thành lập, trưởng thành, phát triển, cho đến lúc nó cướp được chính quyền, đặt thủ đô ở Bắc Kinh – vùng đất thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, trấn giữ chắc Hoàng Hà, thì chính quyền đỏ của Trung Cộng đã hoàn toàn chiếm giữ được đại lục, đó là lúc đánh dấu văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng đã bước lên vũ đài, chiếm giữ được ưu thế. Hơn nữa, thông qua cuộc “Đại cách mạng văn hóa” nó đã tiêu diệt, xóa sổ triệt để những gì thuộc về văn hóa truyền thống, thực hiện “Tổ quốc giang sơn đỏ” (để đánh dấu sự kiện này, năm 1968 Trung Quốc đã phát hành bộ tem “Tổ quốc giang sơn đỏ”). Chính điều này đã đánh dấu sự thức tỉnh của con rắn Trường Giang. Vì vậy, chủ đề thức tỉnh của Giang Tô, là chỉ sự thức tỉnh của con rắn Trường Giang đại biểu cho văn hóa phụ diện của Trung Quốc, tức là Trung Cộng đã triển khai kế hoạch đỏ của nó.

Ngoài ra, chữ Tô này còn là chữ Tô trong họ của Đát Kỷ (Tô Đát Kỷ). Điều này càng thể hiện rằng Trung Cộng là ma quỷ phụ thể (Tô Đát Kỷ bị một con hồ ly phụ thể); đồng thời nó đã đánh thức con cóc Giang thây thối nát 5000 năm, Giang Trạch Dân là người Dương Châu, tỉnh Giang Tô, là con cóc tinh chuyển sinh.

Mọi người đều biết câu chuyện người nông dân và con rắn (1). Mao Trạch Đông là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nông dân: khi con rắn sông Trường Giang thức tỉnh, thì chính là lúc nó cắn vào người nông dân Trung Quốc, tức là nói rằng, những người nông dân sẽ bị văn hóa đảng của Trung Cộng mà cụ thể là tư tưởng Mao tẩy não. Vì vậy, văn hóa đảng Trung Cộng chính là thảm họa của người Trung Quốc.

Vì vậy, biểu hiện thực tế của sông Trường Giang chính là biểu hiện văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng. Văn hóa đảng màu đỏ của Trung Cộng là thảm họa vô hình của người Trung Hoa.

Biểu hiện thực tế của sông Trường Giang còn có biểu hiện của một thảm họa hữu hình do Trung Cộng mang đến cho người Trung Quốc, tức là Đập Tam Hiệp. Mời các bạn đón đọc những phân tích về Đập Tam Hiệp của chúng tôi ở phần sau.

Chú thích:

(1) Chuyện người nông dân và con rắn:

Một nông dân đi qua cánh đồng của anh ta vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo. Trên mặt đất có một con rắn nằm bất động và như thể bị đông lạnh. Người nông dân biết con rắn có thể chết, nên anh ta nhặt nó lên, đặt nó vào ngực anh để làm ấm và muốn cứu nó sống lại. Con rắn sớm hồi sinh, và khi nó có đủ sức mạnh, nó đã cắn chết người nông dân, người đã tử tế cứu nó sống lại. Người nông dân cảm thấy rằng anh ta sắp phải chết. Khi trút hơi thở cuối cùng của mình, anh nói với những người đứng xung quanh rằng: “Các bạn hãy học hỏi từ số phận của tôi, không thể thương hại một đứa vô lại được”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261048

(Còn tiếp)

Phần tiếp theo: Đập Tam Hiệp (Phần 1)



Ngày đăng: 24-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.