Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (36): Cách mạng văn hóa



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

Chương V: Tội ác của ĐCSTQ

Phần 6: Cách mạng văn hóa

Mao Trạch Đông phát động cách mạng văn hóa, đả đảo Lưu Thiếu Kỳ

Các Thế Kỷ II, Khổ 41

Nguyên văn tiếng Pháp:

La grand, estoille par sept iours bruslera.
Nuë fera deux Soleils apparoir,
Le gros mastin toute nuict hurlera,
Quand grand pontife changera de terroir.

Tiếng Anh:

The great star will burn for seven days,
The cloud will cause two suns to appear:
The big mastiff will howl all night
When the great pontiff will change country.

Tiếng Việt:

Ngôi sao lớn sẽ bùng cháy trong bảy ngày,
Đám mây sẽ khiến hai mặt trời xuất hiện:
Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm
Khi đại giáo chủ sẽ thay đổi đất nước.

Bài thơ này tiên tri về năm 1966, để đả đảo Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông phát động cách mạng văn hóa, khiến nhân dân Trung Quốc lâm vào tai họa trầm trọng.

Hai câu thơ đầu “Ngôi sao lớn sẽ bùng cháy trong bảy ngày; Đám mây sẽ khiến hai mặt trời xuất hiện” là chỉ năm 1959, trong Hội nghị lần thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 2, Lưu Thiếu Kỳ trúng cử Chủ tịch nước; khi ấy trên chính trường Trung Quốc xuất hiện 2 vị chủ tịch, một là Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông, hai là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. “Ngôi sao lớn” ở đây chỉ đích thị Lưu Thiếu Kỳ; “sẽ bùng cháy trong bảy ngày”, ở một phương diện chỉ bảy năm sau năm 1959, tức vào năm 1965, Lưu Thiếu Kỳ lại trúng cử Chủ tịch nước; ở một phương diện khác chỉ ông bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại trí tử từ năm 1962 đến năm 1969, tổng cộng bảy năm. Trong năm 1962, nhân vật đầu não của ĐCSTQ này đã có hành động thức tỉnh lương tri một số người, đó chính là năm tháng “bùng cháy” huy hoàng nhất trong cuộc đời ông.

Từ năm 1959 đến năm 1961, bởi sự bạo chính của Mao Trạch Đông và ĐCSTQ, Trung Quốc xuất hiện nạn đói lớn khiến hàng chục triệu người chết đói; toàn bộ Trung Hoa Đại Lục lâm vào một cảnh thượng bi thảm, chỉ có kẻ lòng lang dạ sói mới không động tâm. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ đã bị thảm cảnh này đánh thức lương tâm và cho rằng Trung Quốc không thể cứ tiếp tục thế này mãi được; ông nổi dũng khí phản đối chính sách sưu cao thuế nặng điên cuồng của Mao Trạch Đông đối với nhân dân. Tháng 1 năm 1962, diễn ra “đại hội bảy ngàn người” là hội nghị quy mô lớn nhất của ĐCSTQ; ngày 27 tháng 1, Lưu Thiếu Kỳ thận trọng đối diện với Mao Trạch Đông và bảy ngàn cán bộ cốt cán của ĐCSTQ, bác bỏ báo cáo được ĐCSTQ chuẩn bị kỹ càng và nói lên sự thật: Tình hình không tốt, “nhân dân không đủ ăn, thực phẩm không đủ, thịt, dầu, v.v. không đủ; mặc cũng không đủ, vải bị thiếu rất nhiều; cứ như vậy không được.” “Chúng ta lúc đầu cho rằng, về phương diện công nghiệp và nông nghiệp, mấy năm qua đều có đại nhảy vọt… thế nhưng hiện tại không những chẳng tiến lên, mà còn thụt lùi rất nhiều”. Lưu Thiếu Kỳ còn nói: “Nguyên nhân gây ra khó khăn là ‘ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa'”. Bài nói chuyện của Lưu Thiếu Kỳ đã khiến những người trong hội nghị đồng cảm từ tận trong tâm. Lưu Thiếu Kỳ nói xong, các cán bộ ĐCSTQ đều thi nhau nói, nói lên suy nghĩ chân thực của mình, phản đối việc tiếp tục chính sách đại nhảy vọt. Âm thanh kịch liệt nổi hết đợi này đến đợt khác. Cuối cùng, Mao Trạch Đông bất đắc dĩ phải “tự phê bình”, bị buộc phải nhịn nhục trong năm 1962, hạ thấp chỉ tiêu trưng thu lương thực. Nạn đói lớn của Trung Quốc cuối cùng đã kết lúc, có thể thấy Mao Trạch Đông từ đó hận Lưu Thiếu Kỳ đến “nghiến răng nghiến lợi”. (theo «Mao Trạch Đông: Những câu chuyện ít biết» của Trương Nhung)

Ngày 3 tháng 1 năm 1965, Lưu Thiếu Kỳ trúng cử Chủ tịch nước lần thứ 2. Khắp nơi trên toàn quốc, người ta tổ chức các hoạt động chào mừng, múa sư tử, đốt pháo, đồng thời trưng cả ảnh Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ. Báo chí viết: “Mao Chủ tịch, Lưu Chủ tịch đều là những lãnh đạo kính yêu nhất của chúng ta.” Đây chính là điều mà câu thơ thứ hai nói là “Đám mây sẽ khiến hai mặt trời xuất hiện”.

Trung Quốc xuất hiện “hai mặt trời”, đây là điều khiến Mao Trạch Đông không sao chịu nổi; ông ta nhất định phải đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, đồng thời để trả mối thù trong “đại hội bảy ngàn người”. Tuy nhiên lúc ấy uy tín của Lưu Thiếu Kỳ trong nội bộ đảng ngày một tăng, chỉ dựa vào lực lượng trong đảng để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ thì không phải là dễ; do đó Mao Trạch Đông đã phát động cái gọi là “cuộc vận động quần chúng” trong “đại cách mạng văn hóa”.

Hai câu thơ cuối “Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm; Khi đại giáo chủ sẽ thay đổi đất nước” là tiên tri Mao Trạch Đông phát động “đại cách mạng văn hóa”. “Đại giáo chủ” (great pontiff) ở đây chỉ Mao Trạch Đông, giáo chủ tà giáo ĐCSTQ; còn “sẽ thay đổi đất nước” chính là Mao Trạch Đông cần đả đảo cái gọi là “phe đương quyền theo con đường chủ nghĩa tư bản” thời bấy giờ. “Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm” ở đây tiên tri về ngày 7 tháng 8 năm 1966, Mao Trạch Đông viết «Báo chữ lớn—đánh đổ bộ tư lệnh», trong đó nói Trung ương có một “bộ tư lệnh của giai cấp tư sản”, chĩa mũi dùi phê phán vào Lưu Thiếu Kỳ và một số người khác. Ngày này đúng là ngày “Mậu Tuất”, ngày “con chó”, do đó mới nói “Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm”. Chúng ta đã biết rằng trong dự ngôn «Mã Tiền Khóa», để hình dung sự công bố của «Cửu Bình», Gia Cát Lượng đã dùng “Thần kê nhất thanh” (Tiếng gà gáy sớm) để miêu tả; còn «Các Thế Kỷ» nói “Đem tới gà trống món quà của đội quân vũ trang”, tiếng gà gáy ở đây đại diện cho “phát thanh bình luận”. «Báo chữ lớn» của Mao Trạch Đông cũng đặc biệt dùng phương thức “phát thanh” để truyền bá, do đó «Các Thế Kỷ» đã lấy “Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm” để biểu thị.

Ngay sau khi “Con chó lớn dữ tợn sẽ tru lên suốt đêm”, ngày 8 tháng 8 năm 1966, hội nghị Bát Giới lần thứ 11 của ĐCSTQ thông qua «Quyết định của Trung ương ĐCSTQ về đại cách mạng văn hóa vô sản», cách mạng văn hóa toàn diện bắt đầu. Thần không phải là chửi Mao Trạch Đông, nhưng quả thực bài báo trong ngày “con chó” của ông ta đã gây ra tai họa tột cùng cho nhân dân Trung Quốc. Trong 10 năm cách mạng văn hóa “mưa sầu gió thảm”, ít nhất 1/10 số gia đình trên toàn Trung Quốc phải chịu xung kích và khiến hàng triệu người chết.

Hồng vệ binh nổi dậy, phê đấu “tẩu tư phái”

Các Thế Kỷ VIII, Khổ 19

Nguyên văn tiếng Pháp:

A soustenir la grand cappe troublée,
Pour l’esclaircir les rouges marcheront,
De mort famille sera presque accablée,
Les rouges rouges le rouge assommeront.

Tiếng Anh:

To support the great troubled Cappe;
the reds will march in order to clarify it;
a family will be almost overcome by death,
the red, red ones will knock down the red one.

Tiếng Việt:

Để ủng hộ Cappe trong rắc rối lớn;
Hồng binh sẽ hành quân để làm sáng tỏ nó;
Một gia đình sẽ gần như bị khuất phục bởi cái chết,
Kẻ màu đỏ, hồng binh sẽ đả đảo kẻ màu đỏ.

Bài thơ này tiên tri về sự nổi dậy của hồng vệ binh trong cách mạng văn hóa. Tổ chức hồng vệ binh do thanh niên học sinh thành lập này đã trở thành công cụ đấu tranh của ĐCSTQ; rất nhiều người đã bị ĐCSTQ lợi dụng để trở thành “đội quân tiên phong” phá hoại văn hóa truyền thống và tiến hành đấu tranh chính trị.

Hai câu thơ đầu “Để ủng hộ Cappe trong rắc rối lớn; Hồng binh sẽ hành quân để làm sáng tỏ nó” tiên tri về nguyên nhân sự nổi dậy của hồng vệ binh, đó chính là “rắc rối lớn” của giáo chủ Mao Trạch Đông của tà giáo ĐCSTQ. Khi ấy bên trong đảng xuất hiện những “phần tử chủ nghĩa xét lại”, cái gọi là “chủ nghĩa xét lại” này chính là không hoàn toàn nghe theo Mao Trạch Đông, dám “xét lại” ý kiến của Mao Trạch Đông, đây cũng chính là “rắc rối lớn” của giáo chủ tà giáo ĐCSTQ—Mao Trạch Đông. Để phản đối “chủ nghĩa xét lại” thì cần phải có người tới đả đảo những “phần tử chủ nghĩa xét lại” bên trong đảng; do đó dưới sự xúi giục của ĐCSTQ, tổ chức tạo phản “hồng vệ binh” đã ra đời.

Ngày 16 tháng 5 năm 1966, sau khi được Mao Trạch Đông phê chuẩn, ĐCSTQ ban hành «Thông tri 16/5» về cách mạng văn hóa, trong đó nói: Hình thế chính trị trong đảng, trong nước là quyền lãnh đạo giới học thuật, giới giáo dục, giới tin tức, giới văn nghệ, giới xuất bản, v.v. các lĩnh vực văn hóa đều không nằm trong tay giai cấp vô sản; từ Trung ương cho tới các tỉnh, thành phố, khu tự trị đều trộn lẫn “các nhân vật tư sản”, “các phần tử chủ nghĩa xét lại phản cách mạng” trong đảng, chính phủ, quân đội và các giới văn hóa; “một khi thời cơ chín muồi, chúng sẽ cướp đoạt chính quyền, biến chuyên chính vô sản thành chuyên chính tư sản”. “Ví dụ, các nhân vật kiểu như Khrushchev, chúng đang ngủ ngay bên cạnh chúng ta”, “được đào tạo để trở thành người kế nghiệp chúng ta”. Do đó mục đích cách mạng văn hóa chính là tiến hành phê phán họ, “loại trừ những kẻ này, một số kẻ đang nắm quyền lãnh đạo”. Sau đó, ĐCSTQ thành lập “ban lãnh đạo cách mạng Trung ương”; ngày 18 tháng 5, Lâm Bưu có một bài nói chuyện, gọi “Mao Chủ tịch là thiên tài, câu nào của Mao Chủ tịch cũng là chân lý, mỗi câu hơn cả vạn câu của chúng ta”, phát động phong trào sùng bái cá nhân trên toàn quốc.

Cuối tháng 5, tổ chức hồng vệ binh đầu tiên trên cả nước được thành lập, tự nhận là “hồng vệ binh bảo vệ Mao Chủ tịch, Mao Chủ tịch là hồng tư lệnh của chúng ta”. Sau đó, học sinh sinh viên trên toàn quốc ào ào thành lập các tổ chức hồng vệ binh, đồng loạt nổi dậy tạo phản. Ngày 1 tháng 8, Mao Trạch Đông đích thân viết thư biểu thị sự ủng hộ hồng vệ binh tạo phản; ngày 7 tháng 8, trong hội nghị Bát Giới lần thứ 11, Mao Trạch Đông đưa ra «Báo chữ lớn—đánh đổ bộ tư lệnh»; ngày 18 tháng 8, tại Thiên An Môn, Mao Trạch Đông lần đầu tiên tiếp kiến hồng vệ binh các nơi trên toàn quốc. Báo chí ĐCSTQ nói: “‘Hồng vệ binh’ là tổ chức quần chúng cách mạng do học sinh sinh viên thủ đô thành lập trong cuộc vận động đại cách mạng văn hóa vô sản, họ nguyện suốt đời bảo vệ Mao Chủ tịch, bảo vệ ĐCSTQ, bảo vệ đội quân tiên phong đỏ của tổ quốc.” Do đó bài thơ tiên tri mới dùng “Hồng binh sẽ hành quân để làm sáng tỏ nó” để biểu thị sự nổi dậy của hồng vệ binh.

Mao Trạch Đông là giáo chủ tà giáo ĐCSTQ, hoạt động của hồng vệ binh do ĐCSTQ chỉ đạo thấm đẫm “tà tính” của ĐCSTQ. Lúc đầu tại Bắc Kinh, hồng vệ binh phê đấu chính thầy giáo và lãnh đạo trường ngay trong lớp học; cô giáo Biện Trọng Vân bị học sinh đánh chết tươi, trở thành người đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục bị công khai đấu tố đến chết trong cách mạng văn hóa. Hung thủ giết người Tống Bân Bân đã từng được Mao Trạch Đông tiếp kiến, Mao nói với cô ta: “Văn chất bân bân là không tốt, phải dùng vũ lực!” Đối với ĐCSTQ, những học sinh hung ác đánh chết thầy giáo của mình này chính là người kế nghiệp tà giáo. Sau đó, dưới sự ủng hộ của ĐCSTQ, các hồng vệ binh “hung ác” từ nhà trường hướng ra toàn xã hội, dấy lên ngọn thủy triều “phá tứ cựu”, đập tan hết thảy di sản văn hóa truyền thống. Đối với cái gọi là “địa chủ, phú nông, phản động, kẻ xấu, cánh hữu, phần tử trí thức” “đầu trâu mặt ngựa”, hồng vệ binh tiến hành bức hại tàn khốc, tùy tiện bắt trói, đánh đập, thậm chí hành hạ đến chết; rất nhiều người khuynh gia bại sản, tan nát cửa nhà. Từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, chỉ tính riêng Bắc Kinh đã có gần 10 vạn người bị đuổi về nông thôn, 1.772 người bị hồng vệ binh đánh chết tươi, trong đó rất nhiều là thầy giáo và hiệu trưởng, tạo thành “khủng bố đỏ” khắp Bắc Kinh.

“Hành quân” được tiên tri trong câu thơ thứ hai là chỉ hoạt động “xâu chuỗi” của hồng vệ binh; hồng vệ binh các nơi tụ lại ở Bắc Kinh để “lấy kinh”, đi đến đâu gây chuyện đến đó; sau đó “khủng bố đỏ” lan ra toàn Trung Quốc.

Hai câu thơ sau “Một gia đình sẽ gần như bị khuất phục bởi cái chết; Kẻ màu đỏ, hồng binh sẽ đả đảo kẻ màu đỏ” tiên tri rằng dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông và ĐCSTQ, hồng vệ binh tiến hành “đại phê đấu” với “tẩu tư phái” (phe đi theo con đường tư bản chủ nghĩa), phê đấu đặc biệt tàn khốc với Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cuối cùng bức hại Lưu Thiếu Kỳ đến chết.

Tháng 10 năm 1966, nội dung chủ yếu của cuộc vận động hồng vệ binh trở thành: phê phán “đường lối phản động của giai cấp tư sản”, tức đấu tranh với phe đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trong đảng, gọi tắt là “tẩu tư phái”. Phương thức là viết báo chữ lớn công kích, mở hội phê đấu, ngược đãi sỉ nhục, diễu phố thị chúng, v.v. Rất nhiều cán bộ trong đảng không nghe theo Mao Trạch Đông cũng bị phê đấu, mà đối tượng bị phê đấu số một chính là Lưu Thiếu Kỳ.

Ngày 25 tháng 12 năm 1966, Mao Trạch Đông đã tự mình chuẩn bị một món quà cho ngày sinh nhật 73 tuổi vào hôm sau: Trong chỉ thị cho “cách mạng văn hóa Trung ương”, Mao lệnh 5 ngàn sinh viên tạo phản của đại học Thanh Hoa tiến hành tuần hành tại Bắc Kinh, rải truyền đơn, hô khẩu hiệu, chạy xe gắn loa công suất lớn hô: “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ!” Đây chính là đại hành động “25/12” chấn động cả trong và ngoài nước; Mao Trạch Đông đã lợi dụng hồng vệ binh để đẩy khẩu hiệu “đả đảo Lưu Thiếu Kỳ” ra toàn xã hội.

Từ đó trở đi, các loại “đại hội phê đấu quần chúng” nhất tề giáng lên đầu Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 1 tháng 4 năm 1967, «Nhân Dân Nhật báo» đăng một bài viết, không nêu rõ tên mà tuyên bố Lưu Thiếu Kỳ là “kẻ đương quyền lớn nhất trong đảng đi theo con đường chủ nghĩa tư bản”, trong ngày hôm ấy triệu tập đại hội 30 vạn người phê đấu vợ Lưu Thiếu Kỳ là Vương Quang Mỹ. Tháng 8 năm 1967, Trung Nam Hải mở một đại hội phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, “Lưu Thiếu Kỳ bị đánh ngã xuống đất, lại bị hết người này tới người khác dẫm đạp lên”. Đại hội phê đấu được làm thành phim để Mao Trạch Đông thưởng thức; ông ta vui vẻ xem cảnh địch nhân của mình bị đánh đập và phê đấu. Năm 1969, Lưu Thiếu Kỳ bị ĐCSTQ bức hại đến chết.

Tuy nhiên trong cách mạng văn hóa, không chỉ gia đình Lưu Thiếu Kỳ, “Một gia đình sẽ gần như bị khuất phục bởi cái chết”, mà hàng chục triệu gia đình trên toàn Trung Quốc cũng chịu phải xung kích với hàng triệu người bị hại chết.

Phá tứ cựu, hủy diệt văn hóa truyền thống

Các Thế Kỷ VIII, Khổ 11

Nguyên văn tiếng Pháp:

Peuple infiny paroistra à Vicence
Sans force feu brusler la basilique
Prés de Lunage deffait grand de Valence,
Lors que Venise par mort prendra pique.

Tiếng Anh:

A multitude of people will appear at Vicenza
without force, fire to burn the Basilica.
Near Luna age, the great one of Valenza defeated:
at a time when Venice takes up the quarrel through custom.

Tiếng Việt:

Một đám rất đông người sẽ xuất hiện tại Vicenza
Không cưỡng bức, ngọn lửa đốt cháy Basilica.
Gần thời đại Mặt trăng, đại nhân vật ở Valenza bị đánh bại:
Vào thời điểm khi Venice gây tranh cãi thông qua phong tục.

Nguyên câu thơ thứ ba bản tiếng Anh dùng chữ “Lunage”, đây thực ra là chỉ thời gian chứ không phải địa danh, do đó chúng ta đổi thành “Luna age”, nghĩa là “thời đại Mặt trăng”.

Bài thơ này tiên tri về “cuộc vận động phá tứu cựu” mà ĐCSTQ đã phát động trong thời cách mạng văn hóa để hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Trước tiên chúng ta xem hai câu đầu tiên “Một đám rất đông người sẽ xuất hiện tại Vicenza; Không có cưỡng bức, ngọn lửa đốt cháy Basilica”.

“Vicenza” là một thành phố cổ ở miền Bắc nước Ý, một di sản văn hóa nổi tiếng. Năm 1994, “trung tâm thành phố Vicenza” được Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới; đây là tác phẩm của kiến trúc sư thời Phục Hưng Palladio và các đệ tử của ông. Tác phẩm của Palladio đã phá vỡ truyền thống hoa lệ thời Phục Hưng, hình thành một loại phong cách cổ điển kiểu La Mã, gây ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc thế giới. Trong đó, Basilica Palladiana của Vicenza đã trở thành tác phẩm nổi tiếng; Basilica là một loại kiến trúc công cộng của La Mã cổ đại, có đại sảnh hình chữ nhật với những chiếc cột bao quanh.

“Basilica Palladiana của Vicenza” là di sản văn hóa thế giới, là vật báu trong kiến trúc của nước Ý; như vậy “Một đám rất đông người sẽ xuất hiện tại Vicenza”, mà lại “Không cưỡng bức, ngọn lửa đốt cháy Basilica”, nghĩa là tự mình phá hoại di sản văn hóa của chính mình. Loại hành vi điên rồ này trên thế giới từ trước đến nay chưa từng có, ngoại trừ Trung Quốc trong “cuộc vận động phá tứ cựu” thời cách mạng văn hóa; như vậy sự việc hoang đường trong bài thơ tiên tri này đã phát sinh tại Trung Quốc. “Một đám rất đông người sẽ xuất hiện tại Vicenza” cho thấy hành vi tự phá hoại di sản văn hóa dân tộc này chính là một cuộc “vận động quần chúng đại quy mô”.

Hai câu thơ sau “Gần thời đại Mặt trăng, đại nhân vật ở Valenza bị đánh bại; Vào thời điểm khi Venice gây tranh cãi thông qua phong tục” tiên tri về thời gian và bối cảnh dẫn tới “cuộc vận động phá tứ cựu”. Trong «Các Thế Kỷ», thời đại Mặt trăng là chỉ thời kỳ Chính Pháp vũ trụ, thời mà ĐCSTQ can nhiễu và bức hại Pháp Luân Công; như vậy câu thơ nói “Gần thời đại Mặt trăng”, nghĩa là thời kỳ thống trị của ĐCSTQ khi Pháp Luân Công chưa xuất hiện. “Valenza” là một thành phố nhỏ ở miền Tây Bắc nước Ý, ở đây chỉ Diên An nằm tại Tây Bắc Trung Quốc; “Venice” là một thành phố ở miền Đông Bắc nước Ý, ở đây đại diện cho Bắc Kinh tại Trung Quốc. Như vậy “đại nhân vật ở Valenza bị đánh bại” chính là tiên tri Lưu Thiếu Kỳ, một trong 5 đại bí thư ĐCSTQ, “bị đả đảo”; “Vào thời điểm khi Venice gây tranh cãi thông qua phong tục” là tiên tri chính quyền Bắc Kinh có những tranh luận về vấn đề văn hóa truyền thống. Trước tiên, cuối năm 1965, đã có những tranh luận đối với vở kịch lịch sử «Hải Thụy bãi quan» từ năm 1960 của phó thị trưởng Bắc Kinh Ngô Hàm; thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân thành lập “tiểu tổ 5 người cách mạng văn hóa”. Tưởng rằng tranh luận chỉ hạn chế trong phạm vi học thuật, thế nhưng Mao Trạch Đông lại cho rằng giới văn nghệ đã bị giai cấp tư sản chiếm lĩnh, từ đó phát động “đại cách mạng văn hóa”, lấy đó làm lý do để đả đảo Lưu Thiếu Kỳ.

Về tại sao ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, thì trong Chương 6 «Cửu Bình» đã phân tích tỉ mỉ rồi; “triết học” của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc là hoàn toàn tương phản. Văn hóa truyền thống giảng kính Trời kính Thần, giảng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, giảng “dân là quý, xã tắc là thứ nhì”; thế nhưng ĐCSTQ không giảng thế, chỉ giảng “lợi ích của đảng”. “Thiên địa quân thần sư” cũng không thiết, chỉ có bạo quân của ĐCSTQ, những cái khác không cần, do đó những điều này đều bị ĐCSTQ đả đảo trong “đại cách mạng văn hóa”. Bản chất của tà giáo ĐCSTQ là phản truyền thống Trung Hoa, phản dân tộc Trung Hoa, phản nhân loại.

Sau khi Mao Trạch Đông viết bài báo chữ lớn trong ngày “con chó” mùng 7 tháng 8 năm 1966, Trung ương ĐCSTQ đã ban hành «Quyết định của Trung ương ĐCSTQ về đại cách mạng văn hóa vô sản», trong đó đề xuất “giai cấp tư sản mặc dù đã bị lật đổ, thế nhưng chúng vẫn có ý đồ dùng cựu tư tưởng, cựu phong tục, cựu tập quán của giai cấp bóc lột để hủy hoại quần chúng, chinh phục nhân tâm, gắng sức đạt được mục đích phục hồi của chúng.” Ngày 18 tháng 8, Mao Trạch Đông tiếp kiến hồng vệ binh tại Thiên An Môn; ngày hôm sau, hồng vệ binh giương lên khẩu hiệu “đập tan hết thảy cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán” trên khắp các phố, với tôn chỉ là đập tan hết thảy “tứ cựu”, gây tai họa khắp Bắc Kinh.

ĐCSTQ như thể có oán thù sâu nặng với văn hóa truyền thống Trung Hoa; những bức tượng phù điêu lưu ly Thiên Tôn trên đỉnh núi Vạn Thọ ở Di Hòa Viên tránh được một phen cướp bóc của liên quân tám nước xâm lược Bắc Kinh năm ấy, thế nhưng không thể thoát khỏi bàn tay quỷ dữ “phá tứ cựu” của ĐCSTQ, toàn bộ đều bị hồng vệ binh đập vỡ. Hồng vệ binh phá miếu thờ Thanh Hoa Viên, khiến cố cung trở thành “huyết lệ cung”; hồng vệ binh phá Định Lăng của triều Minh, đem ba bộ hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và Hoàng hậu từ trong lăng tẩm giơ lên “đập nát thành tro”. Trong cuộc điều tra về bảo tồn văn vật năm 1958 tại Bắc Kinh, trong số 6.843 nơi có cổ tích văn vật thì 4.922 nơi bị phá sạch, 538.000 bộ văn vật các loại bị phá hủy,….

Dưới sự bày mưu của ĐCSTQ, hồng vệ binh khám xét vật phẩm “tứ cựu” khắp nơi, lấy danh nghĩa phê đấu “địa chủ, phú nông, phản động, kẻ xấu, cánh hữu”, v.v. để tiến hành tịch biên đại quy mô tại Bắc Kinh. Tổng cộng 114.000 hộ đã bị lục soát, vật phẩm văn hóa bị cướp sạch rồi đập nát không còn lại gì. Hồng vệ binh đánh chết hơn 1.000 người, đuổi về nông thôn 10 vạn người.

Ảnh: Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát.

Ảnh: Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”.

Đối với hành vi bạo ngược phá hoại văn hóa truyền thống của hồng vệ binh, các tờ báo lớn trên toàn quốc đều cùng một giọng: “Cơn thủy triều đại cách mạng văn hóa vô sản đã cuốn sạch các con phố của thủ đô”; còn Nhân Nhân Nhật báo ra bài xã luận «Thật tốt quá!», trắng trợn thêm dầu vào lửa. Do đó, cuộc vận động “phá tứ cựu” chưa từng có trong lịch sử nhanh chóng lan khắp toàn quốc; các báu vật của văn hóa Trung Hoa đều bị tà giáo ĐCSTQ ngang nhiên phá sạch.

Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật; các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….

Ảnh: Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi.

Ảnh: Hồng vệ binh tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng.

Trong cuộc vận động “phá tứ cựu”, toàn quốc trên dưới tổng cộng khoảng 10 triệu hộ gia đình đã bị lục soát; các bức thư họa, sách báo, đồ đựng, trang sức, sách cổ tản mát các nơi trong dân gian không biết đã bị thiêu mất bao nhiêu; hồng vệ binh đốt sách thiêu tranh, quét sạch văn học dân gian, bản thảo sử liệu bị cướp sạch…. (theo «Bao nhiêu văn vật đốt quách cho rồi» của Đinh Trừ)

Sự thật chứng minh rằng, tổ chức tà giáo đến từ phương Tây ĐCSTQ hoàn toàn là đại địch của dân tộc Trung Hoa, là đầu sỏ chủ mưu phá hoại văn hóa Trung Hoa.

Sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông

Các Thế Kỷ IX, Khổ 71

Nguyên văn tiếng Pháp:

Aux liex sacrez animaux veu à trixe,
Auec celuy qui n’osera le iour,
A Carcassonne pour disgrace propice,
Sera posé pour plus ample seiour.

Tiếng Anh:

At the holy places animals seen with hair,
With him who will not dare the day:
At Carcassonne propitious for disgrace,
He will be set for a more ample stay.

Tiếng Việt:

Ở những chốn linh thiêng, các con thú với “mao” được thấy,
Với hắn, kẻ sẽ không dám giữa ban ngày:
Tại Carcassonne, điềm lành cho sự ô nhục,
Hắn sẽ được lưu lại trong một thời gian dư dật hơn.

Bài thơ này tiên tri về thời cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông phát động sùng bái cá nhân, ngõ hầu thông qua giáo dục tẩy não của tà giáo ĐCSTQ để đem sự sùng bái đến thật nhiều người.

Hai câu thơ đầu “Ở những chốn linh thiêng, các con thú với ‘mao’ được thấy; Với hắn, kẻ sẽ không dám giữa ban ngày” tiên tri về sự sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông trong thời cách mạng văn hóa, cũng chính là tuyên truyền “tạo thần” của tà giáo ĐCSTQ. Chữ tiếng Anh “hair” có nghĩa là “lông thú”, tiếng Hán gọi là “mao”. “Các con thú với ‘mao’ được thấy” ở đây là chỉ các “quần chúng” thờ phụng Mao Trạch Đông; “Với hắn, kẻ sẽ không dám giữa ban ngày” là chỉ “Lâm phó thống soái” “sợ ánh mặt trời” trong thời kỳ chiến tranh. Do bị thương, Lâm Bưu không chỉ sợ ánh sáng, mà còn sợ nước, sợ gió. Khẩu hiệu thời cách mạng văn hóa “Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương, Lâm phó chủ tịch vĩnh viễn kiện khang” thật ra đều là “quỷ thoại”.

Năm 1966, sau khi ĐCSTQ ban hành «Thông tri 16/5», cách mạng văn hóa chính thức bắt đầu; ngày 18 tháng 5, Lâm Bưu có một bài nói chuyện, gọi “Mao Chủ tịch là thiên tài, câu nào của Mao Chủ tịch cũng là chân lý, mỗi câu hơn cả vạn câu của chúng ta”, từ đó các nơi trên toàn quốc bắt đầu phong trào sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông. Trên toàn quốc, một đợt ấn phẩm lớn gọi là “hồng bảo thư” «Mao Chủ tịch ngữ lục» được xuất bản. Ngày 12 tháng 8, các trường đại học ở Bắc Kinh triệu tập đại hội long trọng “nghênh bảo thư”, mỗi người được phát miễn phí một bộ “hồng bảo thư” (sách đỏ), các nơi trên toàn quốc rộ lên cơn sốt mua «Mao tuyển». Ngày 18 tháng 6, Mao Trạch Đông tiếp kiến đoàn đại biểu hồng vệ binh tại cổng thành Thiên An Môn, khiến sự sùng bái lên thành cao trào. Trên quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm ngàn hồng vệ binh tay vẫy “hồng bảo thư”, hô to khẩu hiệu “vạn tuế”, tràn ngập cả quảng trường. Sau đó, Mao Trạch Đông lại lục tục gặp mặt hơn 11 triệu hồng vệ binh.

Ảnh: “Biển đỏ” khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn.

Trong cách mạng văn hóa, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông điên cuồng đến nỗi tất cả văn chương, bao gồm cả luận văn khoa học, đều phải kèm theo các trích dẫn trong «Mao Chủ tịch ngữ lục», hơn nữa tất cả chữ lấy từ sách của Mao Trạch Đông đều phải in đậm. Trong khoảng thời gian này, tất cả các bài phát biểu trong đại hội trước tiên phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục», khởi đầu bằng “Mao Chủ tịch dạy chúng ta rằng….” Thậm chí nói chuyện với nhau trên đường phố cũng phải bắt đầu với «Mao Chủ tịch ngữ lục»; ai ai cũng phải nhảy “điệu múa trung thành” để biểu thị bản thân “trung thành vô hạn với lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch”; chính giữa sảnh lớn trong mỗi gia đình đều phải treo chân dung của Mao. Sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông trong đại cách mạng văn hóa của ĐCSTQ khiến Hitler của Đức Quốc Xã cũng phải chào thua.

Ảnh: Vận động viên bơi lội trước khi nhảy xuống nước cũng phải đọc “hồng bảo thư”.

Ảnh: Hồng vệ binh nhảy “điệu múa trung thành”.

Đến mùa Xuân năm 1967, sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm; ĐCSTQ tuyên truyền khẩu hiệu “ba trung thành, bốn vô hạn”. “Ba trung thành” tức là: trung thành với Mao Chủ tịch, trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông, trung thành với đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Còn cái gọi là “bốn vô hạn” tức là: đối với Mao Chủ tịch, đối với tư tưởng Mao Trạch Đông và đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch thì “nhiệt tâm vô hạn, tín ngưỡng vô hạn, sùng bái vô hạn, trung thành vô hạn”. Hết thảy đều là biểu hiện điên khùng của một loại tà giáo, một hình thức tẩy não điên cuồng đối với toàn nhân dân Trung Quốc. Không phân già trẻ, đều bị buộc “đọc hồng bảo thư hàng ngày”, hơn nữa phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo”, trở thành một loại “nghi thức tôn giáo”.

Ảnh: Học sinh tiểu học dân tộc thiểu số cũng phải “sớm xin chỉ thị tối báo cáo”.

Nếu như vậy, mấy thập niên sau khi cách mạng văn hóa qua đi, nhân dân Trung Quốc vẫn bị ĐCSTQ tẩy não để trở thành “các con thú với ‘mao’ được thấy”. Điều này quả là đáng buồn, và nó cũng chính là điều được tiên tri ở hai câu thơ sau: “Tại Carcassonne, điềm lành cho sự ô nhục; Hắn sẽ được lưu lại trong một thời gian dư dật hơn”.

“Carcassonne” là một thành phố pháo đài ở miền Nam nước Pháp. Trong thơ nói “Tại Carcassonne, điềm lành cho sự nhục nhã” là nói tại Trung Quốc qua bao nhiêu năm, bức ảnh “ô nhục” của Mao Trạch Đông vẫn trở thành “điềm lành” được treo ở trong phòng, thậm chí trong xe hơi. Những người Trung Quốc sùng bái Mao Trạch Đông do bị ĐCSTQ tẩy não cũng ngoan cố tựa như “pháo đài Carcassonne”, do đó câu thơ thứ tư mới nói “Hắn sẽ được lưu lại trong một thời gian dư dật hơn”. Trong một thời gian dài như vậy, thứ sùng bái của người Trung Quốc đối với Mao vẫn tồn tại y nguyên.

Ở một phương diện khác, “Carcassonne” có thể được tách thành hai chữ “Carcass” và “sonne”. “Carcass” là xác thú vật, “sonne” là biến thể của “sonner” trong tiếng Pháp, nghĩa là phát ra âm thanh. Như vậy câu thơ thứ ba và câu thơ thứ nhất là đối ứng, tiên tri về hai sự kiện: Một là sau khi “con thú với ‘mao'” chết đi, “Carcass” tức xác của nó, nguyên là thứ “ô nhục”, lại được bảo lưu như một thứ “điềm lành”—trên quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ cho xây một cái lăng để ướp xác Mao. Thứ hai là sau khi Mao chết, âm thanh của “con thú với ‘mao'”, tức cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông”, được ĐCSTQ coi như bảo bối với “điềm lành” để kế thừa, trở thành “tư tưởng chỉ đạo” của ĐCSTQ. Điều này cũng không có gì là lạ, bởi vì ĐCSTQ nguyên là “con thú tà ác”, nên nó phải dùng tư tưởng “con thú với ‘mao’” để chỉ đạo.

Thanh niên trí thức “lên núi xuống làng”

Các Thế Kỷ III, Khổ 60

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par toute Asie grande proscription,
Mesme en Mysie, Lysie, & Pamphylie :
Sang versera par absolution,
D’vn ieune noir remply de felonnie.

Tiếng Anh:

Throughout all Asia great proscription,
Even in Mysia, Lycia and Pamphilia.
Blood will be shed because of the absolution
Of a young evil one filled with felony.

Tiếng Việt:

Xuyên khắp Á Châu, đợt lưu đày lớn,
Cho dù ở Mysia, Lycia hay Pamphilia.
Máu sẽ phải chảy để được xá tội
Của một thanh niên tà ác với đầy tội ác.

Từ “noir” trong câu thơ cuối cùng bản tiếng Pháp thường là chỉ “màu đen”, nguyên bản tiếng Anh dịch là “black”, thế nhưng “noir” cũng có thể chỉ “tà ác”; ở đây chúng ta dùng nghĩa sau, dịch thành “evil” để phù hợp với chữ “tội ác” (felony).

Bài thơ này tiên tri về cuộc vận động thanh niên trí thức “lên núi xuống làng” phát sinh trong thời cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Vào thời cách mạng văn hóa, những người có thể thực sự nhận rõ bộ mặt của Mao Trạch Đông là không nhiều; Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, là một trong số ấy. Trong «Kỷ yếu “công trình 517″», anh ta viết về hiện trạng Trung Quốc thời bấy giờ như sau: “Phần tử trí thức thanh niên lên núi xuống làng, chẳng khác nào lao động cải tạo biến tướng… hồng vệ binh lúc đầu bị lừa dối để lợi dụng, bị đưa ra làm bia đỡ đạn, sau đó trở thành con dê thế mạng”. Trong bài thơ tiên tri nói “Xuyên khắp Á Châu, đợt lưu đày lớn” là chỉ đích thị phong trào “thanh niên trí thức lên núi xuống làng” “chẳng khác nào lao động cải tạo biến tướng”; bởi vì những đợt “lưu đày” khác trong lịch sử đều không phát sinh sự tình “Máu sẽ phải chảy để được xá tội” như trong câu thơ thứ ba. Người thực sự “phạm tội” và bị lưu đày thì chỉ có tuân theo khuôn phép mới có thể tranh thủ được thả; chỉ có “lao động cải tạo biến tướng” “thanh niên trí thức lên núi xuống làng” thì mới có thể phát sinh sự việc “Máu sẽ phải chảy để được xá tội”. Ngoài ra, câu thơ cuối cùng đã chỉ rõ đám nhân quần bị lưu đày này chính là “thanh niên”.

Cuộc vận động “thanh niên trí thức lên núi xuống làng” chính là sau khi lợi dụng “hồng vệ binh” xong, Mao Trạch Đông cố ý vứt bỏ họ một cách tuyệt tình. Tháng 12 năm 1968, Mao Trạch Đông truyền chỉ thị “thanh niên trí thức tới vùng nông thôn, tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”, từ đó thay đổi vận mệnh của toàn bộ thanh niên thành thị và hàng chục triệu gia đình ở thành phố. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học những năm 1966, 1967, 1968 (sau gọi là “lão tam giới”) bị ĐCSTQ đuổi về vùng nông thôn, cộng thêm thanh niên trí thức về nông thôn sau này, tổng cộng là hơn 16 triệu thanh niên trí thức trên toàn quốc phải “lên núi xuống làng”, do đó trong câu thơ tiên tri nói “Xuyên khắp Á Châu, đợt lưu đày lớn”.

Cái gọi là “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông” chính là ĐCSTQ mượn cớ để trừng trị “thanh niên trí thức”. Câu thơ thứ hai “Cho dù ở Mysia, Lycia hay Pamphilia”: “Mysia” là một vùng ở Tây Bắc Anatolia hay tiểu Á (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), “Lycia” là vùng Tây Nam Anatolia, còn “Pamphilia” là một hải đảo. Câu này ý nói rằng bất kể thân bạn ở nơi xa xôi nào, Tây Bắc, Tây Nam hay hải đảo ở phía Nam cũng vậy,  chỉ cần bạn là “thanh niên trí thức” dưới thời ĐCSTQ, thì phải “lên núi xuống làng” để “tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”.

Ảnh: Học sinh trung học huyện Đức An, khu Cùng Sơn, tỉnh Giang Tây thì cũng phải “lên núi xuống làng”.

ĐCSTQ là một loại tà giáo, đối với những loại người khác nhau, nó có các cách thức tẩy não khác nhau để lợi dụng, dùng xong thì vứt bỏ một cách tuyệt tình. Trong thời kỳ gọi là “cải cách ruộng đất”, ĐCSTQ lợi dụng nông dân, lấy “nông dân bao vây thành thị” để đoạt chính quyền, xong việc rồi vứt bỏ nông dân. Sau đó, ĐCSTQ chế định chế độ hộ khẩu cực kỳ phân biệt giữa thành thị và nông thôn, đem cả đời người nông dân chôn sâu nơi thôn dã. ĐCSTQ coi nông dân là đối tượng để “bóc lột” lương thực và nông sản, không cấp bảo đảm gì cho họ, lại cố ý gây ra nạn đói lớn làm chết đói hàng chục triệu nông dân. Sau khi lợi dụng “nhân sĩ dân chủ” xong, ĐCSTQ đàn áp họ toàn diện trong “vận động chống cánh hữu” và cách mạng văn hóa. Ngoài ra, ĐCSTQ lợi dụng những lão soái Bành Đức Hoài, Hạ Long, Trần Nghị để “giành thiên hạ”, dùng Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, v.v. các “nhà cách mạng lão thành” để khôi phục kinh tế sau nạn đói lớn, lợi dụng xong thì thanh trừ họ. “Lên núi xuống làng” chính là “hồng vệ binh” bị ĐCSTQ lợi dụng xong rồi đem vứt bỏ.

Thật đáng thương, những “thanh niên trí thức” sau khi bị dùng xong rồi vứt bỏ này, rất nhiều người khi bị ĐCSTQ lừa dối đã “tràn đầy nhiệt huyết” hưởng ứng lời hiệu triệu, gọi là “trời đất mênh mông, mặc sức vùng vẫy”, “tràn đầy lòng hăng hái xuống nông thôn”, “bám gót thống soái Mao Chủ tịch, đất trời bát ngát luyện lòng trung”. v.v. Rõ ràng ĐCSTQ đã “chôn vùi” tuổi thanh xuân của họ, thế nhưng họ lại “lấy tuổi thanh xuân hiến dâng cho đảng”; ĐCSTQ khiến họ “chết đi sống lại” nhiều lần, thế nhưng họ vẫn “thủy chung không thay đổi với đảng”. Họ không hề thấy được sự tà ác của tà giáo ĐCSTQ.

Hai câu thơ sau “Máu sẽ phải chảy để được xá tội; Của một thanh niên tà ác với đầy tội ác” tiên tri rằng sau khi “những thanh niên tà ác với đầy tội ác” (hồng vệ binh) bị ĐCSTQ “lưu đày” về nông thôn; trong những năm 1970, để được “phóng thích” về thành phố, họ sẽ tranh giành nhau đến mức “máu sẽ phải chảy”. Khi những năm 1970 bắt đầu, những thanh niên này phải dùng các loại phương pháp để “tranh thủ” “số người có hạn” được về thành phố. Trong giai đoạn sau những năm 1970, xuất hiện những đợt kháng cự đại quy mô; thanh niên trí thức thông qua thỉnh nguyện, bãi công, nằm đường ray, thậm chí tuyệt thực, v.v. rất nhiều phương thức để kiên quyết đòi trở về thành phố.

Cuộc vận động “lên núi xuống làng” trong cách mạng văn hóa đã hủy hoại rất nhiều người Trung Quốc, khiến xã hội hỗn loạn, tuyệt tự tri thức,….

Cũng có người nói, những thanh niên “lên núi xuống làng” đã bị ĐCSTQ lừa gạt; ĐCSTQ đã dùng phương thức “lao động cải tạo biến tướng” này để lừa dối thanh niên. Hiện tại khi nhìn lại thì chúng ta thấy loại hình “lừa gạt” này là rất lộ liễu. Thế nhưng với phương thức tẩy não của ĐCSTQ, thử hỏi có bao nhiêu người Trung Quốc bị lừa gạt? Mỗi người Trung Quốc, nếu có thể độc lập tự mình suy xét thì sẽ phát hiện ra rằng, sự “lừa gạt” và “dối trá” của ĐCSTQ là không ở đâu không có.

Hỡi người Trung Quốc, các bạn còn để ĐCSTQ “lừa gạt” đến bao giờ?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/4/23/52493.html



Ngày đăng: 11-06-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.