Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (3)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

雲騰致雨(1) 露結為霜(2) 金生麗水(3) 玉出崑岡(4)

Bính âm

(yún) (téng) (zhì) ()

(lòu) (jié) (wéi) (shuāng)

(jīn) (shēng) () (shǔi)

() (chū) (kūn) (gāng)

Chú âm

雲(ㄩㄣˊ) 騰(ㄊㄥˊ) 致(ˋ) 雨(ˇ)

露(ㄌㄨˋ) 結(ㄐㄧㄝˊ) 為(ㄨㄟˊ) 霜(ㄕㄨㄤ)

金(ㄐㄧㄣ) 生(ㄕㄥ) 麗(ㄌㄧˋ) 水(ㄕㄨㄟˇ)

玉(ˋ) 出(ㄔㄨ) 崑(ㄎㄨㄣ) 岡(ㄍㄤ)

Âm Hán Việt

Vân đằng trí vũ
Lộ kết vi sương
Kim sinh Lệ Thủy
Ngọc xuất Côn Cương.

Giải thích

  1. Nghĩa của chữ:
  • Vân (): mây, tức khí ẩm kết tụ lại và tạo ra mưa.
  • Đằng (): lên cao.
  • Trí (): dẫn tới, đưa tới.
  • Vũ (): mưa, tức giọt nước từ trong mây rơi xuống.
  • Lộ (): giọt nước nhỏ đọng lại trên cây cỏ sau một đêm lạnh giá.
  • Kết (): ngưng kết.
  • Vi (): biến thành.
  • Sương (): khi “lộ” (giọt nước nhỏ đọng lại trên cây cỏ sau một đêm) gặp lạnh, ngưng kết thành hạt nhỏ màu trắng thì gọi là sương.
  • Kim (): vàng, một loại kim loại quý màu vàng, tính mềm, cũng gọi là ‘hoàng kim’.
  • Sinh (): sinh sản, sinh ra.
  • Lệ (): mỹ hảo.
  • Thủy (): cách gọi chung cho sông suối biển hồ.
  • Ngọc (): một loại đá sáng loáng đẹp đẽ, nửa trong suốt, tính chất cứng rắn.
  • Xuất (): sinh sản, sinh ra.
  • Côn (): tên gọi tắt của núi Côn Lôn (Côn Luân).
  • Cương (): dãy núi, núi non trùng điệp.
  1. Nghĩa của từ:

(1) Vân đằng trí vũ (雲騰致雨):  nếu mây bốc lên cuồn cuộn không ngừng thì trời sẽ mưa.

(2) Lộ kết vi sương (露結為霜): nếu hạt nước đọng trên cây cỏ sau ban đêm gặp phải giá lạnh thì sẽ kết thành sương.

(3) Kim sinh lệ thủy (金生麗水): Lệ Thủy (hiện nay gọi là sông Kim Sa) là nơi sản xuất ra vàng.

(4) Ngọc xuất Côn cương (玉出崑岡): núi Côn Lôn ở Tân Cương là nơi sinh ra ngọc.

Lời dịch tham khảo

Mây kết tụ lại trên không trung, bốc lên cuồn cuộn, chính là trời sắp mưa.

Hạt nước đọng trên cây cỏ sau ban đêm, nếu như gặp phải giá lạnh sẽ kết thành sương.

Sông Kim Sa (xưa gọi là Lệ Thủy) bắt nguồn từ Thanh Hải, là nơi sản xuất ra “Hoàng kim” (vàng).

Còn núi Côn Lôn ở Tân Cương chính là nơi nổi tiếng sản xuất ra “Mỹ ngọc” (ngọc đẹp). 

Câu chuyện văn tự

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị mối quan hệ mật thiết của chữ Vũ (mưa) với cuộc sống hàng ngày. Mưa là nước từ trên trời rơi xuống, cho nên cổ nhân liền tạo chữ này theo phương pháp “tượng hình”. Chữ Vũ trong Giáp cốt văn có hai cách viết, cách viết thứ nhất là  , cách viết thứ hai là; sau đó diễn biến tới Kim văn, viết thành. Phía trên chữ Vũ trong Kim văn  có chữ Nhất đại biểu cho Trời, phần khung phía dưới chữ Nhất là “” biểu thị cho mây, bốn dấu  “” bên trong đại biểu cho giọt nước rơi xuống, qua đó giải thích rõ rằng mưa rơi xuống từ mây ở trên trời, rất truyền thần, sinh động.

Chữ Vũ trong: Giáp cốt văn – Kim văn –  Triện văn – Lệ thư – Khải thư

Hai cách viết của chữ Vũ trong Giáp cốt văn

Nước là yếu tố của tất cả sinh mệnh, nhưng nước lại không thể lan tràn tứ phía, có một số nơi không có sông, suối, biển, hồ cho nên không có nước, phải nhờ vào trời mưa để điều hòa lượng nước cần có để mang chất dinh dưỡng cho vạn vật, nếu không thì sinh mệnh sẽ không có cách nào để duy trì. Do đó cần mưa xuống đúng thời điểm, đó chính là “Mưa kịp thời”, là loại mưa được mọi người hoan nghênh nhất. Thế nhưng mưa nhiều cũng sẽ làm hại sinh mệnh, mọi người cũng sẽ không thích. Cho nên mọi người đều hy vọng có thể “Mưa thuận gió hoà”, bình bình an an, không có thiên tai.

Chữ Vũ này ngoại trừ dùng để thể hiện Trời mưa xuống, còn có rất nhiều cách dùng khác. Ví dụ như câu “Mãnh tướng như vân, mưu thần như vũ” (Vị tướng dũng mãnh như mây, bề tôi mưu hay như mưa) được dùng để biểu đạt rằng số lượng mãnh tướng và mưu thần đông đảo, nhiều như mây, như mưa. Hoặc trong câu “Cựu vũ bất lai tòng thảo lục, tân phong độc chước hựu hoa hoàng” (Tạm dịch: mưa xưa không đến theo cỏ xanh, mới đẹp độc ẩm nét phấn vàng), Vũ ở đây được dùng để ví như “bằng hữu” (bạn bè). Còn trong câu “Bi tắc vũ lệ, tân tắc vũ thế” (Lúc buồn lúc khổ thì nước mắt tuôn rơi) thì Vũ có nghĩa là rơi xuống (rơi nước mắt). Cổ nhân dùng mấy chữ ngắn ngủi này là đã biểu đạt được cảm nhận về đời sống, đây là đặc sắc của chữ Hán, cũng là chỗ thú vị của chữ Hán. Bạn nhận biết càng nhiều chữ Hán thì niềm vui thú cũng càng nhiều, chúng ta hãy cùng nhau nhận biết thêm nhiều chữ Hán nữa nhé!

Suy ngẫm và thảo luận

Trong bài số 3 này chúng ta đã biết được nơi sản xuất ra “Hoàng kim” (vàng) và “Mỹ ngọc” thời cổ đại Trung Quốc là ở Lệ Thủy và dãy núi Côn Lôn, nhưng trên thế giới còn có rất nhiều nơi cũng sản xuất “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc”. Bởi vì sản lượng “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc” không nhiều, công dụng của chúng cũng không ít, lại có thể chế tác thành đồ trang sức tinh mỹ, cho nên mọi người đều thích sưu tầm, bởi vậy nó đã trở thành vật phẩm quý giá.

Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích cất giữ “Hoàng kim” và “Mỹ ngọc”, có một câu nói xưa là “Kim ngọc mãn đường” (vàng ngọc đầy nhà) được dùng để hình dung người phú quý, còn người bình thường cũng dựa vào việc có thể “Kim ngọc mãn đường” mà vinh quang, ngạo nghễ. Cho nên có người khi còn nhỏ thì cố gắng đọc sách, học hành, lớn lên cố gắng làm việc, làm việc để kiếm tiền, kiếm tiền để mua nhà, mua nhà rồi lại mua vàng bạc châu báu để cho “Kim ngọc mãn đường”. Trong quá trình truy cầu này, có người sẽ không thuận lợi, có người sẽ lòng tham không đáy, vì đạt được mục đích, họ sẽ khởi lên tâm bất hảo, trộm, cướp, lừa, gạt các loại thủ đoạn sẽ xuất hiện, làm những việc trái với thiên lý. Chuyện xấu làm nhiều rồi, họ sẽ không yên tâm đối với người chung quanh, sợ người khác sẽ dùng thủ đoạn giống vậy đối phó họ, cướp đoạt vàng bạc châu báu của họ, thế là cả ngày nơm nớp lo sợ, tâm thần không yên, vì bản thân đã gieo hạt giống tai họa, Lão Tử dạy: “Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ” (Vàng ngọc đầy nhà, không ai có thể giữ) chính là cái ý này. Nhưng, nếu bạn có thể buông bỏ tâm đối với của cải, không truy cầu của cải bất chính, xem của cải tựa như mây bay trên trời, như vậy bạn sẽ không có gánh nặng, liền có thể gặp cát tránh hung.

Cho nên thái độ của bạn đối với của cải vật chất là nguyên nhân quyết định bạn có hạnh phúc vui vẻ hay không.

Bạn có suy nghĩ gì về điều này?

Nếu như có một ngày bạn trở thành người có rất nhiều tiền, hãy thử nói xem bạn sẽ dùng nó ra sao?

Tại sao có người giàu có, có người nghèo khổ, hãy cùng thảo luận một chút về nguyên nhân nhé! 

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/41935



Ngày đăng: 11-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.