Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (58)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

釋紛利俗,並皆佳妙。

毛施淑姿,工顰妍笑。

年矢每催,曦暉朗曜

Bính âm:

釋(shì) 紛(fēn) 利(lì) 俗(sú),

並(bìng) 皆(jiē) 佳(jiā) 妙(miào)。

毛(máo) 施(shī) 淑(shū) 姿(zī),

工(gōng) 顰(pín) 妍(yán) 笑(xiào)。

年(nián) 矢(shǐ) 每(měi) 催(cuī),

曦(xī) 暉(huī) 朗(lǎng) 曜(yào)。

Chú âm:

釋(ㄕˋ)紛(ㄈㄣ)利(ㄌㄧˋ)俗(ㄙㄨˊ),

並(ㄅㄧㄥˋ)皆(ㄐㄧㄝ)佳(ㄐㄧㄚ)妙(ㄇㄧㄠˋ)。

毛(ㄇㄠˊ)施(ㄕ)淑(ㄕㄨˉ)姿(ㄗ),

工(ㄍㄨㄥ)顰(ㄆㄧㄣˊ)妍(ㄧㄢˊ)笑(ㄒㄧㄠˋ)。

年(ㄋㄧㄢˊ)矢(ㄕˇ)每(ㄇㄟˇ)催(ㄘㄨㄟ),

曦(ㄒㄧ)暉(ㄏㄨㄟ)朗(ㄌㄤˇ)曜(ㄧㄠˋ)。

Âm Hán Việt:

Thích phân lợi tục,

Tính giai giai diệu.

Mao Thi thục tư,

Công tần nghiên tiếu.

Niên thỉ mỗi thôi,

Hi huy lãng diệu.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Thích (釋): tiêu trừ.

Phân (紛): hỗn tạp, rối loạn. Ở đây mang ý nghĩa là rắc rối, bất tiện.

Diệu (妙): tốt đẹp.

Mao (毛): chỉ Mao Tường. Mỹ nữ thời cổ đại, là ái thiếp của Việt Vương, danh tiếng ngang với Tây Thi.

Thi (施): chỉ Tây Thi. Là mỹ nữ của nước Việt thời Xuân Thu.

Công (工): thành thạo.

Tần (顰): nhăn mày. Dáng vẻ ưu sầu.

Nghiên (妍): diễm lệ.

Thỉ (矢): tên (cung tên)

Mỗi (每): thường, luôn luôn.

Nghĩa của từ:

Thích phân (釋紛): giải trừ phiền toái.

Lợi tục (利俗): có lợi cho xã hội.

Thục tư (淑姿): dáng dấp dung mạo đẹp đẽ.

Nghiên tiếu (妍笑): vẻ mặt tươi cười diễm lệ.

Niên thỉ (年矢): năm tháng vụt qua nhanh như tên bắn.

Mỗi thôi (每催): thúc giục không ngừng.

Hi huy (曦晖): ánh sáng mặt trời.

Lãng diệu (朗曜): mô tả ánh mặt trời sáng tỏ.

Lời dịch tham khảo

Tổ tiên trước kia đã dùng tài năng của mình phát minh và sáng tạo ra những thứ có ích cho đại chúng giúp giải trừ những phiền toái trong lao động, mang lại sự thuận tiện và tạo ra những đóng góp cho xã hội, đây đều là những hành vi tốt đẹp đáng để ngợi ca.

Mao Tường và Tây Thi là hai đại mỹ nữ thời cổ đại, dáng vẻ và dung mạo của họ đều vô cùng diễm lệ, dù là một chút nhăn mày hay là mỉm cười e thẹn, đều có thể khiến người ta nghiêng ngả.

Đây đều là những người nổi tiếng trong lịch sử, cách thời đại chúng ta đã rất xa rồi, năm tháng không đợi người, vụt trôi nhanh như tên bắn vậy. Mỗi một ngày tuy đều có ánh mặt trời sáng tỏ chiếu rọi, tuy nhiên thời gian lại vội vã trôi đi, chớp mắt đã tiêu mất.

Câu chuyện văn tự

Tục (俗): Kim văn viết là “” so với cách viết trong Tiểu triện “” thì không khác mấy, đều do chữ Nhân (人) và Cốc (谷) hợp thành. Nghĩa gốc của Tục (俗) là “thói quen”, ý nghĩa của chữ Nhân (人) bên trái là chỉ những người cùng sống tại một nơi, các loại thói quen trong cuộc sống ảnh hưởng lẫn nhau. Còn chữ Cốc (谷) bên phải biểu thị cho cốc phong (gió thổi từ khe núi lên đỉnh), cốc phong có thể dần dần thúc đẩy sự sinh trưởng của vạn vật. Từ những ý nghĩa trên gộp lại thì chữ “tục” là chỉ nơi tập trung nhiều người có tập tính sinh hoạt ảnh hưởng lẫn nhau, trong thời gian lâu thì sẽ thành phong tục.

Huy (暉): Tiểu triện viết là “”, do chữ Nhật (日) và chữ Quân (軍) hợp thành. Còn cách viết trong Lệ thư “” thì càng rõ ràng hơn. Nghĩa gốc của Huy (暉) là chỉ ánh mặt trời, thêm vào chữ Quân (軍) là vì Quân (軍) có nghĩa là dũng cảm tiến về phía trước, chỉ việc tiến không lùi, mà ánh mặt trời chiếu rọi vạn vật cũng như thế, vậy nên chữ Huy (暉) mới có chữ Quân (軍) bên cạnh.

Lãng (朗): trong Tiểu triện viết là “ ”, do chữ Nguyệt (月) và chữ Lương (良) hợp thành, ý nghĩa của nó là “sáng tỏ”, còn Lương (良) có nghĩa là “lương thiện”, Nguyệt (月) và Lương (良) là chỉ vầng trăng tròn đẹp đẽ không tì vết, hàm chứa ý tứ tròn đầy cao khiết. Cũng có nghĩa là quang minh, sáng ngời. Còn cách viết trong Lệ thư là “”, vị trí của Nguyệt (月) và Lương (良) có sự thay đổi, và được sử dụng cho đến ngày nay.

Suy ngẫm và thảo luận

Đông Thi bắt chước chau mày

Vào thời Xuân Thu, nước Việt có mỹ nữ tên là Tây Thi, vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn của nàng nổi tiếng xa gần. Tuy rằng nàng mắc bệnh đau thắt cơ tim, thường dùng tay ôm ngực, nhăn mày, nhưng điều ấy không làm vẻ đẹp của nàng giảm đi chút nào, nàng đưa tay, xoay người thôi trông cũng thật yểu điệu thướt tha làm sao.

Có một hôm, Tây Thi vì cơn đau tim mà ôm ngực, chau mày. Vừa hay bị một nữ nhân rất xấu xí tên là Đông Thi trong thôn nhìn thấy, cô ta thấy dáng vẻ này của Tây Thi đẹp đẽ vô cùng, lại yểu điệu đến rung động lòng người, nên liền học theo dáng vẻ ấy của Tây Thi, tay ôm lấy ngực, mặt mày nhăn nhó đi trên đường.

Thế nhưng, những ai hễ nhìn thấy Đông Thi đều tránh xa cô, bởi vì cái điệu bộ ra vẻ chau mày, bẽn lẽn của cô khiến người ta rất phản cảm, kết quả là khiến bản thân trở thành trò cười cho kẻ khác mà thôi.

(1) Hãy nói xem câu chuyện này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

(2) Nếu chỉ học theo bề ngoài của người khác, thì sẽ luôn nhận được kết quả ngược lại. Bạn đã bao giờ bắt gặp trường hợp nào như thế chưa? Hãy nêu ra ví dụ xem nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44971



Ngày đăng: 12-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.