Chính Pháp chi hành (14): Tuyệt thực phản đối bức hại



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(3) Tuyệt thực phản đối đến thời hạn giam giữ không thả người

Một hôm, cai ngục yêu cầu chúng tôi học thuộc nội quy của nhà tù. Một số đồng tu cho rằng chúng tôi không nên học thuộc, vả lại chúng tôi cũng không phải là tội phạm. Có người thì cho rằng học thuộc cũng không sao cả. Về sau, mọi người đều ngộ ra rằng chúng tôi không nên học thuộc. Các cai ngục khi thấy chúng tôi không học thuộc nội quy đã tra tấn thân thể chúng tôi. Đồng tu phòng số 5 vì không học thuộc nội quy nên bị phạt đứng không cho ngủ, tay đeo còng. Tết Trung thu năm đó, đến thời hạn Tiểu Hậu được thả, nhưng người đến đón cô ấy không phải người nhà mà là người của đồn cảnh sát. Tiểu Hậu nói phải thông báo cho người nhà của cô ấy biết, nhưng bọn họ không đồng ý. Điều này cho thấy rằng họ không muốn thả cô về nhà, không biết bọn họ sẽ áp giải cô đến nơi nào. Tôi còn nghe nói là đến thời hạn tất cả học viên đều được đưa đến trại tập trung, sau đó lại chuyển đến nơi khác để tiếp tục giam giữ.

Ở trại giam, ban ngày cúp nước, ăn cơm xong không có nước để rửa bát, mái nhà bị rỉ nước, có người từ lầu 3 đổ nước xuống trước cửa sổ phòng chúng tôi. Đủ loại sự việc phát sinh đều là để chúng tôi ngộ ra. Một người thường nói với chúng tôi các vị vẫn còn ăn cơm nữa à! Cai ngục Trương còn nói hôm nay sẽ ăn một bữa cơm cuối cùng. Ngộ ra Sư phụ đang điểm hóa về tuyệt thực, nên chúng tôi liền tuyệt thực để phản đối. Tôi đề nghị trước hết hãy chọn hai đồng tu có tài ăn nói đi đàm phán, mọi người cùng nhau thảo luận trước những gì sẽ nói. Vừa bàn bạc xong thì cai ngục gọi hai người đại điện các phòng đến nói chuyện với chủ nhiệm. Một lúc sau, người đại diện trở về và nói rằng chủ nhiệm đã đồng ý với các điều kiện của chúng tôi, sẽ để chúng tôi về nhà khi đến thời hạn và bảo chúng tôi hãy ăn cơm, nhưng chúng tôi vẫn còn do dự. Lúc này, chủ nhiệm đã đến trước cửa phòng chúng tôi và thay mặt chính phủ cam đoan một trăm phần trăm với chúng tôi sẽ thả chúng tôi về nhà khi đến thời hạn, không cho phép các phòng ban khác nhúng tay vào, nếu người nhà tới đón sẽ để cho chúng tôi về, chúng tôi tin là sự thật nên đã ăn cơm.

Ngày hôm sau, một đồng tu họ Triệu đã đến thời hạn được thả. Cô Triệu nói nếu họ không thả cô về nhà thì sẽ nhờ người mang đồ đưa cho tôi, bởi vì chồng cô là trưởng phòng, thường xuyên đến thăm cô và mang đồ đến cho cô. Vào buổi tối khi cô ấy rời đi, cai ngục đến phòng chúng tôi để lấy đồ của đồng tu Triệu, mọi người chúng tôi đều hiểu rằng cô ấy không được về nhà mà bị áp giải đi nơi khác, chúng tôi biết rằng mình đã bị lừa. Ngày hôm sau, hai đồng tu Triệu và Hậu đã bị áp giải trở lại vì họ đã tuyệt thực để phản đối khi bị giam giữ tại trại tập trung Đại Nam. Sau đó các học viên Pháp Luân Công đồng loạt chạy ra cổng chính trại tập trung để tỏ ý muốn thoát ra ngoài, người của trại tập trung Đại Nam đưa đồng tu dẫn đầu áp giải đến trại tạm giam.

Tôi với Tiểu Triệu cũng đến thời hạn được thả, cả hai đáng lẽ đều nên được thả cùng một ngày. Cai ngục gọi tên tôi và bảo tôi đi đi. Tôi chào tạm biệt đồng tu và đi đến cổng chính trại tạm giam. Tới đó, tôi thấy một vài chiếc xe cảnh sát đang đậu ở cổng, người của tất cả các phòng ban đều đến đông đủ, bao gồm người của đồn công an, khu phố, Ủy ban Chính trị Pháp luật đều đến đón tôi, người nhà tôi cũng đến. Người các phòng ban kéo tôi lên xe cảnh sát, tôi chống cự không lên xe, lúc này Tiểu Triệu cũng vừa đến, chúng tôi bị đẩy vào xe cảnh sát. Cảnh sát lái xe chạy đi, để lại người nhà tôi đứng đợi ở cổng chính, không biết họ sẽ áp giải chúng tôi đi đâu. Trên xe, tôi hỏi họ đưa chúng tôi đi đâu, họ nói đưa đến một khách sạn. Tôi nói không được, tôi cần về nhà, các ông mà đưa tôi đi tôi sẽ nhảy xuống xe. Nói xong, tôi liền kéo cửa xe ra, bọn họ nhìn thấy liền sợ hãi không dám đưa tôi đến khách sạn nữa. Sau đó xe chạy đến đậu trong sân của một sở cảnh sát. Trong xe thật ngột ngạt, tôi yêu cầu xuống xe nghỉ một lát. Trời đã gần tối, tôi đang chợt nghĩ nếu không đi đến khách sạn thì họ cũng không để chúng tôi về nhà… Lúc này bọn họ lại thương lượng với chúng tôi muốn đưa chúng tôi đến khách sạn.

IV. Lớp tẩy não phòng 610

(1) Lợi dụng tình thân, bức ép chúng tôi viết giấy cam đoan

Tại Phòng 610, Ủy ban Chính trị Pháp luật bắt ép người nhà của tôi phải hợp tác với họ, vì vậy mỗi ngày tôi phải đối mặt với sự can nhiễu của tình thân quyến. Tất cả người nhà, họ hàng thân thuộc đều đến khuyên tôi viết giấy cam đoan để được về nhà, viết một câu bảo đảm sẽ không đi Bắc Kinh nữa. Tôi kiên trì ở đó đã gần bốn tháng. Mỗi ngày chồng tôi đến thật sớm rồi khóc trước mặt tôi đến tận trời tối mới rời đi. Một buổi sớm nọ, em trai tôi đến. Cậu ấy mắng chửi, trách cứ, lại còn đánh tôi. Nhiều cảnh sát canh giữ tôi và những người thường bảo tôi là không có tình người, thật vô tình vô nghĩa. Điều khiến tôi càng không thể chấp nhận được là có đồng tu đã đến khuyên tôi viết giấy cam đoan, họ cho rằng việc viết giấy cam đoan không tu luyện là đúng. Còn có đồng tu nói rằng tôi phá hoại Pháp! Họ nói tôi dùi vào sừng bò, tẩu hỏa nhập ma. Còn có đồng tu nói rằng bởi vì tôi không viết giấy cam đoan, mới khiến cho người thân mắng chửi Sư phụ và Đại Pháp, là tôi đã làm hại người khác, nói tôi không thiện. Thậm chí có hai đồng tu nam đến thuyết phục tôi viết giấy cam đoan, vì nghĩ rằng những suy nghĩ lệch lạc của họ là đúng, lại có người phụ họa theo, rằng tôi nên viết giấy cam đoan không tu luyện nữa để còn được về nhà. Tôi ngộ ra rằng: Mỗi một lần can nhiễu xuất hiện đều là khảo nghiệm tôi có tin vào Pháp hay không! Kiên định hay không kiên định!

Sư phụ giảng:

“Vạn ma lan
Hiểm trung hữu hiểm.”
(Nạn Trung Bất Loạn, Hồng ngâm)

Diễn nghĩa:

“Vạn (rất nhiều) ma ngăn phá
Trong cái hiểm lại có cái hiểm nữa.”
(Trong nạn mà không loạn, Hồng ngâm)

Tà ma dùng trăm phương ngàn kế can nhiễu tôi, không để tôi học Đại Pháp. Chúng ta cần phải kiên định!

Khi người nhà thấy người khác từng nhóm từng nhóm tù nhân viết giấy cam đoan và được về nhà rồi, họ càng đối xử với tôi thậm tệ hơn. Họ cho rằng tôi không bình thường và bị bệnh tâm thần, nên muốn đưa tôi vào bệnh viện tâm thần. Cạnh phòng tôi có một đồng tu nam được đưa về từ Bắc Kinh, có người của đồn công an, khu phố canh giữ anh ấy. Sau khi tôi và Tiểu Triệu chuyển đến, người của khu phố, phường, lãnh đạo đơn vị công tác thay phiên nhau đến nói chuyện và khuyên chúng tôi viết giấy cam đoan để về nhà. Vào buổi tối, chồng của Tiểu Triệu đến thuyết phục cô ấy viết giấy cam đoan và nói rằng cha của anh đã từ dưới quê lên, nghe nói con dâu bị bắt đã sinh bệnh. Tiểu Triệu không đồng ý viết giấy cam đoan, chồng cô liền động thủ đánh cô và mỗi ngày đều đến để đánh. Ngày hôm sau, lại dẫn con trai đến để ép cô ấy viết giấy cam đoan, nếu không viết sẽ đánh cô ấy. Cứ thế, mỗi lần đến đều đánh cô. Bọn họ không cho tôi nói chuyện với Tiểu Triệu. Nhìn thấy tình cảnh này, tôi chợt nhớ lại suốt chặng đường từ Bắc Kinh đến ngày hôm nay đều bị lừa, tôi không còn cách nào khác là tuyệt thực để phản đối bức hại. Tôi nói với Tiểu Triệu rằng tôi sẽ bắt đầu tuyệt thực, còn cô ấy ngộ như thế nào thì làm như thế nấy. Qua hai ngày sau, hai vị đồng tu nam bị cái tình đối với đứa con trai làm động tâm đã viết giấy cam đoan và nộp 5.000 tệ tiền bảo lãnh rồi về nhà. Tiếp đó, Tiểu Triệu cũng không chịu nổi sự đánh đập tàn nhẫn của chồng hết lần này tới lần khác, đành chịu bị bức ép viết giấy cam đoan.

(2) Tuyệt thực phản đối tống giam phi pháp

Tôi thấy rằng chủ nhiệm của trại tạm giam thay mặt chính phủ cam đoan chắc chắn cũng không tính, toàn là nói dối lừa người, khiến cho tôi bị giam phi pháp ở nơi này. Thế là tôi bắt đầu không ăn không uống để phản đối. Vào ngày thứ ba, họ dùng xe cảnh sát chở tôi đến một trại tạm giam và đưa lên tầng ba của trung tâm huấn luyện quân sự. Hành lang trên lầu rất dài, có phòng họp, phòng thể dục, còn có phòng dùng để dạy học, v.v… Tôi bị giam trong phòng số 5, khi trời tối tôi cảm thấy rất cô đơn. Đơn vị bỏ tiền thuê một bà cụ trên phố về để canh giữ tôi cả ngày lẫn đêm. Vì tuyệt thực rất khó chịu, ngủ không yên giấc, nên tôi thấy được bà cụ thường xuyên trở mình, hình như bà vẫn chưa ngủ. Vì cửa chính và cửa phụ không khóa nên tôi muốn chạy trốn. Nhưng khi tôi ở trên giường vừa động một cái, bà cụ liền mở mắt và hỏi tôi đang làm gì. Vào ban ngày, khi nói chuyện với bà cụ, tôi mới biết rằng nguyên nhân khiến bà cụ không dám ngủ là vì trên ti vi nói rằng Pháp Luân Công của chúng tôi tẩu hỏa nhập ma, giết người và nhảy lầu, sợ tôi làm hại bà ấy cho nên không dám ngủ. Lúc đầu nghe thông báo đến canh giữ tôi, bà không dám đến vì sợ tôi sẽ giết bà ấy. Bí thư khu phố đành phải nói sự thật: Tôi đã từng canh giữ người học viên Pháp Luân Công này vào ban đêm, cô ấy rất tốt, chỉ có một vấn đề là nửa đêm lại thức dậy để luyện công. Vì vậy bà ấy mới dám đến, nhưng buổi tối bà vẫn sợ tôi giết bà ấy. Những lời dối trá trên ti vi đã lừa gạt rất nhiều người, sau khi canh giữ các học viên Pháp Luân Công họ mới hiểu ra sự thật. Sau đó có một bà cụ còn muốn tìm một nàng dâu là học viên Pháp Luân Công cho con trai bà.

Mỗi ngày đều có các đệ tử Đại Pháp bị chuyển đến. Bà cụ canh giữ tôi không cho tôi đi lại trong phòng hay nói chuyện với các đồng tu khác nhưng tôi không thể nghe lời bà ấy. Tôi biết có một đồng tu đang ở phòng số 6, vì vậy tôi mở cửa đi đến đó. Khi đến bên cô ấy tôi mới biết hóa ra là người ở điểm luyện công chúng tôi. Cô ấy họ Tiêu, đã 9 lần đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, cô nói cô từ trại tạm giam đến. Bởi vì các đồng tu ở trại tạm giam đều biết mọi người vẫn chưa được thả về nhà mà bị chuyển đến nơi khác, nên họ bắt đầu tuyệt thực, đến hôm nay đã được bảy ngày rồi. Hai ngày sau, trưởng phòng công an phường chỗ chúng tôi đón một chiếc xe khách lớn chở các đồng tu từ Quảng Châu về, họ bị bắt khi tham dự Pháp hội Quảng Châu và bị đưa đến trại giam thành phố, vì trại giam của thành phố và trại tạm giam huyện cách nhau chỉ một bức tường. Tiểu Tiêu qua phòng tôi nói nhỏ, qua vài ngày nữa muốn chạy trốn hỏi tôi có muốn đi không, không biết tại sao lúc ấy tôi lại không muốn đi. Cô ấy lại nói với tôi cũng không sai khi viết giấy cam đoan. Buổi tối cô ấy đứng luyện các bài động công cả một đêm làm cho hai người canh giữ cô cả đêm không ngủ được, họ sức cùng lực kiệt nên đến 5 giờ sáng đều lên giường đi ngủ. Cô ấy nhân cơ hội này đã chạy thoát. Người của Ủy ban Chính trị Pháp luật khi tỉnh dậy không thấy Tiểu Tiêu đâu nên chạy ra ngoài tìm cô ấy. Họ bèn lắp thêm một cửa sắt lớn, có người canh gác, luân phiên túc trực cả ngày lẫn đêm. Ngày hôm đó, trưởng văn phòng khu phố chỗ tôi đến thuyết phục tôi viết giấy cam đoan, lúc đó tôi chợt nhớ đến đồng tu đã bỏ trốn, cô ấy nói câu viết giấy cam đoan là không sai, tôi đang suy nghĩ tại sao cô ấy lại nói câu này với tôi nhỉ? Lúc này, trưởng phòng Ủy ban Chính trị Pháp luật nói rằng chúng tôi giống như đang ở ngã tư đường. Tôi lập tức nhớ tới lời của Sư phụ:

“Vạn ma lan
Hiểm trung hữu hiểm.”
(Nạn Trung Bất Loạn, Hồng Ngâm)

Đúng là ông ấy nói không sai, chúng tôi giống như đang ở ngã tư đường, hễ không cẩn thận thì sẽ đi sai. Chẳng bao lâu sau, chỗ chúng tôi có thêm vài đồng tu mới đến. Một người họ Lý hơn 30 tuổi ở điểm luyện công của em trai tôi, chính niệm rất mạnh. Một người tên là Tân Vũ, vừa mới 20 tuổi, ngày 22 tháng 7 anh ấy cùng người anh trai sinh đôi Khai Vũ không chút do dự kiên quyết đến Bắc Kinh để chứng thực Đại Pháp.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/22273



Ngày đăng: 09-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.