Chính Pháp chi hành (43): Làm tư liệu chân tướng sau khi trở về nhà



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

2. Bị bắt tại khách sạn và đưa trở lại trại giáo dưỡng Thẩm Tân

Lúc này Lệ Bình nói: “Chúng ta hãy đi thôi! Không còn ai ở đây cả, nhưng đi đâu bây giờ?”. Lệ Bình nói: “Hay là chúng ta lại đi tìm nhà tắm [công cộng]?”, thế là chúng tôi bắt taxi đi. Lệ Bình hỏi thăm tài xế, tài xế liền đưa chúng tôi đến trước một khách sạn để xem thử như thế nào, nếu không được thì lại về nhà tắm [công cộng]. Chúng tôi thương lượng với ông chủ khách sạn ở một đêm, ông chủ đồng ý. Chúng tôi lên lầu 3, đến một căn phòng chỉ có hai giường đơn. Tôi cất ba lô và đi xuống nhà vệ sinh ở lầu 2, nhưng chưa xuống đến nhà vệ sinh liền có người gõ cửa, tôi ra mở cửa thì hóa ra là công an. Tôi bị họ đưa vào phòng, Trâu Quế Vinh bị công an túm tay ra sau lưng và đè xuống giường, Lệ Bình cũng bị công an trông chừng, đồ đạc thì bị họ lục lọi vứt đầy trên sàn. Khi chúng tôi đến đều mang theo sách Đại Pháp, bức ảnh và bản thảo viết dở dang về quá trình bị bức hại của Trâu Quế Vinh và Doãn Lệ Bình còn để ở trong túi xách. Chúng tôi bị áp giải đến đồn công an ở Bắc Kinh, họ cách ly chúng tôi để tra hỏi từng người, chúng tôi đều không khai họ tên, địa chỉ, còn tìm cơ hội bỏ trốn.

Ngày thứ hai, chúng tôi bị giam giữ ở các phòng khác nhau, có người của đồn công an trông chừng, Doãn Lệ Bình chạy trốn hai lần đều bị bắt lại và Trâu Quế Vinh cũng bị bắt sau khi bỏ chạy. Lúc đi vệ sinh, tôi mở cửa sổ định bỏ chạy thì bị công an chặn lại, hai nữ công an cưỡng ép khám xét người tôi, lớn tiếng quát mắng và cùng nhau cởi quần áo của chúng tôi, lấy hết tất cả đồ đạc đem đi. Công an lén lút chụp hình chúng tôi, sau đó lại thẩm vấn riêng từng người, yêu cầu tôi viết biên lai mười nghìn tệ, tôi viết xong liền nhận ra mình đã phạm sai lầm, thế là giật lại tờ biên lai xé toạc, công an không thể ghi nợ vì không có biên lai, không cách nào thu tiền được đành để tôi cầm. Công an đưa Lệ Bình đi, tôi và Quế Vinh bắt đầu tuyệt thực. Ngày thứ ba tôi bị đưa đến văn phòng ở Bắc Kinh và bị còng tay vào ghế để thẩm vấn. Đến tối họ bắt tôi đeo còng tay áp giải lên xe lửa, tôi bị còng tay trên giường, lúc đi vệ sinh trên tàu, nam công an không cho đóng cửa, anh ta đứng ở cửa trông chừng tôi. Khi tôi đến ga xe lửa Thẩm Dương, xe cảnh sát đã đợi sẵn ở đó lại áp giải tôi đến trại giáo dưỡng Thẩm Dương. Vừa bước tới phòng trực ban của đội trưởng, những cảnh sát tà ác cùng nhau lớn tiếng khiển trách tôi, ném đồ đạc trong túi xách của tôi ra đầy mặt đất, sau đó bọn họ vẩy nước lên rồi dùng chân đạp lên. Cảnh sát tà ác tịch thu mười nghìn tệ của tôi đến nay vẫn chưa hoàn trả, còn có mười nghìn tệ của Doãn Lệ Bình bị trại giáo dưỡng Thẩm Tân tịch thu đến nay cũng vẫn chưa trả.

Tôi bị nhốt trong phòng biệt giam, vào tháng 9 trời rất lạnh, phòng biệt giam là những lan can sắt làm thành lồng sắt, trên đất không có đệm lót, ban đêm rất nhiều muỗi và côn trùng bay dưới ánh đèn. Nhóm phản đồ nữ trông chừng tôi, họ không nói chuyện với tôi, tôi nói với họ là tôi được về nhà rồi, hiện tại Mã Tam Gia có 130 người tuyệt thực. Họ nói: “Không phải là đưa cô đến nhà tù Đại Bắc rồi sao?”. Tôi nói: “Cảnh sát tà ác lừa gạt các chị đấy! Cảnh sát không cho chúng ta nói chuyện là do họ sợ các cô biết sự thật”. Tôi tiếp tục tuyệt thực, ngày thứ ba bên ngoài có tiếng ồn ào, hóa ra Lệ Bình cũng đến, một mình Lệ Bình gánh nhận hết chỗ tiền của 3 người chúng tôi. Cảnh sát tà ác nhiều lần tra hỏi tôi, hỏi rằng sau khi rời khỏi nhà tôi đã đi những nơi nào, đi Bắc Kinh làm gì, mượn tiền của ai, nhưng tôi không nói ra. Cảnh sát tà ác nói: “Cô không nói thì đưa cô đi chỗ khác bắt cô nói rồi kết án cô”. Tôi nói: “Bắn chết tôi là xong, một cái là xong hết, anh cũng bớt phiền phức, tôi cũng ít phiền phức”. Anh ta nói tôi không đủ tư cách. Tôi nói: “Có tư cách gì mà kết án tôi. Thứ nhất, tôi không có hành vi phạm tội ở Thẩm Dương, thứ hai tôi cũng không có hành vi phạm tội ở Bắc Kinh”, thế là anh ta không còn gì để nói nữa. Chỉ chốc lát, trưởng trại quản lý học viên Pháp Luân Công đến, vừa nhìn thấy tôi liền nói: “Chúng tôi đều phát điên lên vì cô, tại sao cô lại trở lại đây?”. Tôi nói: “Là các ông mời tôi đến, chứ không phải tôi nguyện ý đến”. Người trợ lý tìm tôi nói chuyện, nói rằng cô bội phục tôi nhất, tôi nói phục tôi vấn đề gì, cô ta nói phục nhất là tôi không sợ chết.

Ban đêm khi tôi đang ngủ, bỗng nhiên nhìn hai đôi giày da lớn của hai nam cảnh sát đang ở phía trên đầu và dưới chân tôi trong phòng biệt giam. Bọn họ hỏi tôi trước khi đi tôi ở nơi nào, lúc đó tôi có một niệm rằng tôi có chết cũng không nói, không thể bán đứng đồng tu, bọn họ thấy tôi không nói nên đành phải rời đi. Chỉ chốc lát, trại trưởng đến, cười nói với tôi: “Chồng chị ở đâu? Chúng tôi sẽ nói chuyện với anh ấy để hai người tái hôn”. Tôi nói: “Bị giam giữ ở đây làm sao mà tái hôn được chứ”. Buổi sáng ngày thứ tư cảnh sát yêu cầu tôi lên xe cảnh sát, đưa đến một đồn công an, yêu cầu họ trông chừng tôi khi tôi về nhà, đồn cảnh sát không đảm nhận việc này. Họ lại đưa tôi đến đồn cảnh sát chỗ nhà anh trai tôi và yêu cầu họ trông chừng tôi nhưng cảnh sát ở đây cũng không quản, không còn cách nào khác, hai đồn công an đành phải bàn bạc là cùng nhau trông chừng tôi, khi đó bọn họ mới an tâm để tôi về nhà.

3. Làm tư liệu chân tướng sau khi trở về nhà

Tôi ở lại nhà em trai vài ngày, có một học viên đã chuyển hóa gọi điện thoại cho tôi, không đồng ý tôi làm những việc Chính Pháp, nói những lý lẽ tà ngộ của cô ấy, thế là tôi liền phát chính niệm diệt trừ nhân tố tà ác đằng sau cô ấy. Trong chốc lát, cô ấy bỗng khóc và nói rằng chị kiên định lắm, chúng tôi đều phục chị, chị muốn làm gì cũng đều được. Có một hôm tôi thấy em trai và em gái nghe điện thoại, cách nói chuyện của họ rất khách sáo với đầu dây bên kia, tôi nhìn thấy có vẻ lạ. Nghe thấy em trai, em gái tôi nói rằng chị gái đang ở đây, tôi hỏi thì ra đó là Chánh văn phòng Ủy ban Chính trị và Pháp luật của khu phố, tôi nghiêm nghị nói với anh ta: “Anh sau này đừng gọi điện thoại đến đây nữa, tôi không thuộc phạm vi quản lý của anh”, nói rồi ngắt máy. Vài ngày sau, tôi rời nhà em trai và đến chỗ đồng tu.

Tại đó tôi lại gặp Trâu Quế Vinh và Doãn Lệ Bình, hóa ra Lệ Bình bị giam giữ ở nhà tù Đại Bắc, do cô ấy đã đến hạn nên được thả ra, còn Trâu Quế Vinh thì bị giam giữ ở trại tạm giam Bắc Kinh, bị đánh đập vì luyện công, cô ấy hét to lên, tà ác sợ bị phơi bày vội đưa cô ấy về địa phương. Thời điểm tôi ra khỏi trại cưỡng bức lao động, do trước đó bị tước đoạt tự do trong thời gian dài, tôi mất đi hoàn cảnh tu luyện, nên đối với tất cả những chuyện xảy ra bên ngoài, tôi không biết nên ngộ thế nào nữa, can nhiễu rất lớn đến việc học Pháp, không tập trung và buồn ngủ khiến tôi không cách nào học Pháp tốt, tâm tính không đề cao lên được, trạng thái này kéo dài rất lâu khiến tôi không cách nào thoát khỏi. Kể từ đó, tôi đã ở bên cạnh máy in lớn, in tài liệu giảng chân tướng và phân phát cho các đồng tu, sau đó, tôi bắt đầu sao chép đĩa CD. Các đồng tu ở cùng tôi đều là tinh anh của Đại Pháp. Học Pháp được tốt, việc Đại Pháp cũng làm được tốt. Vì Đại Pháp, điều gì họ cũng dốc hết sinh mệnh ra làm, thật sự phóng hạ sinh tử.

Không lâu sau, một cuộc truy bắt bao trùm lên khu vực của chúng tôi, chỉ cần là những ngôi nhà cho thuê không mở cửa thì họ sẽ phá cửa xông vào nhà, hễ là học viên Pháp Luân Công thì liền bắt đi. Vào thời điểm đó, nhiều học viên của chúng ta đã bị bắt.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22857



Ngày đăng: 18-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.