Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (22): Thẩm phán cuối cùng



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG III: Vũ trụ Chủ Thần tại nhân gian

Phần 4: Ai là người thẩm phán cuối cùng?

Bấy giờ tôi thấy một chiếc ngai trắng lớn và Đấng ngồi trên ngai đó. Trước mặt Ngài đất và trời đều biến mất, chẳng còn thấy đâu nữa.” (Khải Huyền, 20:11)

Tôi cũng thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước ngai, và các sách được mở ra; cũng có một sách khác được mở ra, đó là sách sự sống. Những người chết bị xét xử tùy theo những việc họ làm, y như đã ghi trong các sách đó.” (Khải Huyền, 20:12)

Biển trả lại những người chết nó giữ; tử thần và âm phủ cũng trao lại những người chết trong chúng. Mọi người đều bị xét xử tùy theo những việc họ làm.” (Khải Huyền, 20:13)

Thẩm phán tối hậu của Thần luôn là trung tâm trong rất nhiều lời tiên tri về tương lai; chúng đều nói rằng Thần cuối cùng sẽ tới cứu thế gian, Thần sẽ tiến hành thẩm phán tối hậu với nhân loại. Tuy nhiên vị Thần chủ trì thẩm phán tối hậu rốt cuộc là ai? Từ 500 năm trước, Thượng Đế Toàn Năng thông qua dự ngôn «Các Thế Kỷ» đã cấp cho chúng ta đáp án.

Đại Pháp từ bi và thẩm phán tối hậu

Các Thế Kỷ VII, Khổ 17

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le Prince rare en pitié & clemence,
Apres auoir la paix aux siens baillé,
Viendra changer par mort grand cognoissance,
Par grand repos le regne trauaillé.

Tiếng Anh:

The prince who has rare pity and clemency,
After peace his great water barrels,
Will come to change by great jurisdiction of dead
By great recreating, reign exquisitely.

Tiếng Việt:

Vị Hoàng Tử với lòng trắc ẩn và nhân từ hiếm có,
Sau hòa bình, những thùng nước vĩ đại của Ngài,
Sẽ cải biến qua đại thẩm phán với người chết
Bằng tái tạo vĩ đại, thống trị tinh xảo.

Phần tiếng Anh bài thơ này đã được dịch lại, bởi vì bản dịch Anh văn cũ của bài thơ này là “dịch ý”, do vậy không bảo lưu được nguyên văn tiếng Pháp. Thực ra «Các Thế Kỷ» không phải chỉ sử dụng tiếng Pháp, mà còn kết hợp với tiếng La-tinh, tiếng Tây Ban Nha, thậm chí cả tiếng Anh. Ví dụ từ “rare” trong câu thứ nhất là Anh văn, nghĩa là “hiếm, hiếm có, ít có”, bản tiếng Anh cũ dịch là “little”, thành ra ý nghĩa tương phản lại. Do đó để phá giải «Các Thế Kỷ», nhân tố trọng yếu là phải trung thành với nguyên văn, cố gắng hết sức dịch thẳng để lý giải lời tiên tri.

Trong nguyên văn bài thơ, trọng yếu nhất là từ “cognoissance” ở câu thứ ba; bởi vì từ “connaissance” trong tiếng Pháp có nghĩa là “hiểu biết, kiến thức, nhận thức”, nên bản tiếng Anh cũ dịch là “will come through death to change (and become) very knowledgeable”, nghĩa là “sẽ thông qua cái chết để thay đổi (và trở nên) rất hiểu biết”; phiên dịch kiểu này rõ ràng là bất hợp lý. Thực ra, từ tiếng Pháp “connaissance” trong pháp luật chuyên nghiệp là biểu thị “quyền thụ lý, quyền thẩm lý, quyền hạn thẩm phán”; do đó “par mort grand cognoissance” có nghĩa là “qua đại thẩm phán với người chết”. “Đại thẩm phán” này đương nhiên chính là “thẩm phán tối hậu” hay “phán xét cuối cùng” trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh»: “Biển trả lại những người chết nó giữ; tử thần và âm phủ cũng trao lại những người chết trong chúng. Mọi người đều bị xét xử tùy theo những việc họ làm.” (Khải Huyền, 20:13)

Hai câu đầu bài thơ “Vị Hoàng Tử với lòng trắc ẩn và nhân từ hiếm có; Sau hòa bình, những thùng nước vĩ đại của Ngài” chính là chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp. Trong Phần 3 Chương này tôi đã trình bày qua: “Đối với các bài thơ có liên quan đến “cái vạc” trong «Các Thế Kỷ», nếu “cái vạc” là số nhiều (urns) thì rất có thể là chỉ “Pháp” (法) với “ba điểm Thủy” (氵).” Trong bài thơ này, Nostradamus đã dùng “những thùng nước” (water barrels) để thay thế cho “những cái vạc” (urns). “Thùng nước” còn lớn hơn “cái vạc”, lại thêm tính từ “vĩ đại” vào nữa, do đó “những thùng nước vĩ đại” hiển nhiên là chỉ “Đại Pháp”. Tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp là vô cùng bình hòa, các bài công pháp Pháp Luân Công cũng là vô cùng bình hòa, cho dù là “động công” thì cũng là “hoãn, mạn, viên”; do đó câu thơ thứ hai dùng “hòa bình” để mô tả điều này.

Câu thơ thứ ba “Sẽ cải biến qua đại thẩm phán với người chết” tiên tri rằng thẩm phán tối hậu là do Sư phụ của Đại Pháp chủ trì, đồng thời thông qua hồng truyền Đại Pháp vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn’ để khiến chúng sinh thấy rõ thiên lý “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, khai phát thiện niệm của chúng sinh, cũng là khiến chúng sinh “sẽ cải biến”.

Câu thơ thứ tư “Bằng tái tạo vĩ đại, thống trị tinh xảo” là hình dung Pháp Luân Đại Pháp cải biến vũ trụ và chúng sinh một cách “tinh xảo”, khiến vũ trụ bên bờ diệt vong được tân sinh, chúng sinh được cứu độ. Từ tiếng Anh “recreating” nguyên là “nghỉ ngơi, giải khuây”, nhưng giống cách cấu tạo “re-create” nghĩa là “tái tạo”, do đó chúng ta dịch “By great recreating” là “Bằng tái tạo vĩ đại”.

Tranh: Đại chiến giữa Chính và tà.

“Mộc Tử” là người thẩm phán cuối cùng

Các Thế Kỷ X, Khổ 73

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le temps present auecques le passé
Sera iugé par grand Iouialiste,
Le monde tard luy sera lassé,
Et desloyal par le clergé iuriste.

Tiếng Anh:

The present time together with the past
Will be judged by the great Jovialist:
The world too late will make he tired,
And through the clergy oath-taker disloyal.

Tiếng Việt:

Thời điểm hiện tại cùng với quá khứ
Sẽ được thẩm phán bởi “Mộc Tử” vĩ đại:
Thế giới quá muộn sẽ khiến Ngài mệt mỏi,
Và cũng bởi tăng lữ phản bội thệ ước.

Nguyên văn bản dịch cũ tiếng Anh được giữ nguyên, ngoại trừ chữ “Jovialist” được hoàn nguyên từ tiếng Pháp “Iouialiste”; việc lý giải chính xác từ “Jovialist” này chính là mấu chốt để phá giải bài thơ này.

“Jovialist” có thể là bắt nguồn từ “Jovial”, có nghĩa là “vui vẻ, vui tính”; do đó nguyên bản tiếng Anh phiên dịch “Jovialist” thành “Joker”, nghĩa là “người hay đùa, người thích pha trò”. Nhưng “Jovialist” cũng có thể bắt nguồn từ tính từ “Jovian”, thuộc về Chủ Thần trong thần thoại La Mã, nghĩa là “thuộc về Thần Jupiter” hoặc “thuộc về sao Mộc”; trong «Các Thế Kỷ» “Jovialist” chính là mang nghĩa này. Chúng ta biết rằng danh từ có đuôi “-ist” trong tiếng Anh thường chỉ người với loại học vấn nào đó, ví dụ “scientist” là “nhà khoa học”, “geologist” là “nhà địa chất”; như vậy “Jovialist” ở đây chính là “nhà nghiên cứu Chủ Thần” hoặc “nhà nghiên cứu Mộc tinh”.

Nếu như quả thực lời tiên tri này nói “Thời điểm hiện tại cùng với quá khứ; Sẽ được thẩm phán bởi Chủ Thần Jupiter vĩ đại”, thì tại sao không dùng trực tiếp “Chủ Thần Jupiter” (Jovian) mà lại dùng “Jovialist”? Ấy là bởi vì dự ngôn «Các Thế Kỷ» ngầm chỉ những đặc điểm sau đây của người thẩm phán tối hậu của vũ trụ:

(1) “Jovialist” là “nhà nghiên cứu Chủ Thần Jupiter”, cũng có nghĩa là “nhà sáng lập Đại Pháp căn bản của vũ trụ”, ấy là chỉ Lý Hồng Chí Tiên sinh truyền Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ.

(2) “Jovialist” cũng có thể chỉ “nhà nghiên cứu Mộc tinh”. Vào thời Trung Quốc cổ đại, các học giả tầng thứ tối cao của một loại học vấn thường được gọi một cách kính trọng là “Tử” (子); ví dụ Trung Quốc cổ đại có “Bách gia chư Tử”, “Khổng Tử” của Nho gia, “Lão Tử” của Đạo gia, “Mặc Tử” của Mặc gia, v.v. Do đó, “nhà nghiên cứu Mộc tinh” thì có thể được gọi là “Mộc Tử” (木子); đây chính là nguyên nhân tôi dịch “Jovialist” là “Mộc Tử”. Trong tiếng Hán, chữ “Mộc” (木) đặt trên chữ “Tử” (子) chính là chữ “Lý” (李); như vậy rõ ràng là bài thơ này dùng “Jovialist” để ám chỉ người thẩm phán cuối cùng của vũ trụ mang họ “Lý”.

(3) “Jovialist” là “nhà nghiên cứu Mộc tinh”, cũng chính là “người thuộc Mộc”; ở đây ám chỉ người thẩm phán cuối cùng là người “thuộc Mộc”, sinh ra vào năm Mộc trong Ngũ Hành. Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí sinh năm 1951, năm “Tân Mão”, chính là năm “thuộc Mộc”.

Khi phá giải Các Thế Kỷ IV, Khổ 99 tại Phần 2 Chương này chúng ta đã biết rằng: “Người con trai cả của Công Chúa” chính là chỉ người sinh ra tại thành phố “Công Chủ Lĩnh” tỉnh Cát Lâm; trong tiếng Hán, “Công Chủ” (公主) có nghĩa là “Công Chúa” (Princess). Trong thần thoại La Mã, Thần Jupiter là vị Thần tối cao, là Chủ Thần của vũ trụ; vũ khí của Ngài chính là sấm sét, là Thần chưởng quản sấm sét. Như vậy “Người con trai cả can đảm của Công Chúa” “Ngài sẽ phóng ra thật nhiều tia sét”, ngụ ý rằng người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh, không phải là một vị Thần tại nhân gian, mà là Chủ Thần của vũ trụ.

Tổng hợp những phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng dự ngôn «Các Thế Kỷ» bao hàm khải thị của Thần chỉ rõ “Thời điểm hiện tại cùng với quá khứ; Sẽ được thẩm phán bởi người sáng lập Pháp Luân Công vĩ đại”, Ngài chính là người thẩm phán tối hậu của vũ trụ.

Hai câu sau bài thơ “Thế giới quá muộn sẽ khiến Ngài mệt mỏi; Và cũng bởi tăng lữ phản bội thệ ước” tiên tri rằng người thẩm phán tối hậu của vũ trụ sẽ cảm thấy thất vọng trước các vị “tăng lữ” có hành vi bất chính trong thời Mạt kiếp (“Thế giới quá muộn”). Chính như Lý Hồng Chí Tiên sinh giảng trong bài “Biến dị” của «Tinh Tấn Yếu Chỉ»:

Hành vi bất chính ở những nhân viên của Thần đã phản bội hoàn toàn thệ ước trinh khiết của họ, khiến những phó chúc của Thần bị biến đổi thành chẳng còn giá trị gì nữa, làm cho nhân loại và Thần đều cảm thấy giật mình! Người lương thiện vẫn luôn coi họ là người gần bên mà mình có thể dựa vào để có được sự cứu rỗi, sự thất vọng khiến người ta càng ngày càng không tin tôn giáo, cuối cùng hoàn toàn mất tín tâm đối với Thần, từ đó làm hết thảy những điều xấu mà không kiêng nể gì hết. Phát triển cho đến hôm nay con người ta hoàn toàn biến thành con người biến dị với ma tính đại phát, làm cho chư Thần hoàn toàn mất tín tâm đối với con người, đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu vì sao chư Thần không quản con người nữa.” (bản dịch chưa chính thức)

Kỳ thực, lời này không chỉ nhắm vào những nhân viên của Thần trong tôn giáo Tây phương, mà còn bao gồm các “nhân viên của Thần” trong Phật giáo và Đạo giáo ở Đông phương, thậm chí bao gồm cả những người đã từng lập thệ ước thần thánh trên thiên thượng rằng sẽ hạ thế để đồng hóa với Đại Pháp, nhưng lại bị mê mất nguồn gốc giữa biển người nơi nhân thế này. Cũng như dự ngôn của Lưu Bá Ôn mà tôi đã trích dẫn ở Phần 3 Chương này: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh khỏi kiếp này, bị tước hết quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.” Trong số các “thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ” được nói đến ở đây, có một bộ phận đã quên mất thệ ước thần thánh của mình năm xưa; trải qua muôn kiếp luân hồi dài đằng đẵng, họ đã lỡ mất cơ duyên với “Pháp Luân Đại Pháp”, “không gặp con đường Kim Tuyến”. Như vậy bộ phận “tăng lữ phản bội thệ ước” này đã mê mất trong dòng chảy lớn của xã hội người thường, ảnh hưởng đến tiến trình Chính Pháp, khiến người thẩm phán tối hậu của vũ trụ cảm thấy “mệt mỏi”.

Những ai từng xem Dạ hội mừng năm mới 2007 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân hẳn còn nhớ tiết mục “Thệ ước thần thánh”, trong đó nói về năm xưa trước khi chúng Thần hạ thế đã có “thệ ước thần thánh” rằng khi “Pháp Luân Đại Pháp” hồng truyền, họ sẽ đồng hóa với Đại Pháp và “trợ Sư Chính Pháp”.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/1/22/50530.html



Ngày đăng: 19-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.