Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (13)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

墨悲絲染 (1) 詩讚羔羊 (2) 景行 (3) 維賢 克念作聖 (4)

Bính âm:

墨 (mò) 悲 (bēi) 絲 (sī) 染 (rǎn)

詩 (shi) 贊 (zàn) 羔 (gao) 羊 (yáng)

景 (jǐng) 行 (xìng) 惟 (wéi) 賢 (xián)

克 (kè) 念 (niàn) 作 (zuò) 聖 (shèng)

Chú âm:

墨 (ㄇㄛˋ) 悲 (ㄅㄟ) 絲 (ㄙ) 染 (ㄖㄢˇ)

詩 (ㄕ) 贊 (ㄗㄢˋ) 羔 (ㄍㄠ) 羊 (ㄧㄤˊ)

景 (ㄐㄧㄥˇ) 行 (ㄒㄧㄥˋ) 惟 (ㄨㄟˊ) 賢 (ㄒㄧㄢˊ)

克 (ㄎㄜˋ) 念 (ㄋㄧㄢˋ) 作 (ㄗㄨㄛˋ) 聖 (ㄕㄥˋ)

Âm Hán Việt:

Mặc bi ti nhiễm,

Thi tán cao dương.

Cảnh hành duy hiền,

Khắc niệm tác thánh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Mặc (墨): tên gọi tắt của nhà tư tưởng thời cổ đại Mặc Địch

Bi (悲): thương tâm, đau buồn, sầu khổ

Ti (絲): tơ, sợi tơ do tằm nhả ra để làm kén

Nhiễm (染): nhuộm màu

Thi (詩): tên gọi tắt của “Kinh Thi”

Tán (讚): khen hay, khen tốt, hoan nghênh, tán thưởng

Cao (羔): con dê con, con cừu con

Dương (羊): động vật có vú, gia súc nhai lại

Cảnh (景): cao thượng, cao quý, cao cả, nổi tiếng, địa vị cao

Hành (行): cử chỉ hành vi

Duy (維): chỉ có

Hiền (賢): người có tài năng, đạo đức

Khắc (克): có thể

Niệm (念): nhớ, nghĩ

Tác (作): làm

Thánh (聖): người có trí tuệ, phẩm đức, tài năng mới có thể đạt đến cảnh giới cao nhất

2. Nghĩa của từ:

(1) Mặc bi ti nhiễm (墨悲絲染): Mặc Tử (tên thật là Mặc Địch, gọi tắt là “Địch”) nhìn thấy những sợi tơ trắng tinh bị nhuộm thành các loại màu sắc làm ông liên tưởng đến con người cũng sẽ bị môi trường, hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng làm mất đi bản tính, mà cảm thấy buồn.

(2) Thi tán cao dương (詩讚羔羊): thiên Cao dương trong “Kinh Thi” ca ngợi mãi không thôi màu lông thuần khiết đẹp đẽ của cừu non mới sinh.

(3) Cảnh hành (景行): khiến cho người ta bội phục tôn kính đức hạnh cao thượng.

(4) Khắc niệm tác thánh (克念作聖): hãy luôn nghĩ đến, mong muốn trở thành một vị Thánh nhân.

Lời dịch tham khảo:

Sau khi Mặc Tử (Mặc Địch) nhìn thấy những sợi tơ trắng tinh bị bỏ vào vại nhuộm liền bị nhuộm thành các loại màu sắc, mất đi diện mạo ban đầu, thế là ông liên tưởng đến con người cũng sẽ bị ảnh hưởng của hoàn cảnh mà mất đi bản tính thiện lương, bởi vậy mà cảm thấy đau khổ, buồn bã.

“Kinh Thi” ca ngợi màu lông thuần khiết của cừu non mới sinh. Cho nên con người trong quá trình trưởng thành, cũng nên tránh xa việc ác, một lòng hướng thiện, bảo trì sự thuần khiết, trong sạch giống như con cừu non vậy.

Đối với bậc hiền nhân tài năng xuất chúng, đức hạnh cao thượng, ngoại trừ trong lòng khâm phục và ngưỡng mộ, còn cần phải học tập theo hành vi của họ, lấy họ làm gương. Nếu như có thể không ngừng học theo những mặt tốt, trong lòng luôn luôn giữ thiện niệm thiện hành, đồng thời thực hành chúng, như vậy mới có thể trở thành một Thánh nhân có phẩm đức hoàn mỹ.

Câu chuyện văn tự:

Chúng ta thường nhìn thấy trong văn chương một số cách dùng liên quan đến chữ “nhiễm” 染 như “ô nhiễm” 污染 (làm bẩn, nhiễm bẩn), “cảm nhiễm” 感染 (lây nhiễm), “nhiễm chỉ” 染指 (tranh giành quyền lợi, dây máu ăn phần, chấm mút), “truyền nhiễm” 傳染 (lây truyền, lây bệnh), v.v… dường như chỉ cần dính đến “nhiễm” là không có chuyện gì tốt cả. Thực ra chữ “nhiễm” này, nó cũng có một mặt tốt, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa chân thực của nó nhé!

Chữ “Nhiễm” xuất hiện sớm nhất trong chữ Tiểu triện, viết là “ ”, gồm có Thủy “ ” (nước), có Mộc“  ” (cây), có Cửu “” (số 9) ; ‘Mộc’ là chỉ các loại thực vật có thể làm thuốc nhuộm như chi tử (cây dành dành), thiến thảo..v.v.. ‘Thủy’ là chỉ nước ép ra có màu nhuộm của cây chi tử (cây dành dành), cỏ thiến thảo, các thực vật khác v.v…, còn ‘Cửu’ có ý nghĩa là chỉ vật bị nhúng vào nước nhuộm rất nhiều lần. Cho nên “Nhiễm” là đem tơ lụa vải vóc nhúng liên tục nhiều lần vào trong thuốc nhuộm để nó thấm màu. Nhưng việc nhuộm màu phải làm rất cẩn trọng, bởi vì nhuộm đen sẽ chính là màu đen, nhuộm vàng sẽ chính là màu vàng, rất khó thay đổi, nhuộm ra màu tơ lụa vải vóc nếu không như ý muốn của bạn, vậy chẳng phải đã lãng phí thời gian và tơ lụa vải vóc sao? Bản tính của con người là thiện lương, nhưng cũng sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chính là ý nghĩa này. Cho nên nhất định phải cẩn thận chọn lựa đối tượng mà bạn muốn học tập theo, tránh xa việc ác, một lòng hướng thiện. Làm một người tốt đường đường chính chính.

Suy ngẫm và thảo luận:

Người phu xe của Yến Tử

Yến Tử là Tể tướng nước Tề thời Xuân Thu. Có một ngày, Yến Tử ngồi xe đi ra ngoài, đúng lúc xe đi ngang qua nhà của người phu xe. Vợ của người phu xe nhìn thấy chồng mình với thần sắc tỏ vẻ vô cùng kiêu ngạo đang vội vàng đánh xe ngựa đi. Khi người phu xe trở về nhà vào buổi tối, vợ anh ta xin được rời đi, muốn ly hôn với anh ta, khiến người phu xe cảm thấy rất khó hiểu, liền hỏi vợ tại sao lại muốn làm như vậy.

Vợ người phu xe nói: “Yến Tử là Tể tướng nước Tề, người ta ngồi trên xe, thái độ khiêm cung hòa khí, khiêm tốn và điềm đạm như vậy. Anh chỉ là một người phu xe, chẳng những không học được thái độ tốt đẹp của người ta, ngược lại thần sắc tỏ vẻ vô cùng kiêu ngạo. Thái độ của anh như vậy, tương lai sẽ không có tiền đồ gì, cho nên muốn ly hôn với anh”.

Người phu xe sau khi nghe vợ nói, cảm thấy rất hổ thẹn, từ đó thay đổi thái độ của mình, không còn ra vẻ kiêu ngạo giống như trước nữa.

Yến Tử thấy thái độ của người phu xe bỗng nhiên thay đổi tốt hơn, cảm thấy rất lạ, liền hỏi phu xe tại sao thái độ bỗng nhiên thay đổi như vậy.

Thế là người phu xe liền đem những lời vợ trách cứ ông từ đầu đến cuối kể cho Yến Tử biết. Sau này Yến Tử liền tiến cử người phu xe làm Đại phu (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ) của nước Tề, cùng nhau cai quản nước Tề.

Câu hỏi:

1. Tại sao Yến Tử muốn đề cử người phu xe làm Đại phu của nước Tề? Bạn hãy thử nói ra quan điểm của bạn xem sao.

2. Người phu xe tại sao thái độ bỗng nhiên thay đổi?

3. Thần sắc khiêm cung, hòa khí và kiêu ngạo, có ảnh hưởng gì tới chúng ta? Bạn sẽ lựa chọn thái độ nào? Tại sao?

4. Có người nào ở bên cạnh bạn, khiến bạn cảm thấy kính phục không? Bạn có thể kể ra để mọi người cùng nhau chia sẻ không?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42584



Ngày đăng: 27-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.