Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (21): Đại Pháp hồng truyền
Tác giả: Lực Thiên Quân
[Chanhkien.org]
CHƯƠNG III: Vũ trụ Chủ Thần tại nhân gian
Phần 3: Đại Pháp hồng truyền
Vĩ nhân sáng lập Pháp Luân Công
Các Thế Kỷ V, Khổ 79
Nguyên văn tiếng Pháp:
La sacree pompe viendra baisser les aisles
Par la venuë du grand Legislateur :
Humble haussera, vexera les rebelles,
Naistra sur terre aucun aemulateur.Tiếng Anh:
The sacred pomp will come to lower its aisles,
Through the coming of the great legislator:
He will raise the humble, he will vex the rebels,
There is no emulator on the earth.Tiếng Việt:
Sự huy hoàng thần thánh sẽ hạ thấp các lối đi,
Thông qua sự đi tới của nhà lập pháp vĩ đại:
Ngài sẽ nâng đỡ người khiêm tốn, làm phật ý những kẻ nổi loạn,
Sẽ không có đối thủ trên Trái đất này.
Ở câu thơ thứ nhất bản tiếng Anh, từ “aisles” được trả về nguyên văn tiếng Pháp; và ở câu cuối bản tiếng Anh, từ tiếng Pháp “aemulateur” được dịch thẳng thành “emulator”.
Bài thơ này tiên tri chính xác rằng người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí sẽ sáng lập Pháp Luân Đại Pháp để cứu độ chúng sinh trong vũ trụ. “Nhà lập pháp” (legislator) ở đây chính là “nhà sáng lập Đại Pháp”; “Pháp” ở đây không phải là pháp luật thông thường ở nhân gian mà là Pháp vũ trụ “thần thánh” (sacred), “huy hoàng” (pomp) như được chỉ ra trong câu thơ thứ nhất. “Các lối đi” (aisles) ở đây chính là “những con đường lên thiên quốc”, là con đường khiến một người bình thường trở thành Thần; Pháp Luân Đại Pháp có thể chân chính khiến người tu luyện hướng về con đường thành Thần.
Chúng ta biết rằng từ tiếng Anh “aisles” chính là “lối đi”, có lúc chỉ “hành lang”, bài thơ này dùng số nhiều để chỉ “những con đường” lên thế giới thiên quốc của Thần. Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp truyền Pháp kỳ thực chính là “mở những cánh cửa lớn”, thậm chí trong «Giảng Pháp tại Pháp hội phụ đạo viên Trường Xuân» năm 1998, Sư phụ từ bi của Đại Pháp còn nói: “Tôi nói rằng chỉ cần chư vị có thể học, chỉ cần chư vị có thể tu, bất kể chư vị đã phạm phải sai lầm nào, tôi đều độ chư vị. Tôi nói tôi đã mở cánh cửa lớn, kỳ thực tôi đã mở đến mức không còn cửa nữa, chỉ xét nhân tâm.” (bản dịch chưa chính thức). Trong «Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Manhattan 2005», Sư phụ của Đại Pháp nói: “Như vậy toàn thể các sinh mệnh của vũ trụ, bao quát cả các sinh mệnh và con người thế gian ở trong tam giới, thì giờ đây thái độ như thế nào đối với Đại Pháp là vô cùng quan trọng. Chính là một tiêu chuẩn như thế, chính là xét xem sinh mệnh hôm nay giữ thái độ như thế nào đối với Đại Pháp.” Như vậy từ “aisles” dùng số nhiều ở đây biểu thị rằng sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp chính là mở cánh cửa lớn lên thiên quốc, “mở đến mức không còn cửa nữa”, loại cơ hội này đúng là xưa nay chưa từng có.
Nửa đầu câu thơ thứ ba “Ngài sẽ nâng đỡ người khiêm tốn” ý nói những người chân tu Đại Pháp “khiêm tốn” sẽ được “thăng hoa” cả về thân và tâm nhờ tu luyện; nửa câu sau “làm phật ý những kẻ nổi loạn” ý nói sự hồng truyền của Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” đã kích động những nhân tố phụ diện trong vũ trụ, mà biểu hiện ở thế gian là xuất hiện những “kẻ nổi loạn” muốn gây rối và cản trở Pháp Luân Đại Pháp.
Câu thơ thứ tư “Sẽ không có đối thủ trên Trái đất này” là nói cho dù những “kẻ nổi loạn” có phản đối hay bức hại Đại Pháp thế nào, cuối cùng họ cũng không xứng làm “đối thủ” của Đại Pháp.
Sự hồng truyền và kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp
Các Thế Kỷ VII, Khổ 14
Nguyên văn tiếng Pháp:
Faux exposer viendra topographie,
Seront les cruches des monuments ouuertes :
Pulluler secte, faincte philosophie,
Pour blanches, noires, & pour antiques vertes.Tiếng Anh:
He will come to expose the false topography,
The (water) urns of historic significant will be opened
Sect and holy philosophy to thrive,
black for white and the new for the old.Tiếng Việt:
Ngài sẽ tới để phơi bày những hình tượng giả dối,
Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ sẽ được mở ra
Môn phái và triết lý thần thánh sẽ phát triển mạnh,
Đen thay cho trắng và mới thay cho cũ.
Bài thơ này tiên tri rằng sau khi người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí đến thế gian truyền Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”, hàng triệu người tại Trung Quốc sẽ vui mừng khi đắc được Đại Pháp tính mệnh song tu chân chính và xảy ra rất nhiều kỳ tích.
Câu thơ đầu tiên “Ngài sẽ tới để phơi bày những hình tượng giả dối” tiên tri về người sáng lập Pháp Luân Công đến nhân gian hồng truyền Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”, đặc tính tối căn bản của vũ trụ, là Phật Pháp tối căn bản. Đông đảo những người tu luyện Pháp Luân Công khi tu luyện thì không ngừng đề cao bản thân, đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ; như vậy hết thảy những “hình tượng giả dối” sẽ bị “phơi bày” trước quần thể tu luyện Pháp Luân Công theo “Chân-Thiện-Nhẫn”, bao gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tự khoe khoang là “vĩ đại, quang vinh, đúng đắn”.
Để lý giải câu thứ hai bài thơ “Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ sẽ được mở ra” thì trước tiên chúng ta hãy tham khảo những dự ngôn Trung Quốc có liên quan. Trong phần giới thiệu tôi đã nói qua: “Những lời tiên tri trong «Các Thế Kỷ» không chỉ nhất trí với «Thánh Kinh», mà còn nhất trí với các dự ngôn cổ đại Trung Quốc như «Mã Tiền Khóa», «Thiêu Bính Ca», «Mai Hoa Thi», v.v. thậm chí mật mã thời gian cũng đều giống nhau.”
Vào triều Minh tại Trung Quốc, sau khi Lưu Bá Ôn sáng tác dự ngôn «Thiêu Bính Ca», ông và Hoàng đế Chu Nguyên Chương còn có một đoạn đối thoại rất nổi tiếng, ở đây chúng ta trích dẫn một bộ phận:
Bá Ôn nói: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”
Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”
Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”
Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”
Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh khỏi kiếp này, bị tước hết quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.”
Ở đây chúng ta thấy rằng: “hải vận chưa khai là Đại Thanh” chỉ triều Thanh trước khi mở cửa thì ổn định; “hải vận khai rồi động đao binh” chỉ vào cuối thời Thanh mạt, các cường quốc xâm nhập Trung Quốc; sau khi triều Thanh mở cửa là chiến sự liên miên; còn “vận vận lại khai nữa” là chỉ Trung Quốc mở cửa mậu dịch triệt để với ngoại quốc (bao gồm bắt đầu tiến vào đàm phán, v.v.); đến thời này, Lưu Bá Ôn nói “ắt là Lão Thủy về kinh đô”. Vì thế Chu Nguyên Chương mới hỏi: “Lão Thủy có gì ư?” Bá Ôn vội đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ…..”
Như vậy “Lão Thủy” ở đây rốt cuộc là thế nào? “Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành” rõ ràng là có quan hệ với “Lão Thủy”. Thực ra “Lão Thủy” trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn và “Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ” trong «Các Thế Kỷ» là chỉ cùng một điều, “Lão Thủy” chính là “Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ”. Như vậy cứu cánh “Lão Thủy” ở đây là gì? “Lão Thủy” chính là “Pháp”; bởi vì “Lão Thủy” là nước của quá khứ, mà chữ “Pháp” (法) là do ba điểm Thủy (氵) và chữ “Khứ” (去) tổ hợp thành; do đó “Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ” cũng là “Pháp” (法).
Như vậy, đối với các bài thơ có liên quan đến “cái vạc” trong «Các Thế Kỷ», nếu “cái vạc” là số ít (urn) thì thường là chỉ thủy tai; tình huống này chúng ta đã đề cập trong Các Thế Kỷ II, Khổ 81 (Phần 4 Chương II), Các Thế Kỷ VIII Khổ 29 (Phần 5 Chương II) và Các Thế Kỷ X Khổ 50 (Phần 7 Chương II); còn nếu “cái vạc” là số nhiều (urns) thì rất có thể là chỉ “Pháp” (法) với “ba điểm Thủy” (氵).
Sau khi hiểu được câu thơ thứ hai “Những cái vạc (nước) cổ xưa bất hủ sẽ được mở ra” là chỉ “Đại Pháp hồng truyền” thì câu thơ thứ tư “Đen thay cho trắng và mới thay cho cũ” sẽ rất dễ lý giải; đây chính là điều mà Lưu Bá Ôn nói là “lớn thành nhỏ, già thành trẻ”. Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu chân chính, có thể khiến “già thành trẻ”, “tóc trắng thành tóc đen”. Câu thơ thứ ba “Môn phái và triết lý thần thánh sẽ phát triển mạnh” là tiên tri trước năm 1999, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp Trung Quốc đại lục, với cảnh tượng hàng nghìn hàng vạn người cùng nhau học Pháp luyện công. Mặc dù Pháp Luân Đại Pháp không phải tôn giáo, nhưng người Tây phương vẫn thường coi đây là “triết lý thần thánh” và “môn phái”.
Dự ngôn của Lưu Bá Ôn đã nói: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh khỏi kiếp này, bị tước hết quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.” Đây chính là lời tiên tri về thời vị Phật tương lai hạ thế truyền Pháp Luân Đại Pháp; khi ấy thậm chí những vị Phật, Đạo, Thần ở tầng thứ rất cao cũng cần hạ thế để tiếp thu và đồng hóa Đại Pháp, bởi vì đây là hy vọng tân sinh duy nhất của toàn vũ trụ.
Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới
Các Thế Kỷ III, Khổ 67
Nguyên văn tiếng Pháp:
Vne nouuelle fecte de Philosophes,
Mesprisant mort, or, honneurs & richesses,
Des monts Germains ne seront limitrophes,
A les ensuyure auront appuy & presses.Tiếng Anh:
A new sect of Philosophers
Despising death, gold, honors and riches
Will not be bordering upon the German mountains:
To follow them they will have power and crowds.Tiếng Việt:
Một môn phái mới của những nhà triết học
Xem thường cái chết, vàng, danh dự và của cải
Sẽ không chỉ giới hạn trên những ngọn núi của nước Đức:
Để theo họ, họ sẽ có quyền năng và những đám đông.
Trước đây người ta vẫn coi bài thơ này là miêu tả phong trào cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) của Cơ Đốc giáo khởi nguồn từ nước Đức; thế nhưng cải cách tôn giáo của Martin Luther đã xảy ra trước khi Nostradamus viết «Các Thế Kỷ» 100 năm, cần gì phải tiên tri nữa, huống hồ Nostradamus là một giáo đồ Thiên Chúa giáo kiền thành, đối với cải cách tôn giáo giữ thái độ rất bảo thủ. Kỳ thực, đây là một bài thơ “lấy cổ dụ kim” điển hình; nó tiên tri rằng Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền tại Trung Quốc, cuối cùng “Sẽ không chỉ giới hạn trên những ngọn núi của Trung Quốc”, mà hồng truyền toàn thế giới.
Câu thơ thứ nhất “Một môn phái mới của những nhà triết học” và câu “Môn phái và triết lý thần thánh sẽ phát triển mạnh” của Các Thế Kỷ VII, Khổ 14 đã phân tích ở trên là nhất trí. “Triết học” và “môn phái” đều là chỉ Pháp Luân Đại Pháp; hơn nữa câu thơ thứ hai “Xem thường cái chết, vàng, danh dự và của cải” chính là đặc điểm tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp: coi nhẹ hết thảy chấp trước thế gian, bao gồm sinh tử, tiền bạc và danh lợi. Công lý của Pháp Luân Công là trực chỉ nhân tâm, dạy người luyện công cần xem danh lợi cá nhân thật nhẹ, xem dục vọng cá nhân thật nhẹ, dạy người hành thiện tích đức, từ đức diễn hóa trở thành công; Pháp Luân Công truyền công tự nguyện, không có thu phí. Chính bởi những đặc điểm này, Pháp Luân Đại Pháp từng được gọi là “cao đức Đại Pháp” ở Trung Quốc, có thể xung phá hết thảy “ngăn cản” của cựu thế lực, hồng truyền toàn thế giới.
Câu thơ cuối cùng “Để theo họ, họ sẽ có quyền năng và những đám đông”: “Để theo họ” là Nostradamus khuyên nhủ người đời hãy đứng về phía Pháp Luân Đại Pháp, đứng về phía chính nghĩa trong trận đại chiến giữa Chính và tà, bởi vì “họ sẽ có quyền năng và những đám đông”.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/1/21/50529.html
Ngày đăng: 18-05-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.