Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (16)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

資父 (1)事君 (2),曰嚴與敬 (3)。孝當竭力 (4),忠則盡命 (5)。

Bính âm:

資 (zī) 父 (fù) 事 (shì) 君 (jūn),

曰 (yuē) 嚴 (yán) 與 (yǔ) 敬 (jìng)。

孝 (xiào) 當 (dāng) 竭 (jié) 力 (lì),

忠 (zhōng) 則 (zé) 盡 (jìn) 命 (mìng)。

Chú âm:

資(ㄗ) 父(ㄈㄨˋ) 事(ㄕˋ) 君(ㄐㄩㄣ),

曰(ㄩㄝ) 嚴(ㄧㄢˋ) 與(ㄩˇ) 敬(ㄐㄧㄥˋ)。

孝(ㄒㄧㄠˋ) 當(ㄉㄤ) 竭(ㄐㄧㄝˋ) 力(ㄌㄧˋ),

忠(ㄓㄨㄥ) 則(ㄗㄜˋ) 盡(ㄐㄧㄣˋ) 命(ㄇㄧㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Tư phụ sự quân,

Viết nghiêm dữ kính.

Hiếu đương kiệt lực,

Trung tắc tận mệnh.

Giải thích:

Nghĩa của chữ:

Tư (資): phụng dưỡng, cung cấp.

Phụ (父): phụ thân, cha.

Sự (事): phụng sự, phụng dưỡng,

Quân (君): quân vương, quân chủ, vua của một nước.

Viết (曰): dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, không có nghĩa.

Nghiêm (嚴): thái độ nghiêm cẩn, chặt chẽ cẩn thận.

Dữ (與): cùng, và, mà lại, mà còn, hơn nữa.

Kính (敬): cung kính, kính cẩn.

Hiếu (孝): hiếu thuận với cha mẹ.

Đương (當): nên, cần, phải.

Kiệt (竭): hết, tận, cùng tận, vô tận.

Lực (力): năng lực.

Trung (忠): làm việc tận tâm cho vua.

Tắc (則): thì, liền.

Tận (盡): hết sức, dùng toàn bộ sức lực.

Mệnh (命): tính mệnh.

Nghĩa của từ:

(1) Tư phụ (資父): phụng dưỡng cha.

(2) Sự quân (事君): phụng sự cho vua.

(3) Viết nghiêm dữ kính (曰嚴與敬): thái độ nghiêm cẩn và cung kính.

(4) Kiệt lực (竭力): dùng hết tâm lực, tận tâm tận lực.

(5) Tận mệnh (盡命): không tiếc hy sinh tính mạng.

Lời dịch tham khảo:

Phụng dưỡng cha, phụng sự vua, phải nghiêm cẩn và cung kính. Đối với cha mẹ, chúng ta cần phải tận tâm tận lực để phụng dưỡng, hiếu thuận; đối với vua, chúng ta nhất định phải dâng hiến toàn bộ tâm lực của bản thân, dù cho hy sinh tính mệnh cũng không tiếc.

Câu chuyện văn tự:

Phụ 父: Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Hình dạng chữ Giáp cốt văn giống như là trên tay cầm đồ vật, điểm này “ ” thoạt nhìn như là lưỡi rìu hoặc là thanh gỗ cầm trên tay. Có thể cầm lưỡi rìu đốn củi để nuôi sống gia đình, lại có thể cầm thanh gỗ quản giáo con cái, như vậy thì đương nhiên đó chính là người cha, làm chủ một gia đình rồi.

Hiếu 孝: Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “” . Trong cách viết của Kim văn, chữ “ ” ở phía trên là chữ cổ của chữ Lão 老, mà phía dưới của chữ Lão là chữ “ ” đại biểu cho con cái, toàn bộ hình dạng của chữ giống như hình một người trẻ cõng một người già, chữ “Lão” có ý nghĩa là cha mẹ, biểu thị phận làm con thì phải vâng lời, thuận theo cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ mới được xem là tròn trách nhiệm làm con.

Trung 忠: Kim văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Hình dạng chữ thay đổi không nhiều, đều là do chữ “Trung” 中 và chữ “Tâm” 心 tổ hợp thành, nghĩa gốc là kính trọng. Chữ “Trung” 中 có nghĩa là công bằng, chữ “Tâm” 心 là đại biểu cho tận tâm làm việc không lười biếng, cho nên luôn đặt tâm của mình ở trung đạo, vì quốc gia mà tận tâm tận lực làm việc, dù cho có nguy hại đến tính mệnh cũng không tiếc, gọi là Trung 忠.

Suy ngẫm và thảo luận:

Nhạc Phi là danh tướng thời Nam Tống. Khi ông còn nhỏ nhà rất nghèo, mẹ của Nhạc Phi đã dùng cành cây viết chữ lên cát để dạy ông, còn khuyến khích ông rèn luyện thân thể, tương lai mới có thể tận sức vì quốc gia. Khi ấy, quân Kim phương Bắc thường tiến đánh Trung Nguyên. Nhạc mẫu liền khuyến khích ông đền đáp quốc gia, lúc ấy Nhạc Phi do dự vì không có người chăm sóc mẹ, nhưng Nhạc mẫu đã nói với ông: “Từ xưa tới nay trung hiếu khó song toàn”, khuyên Nhạc Phi phải lấy quốc gia làm trọng, không nên lo nhớ đến người nhà.

Trước khi Nhạc Phi tòng quân, mẹ ông đã khắc trên lưng ông bốn chữ lớn “Tinh trung báo quốc”. Nhạc Phi hiếu thuận không dám quên lời giáo huấn của mẹ, và bốn chữ ấy cũng trở thành điều tín phụng cả đời của Nhạc Phi.

1. Các bạn nhỏ ơi, nếu bạn là Nhạc Phi, bạn có quyết định ở nhà để chăm sóc cho mẹ không? Hay bạn sẽ rời xa gia đình để đền đáp quốc gia? Bạn hãy nói rõ lý do của mình cho mọi người cũng biết nhé.

2. “Trung tắc tận mệnh” (Trung có nghĩa là dù phải hy sinh tính mạng cũng không tiếc) đã nói rõ người xưa xem chữ “Trung” còn quan trọng hơn cả sinh mệnh, như vậy trong xã hội hiện đại, bạn thấy hành động như thế nào mới được xem là “Trung”?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/43386



Ngày đăng: 19-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.