Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (10): Mật mã thời gian



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG II: Nhìn lại lịch sử

Cuốn sách tiên tri «Các Thế Kỷ» của Nostradamus đã được chứng thực bởi rất nhiều sự kiện lịch sử trong suốt 400 năm qua; tuy nhiên trong số 942 bài thơ tiên tri của ông, chân chính bị phá giải thì chưa đến một nửa. Những người phản đối các lời tiên tri của Nostradamus đều kiếm cớ thế này, họ nghi ngờ: “Vì sao rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như thế, trong «Các Thế Kỷ» lại không thấy có?” Kỳ thực rất nhiều sự kiện trọng yếu trong lịch sử không phải là không có trong «Các Thế Kỷ», mà là vì người ta chưa giải mã được mà thôi.

Để giải mã các sự kiện lịch sử được tiên tri trong «Các Thế Kỷ», thì nhất định phải giải quyết được vấn đề: sự kiện lịch sử, thời gian, địa điểm và nhân vật. Người viết sở dĩ chỉ mất chưa đến 4 tháng đã phá giải được 300 bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ», cả hiện tại lẫn tương lai, chủ yếu là vì tôi đã phá giải được hệ thống mật mã thời gian trong «Các Thế Kỷ», cũng như phương pháp biểu đạt địa điểm bằng “so sánh” trong dự ngôn. Thực ra nếu dành nhiều thời gian hơn, tôi có thể tiếp tục giải mã thêm được các sự kiện lịch sử trong «Các Thế Kỷ»; tuy nhiên tên cuốn sách này là «Hành trình Chính Pháp—Những vần thơ cứu thế», rất nhiều sự kiện lịch sử đối với lời cảnh tỉnh đại kiếp nạn cũng như cứu độ thế nhân thời hiện tại là không có quan hệ. Do đó với hơn 3 tháng phá giải dự ngôn, tôi chỉ tập trung vào những sự kiện lịch sử mà chưa từng có người phá giải, và tập hợp chúng vào “Chương II: Nhìn lại lịch sử”.

Mọi người chú ý điểm này: Các dự ngôn truyền đạt khải thị của Thần trong lịch sử, đều là cố ý dùng ngôn ngữ khuyên bảo thế nhân tả thành “mê ngữ”, nghĩa là thời gian và địa điểm rất ít khi nói thẳng ra; và chúng ta phải giải ra chỗ mê thì mới được, do vậy đọc hiểu tiên tri của Thần khải thị đòi hỏi phải có trí tuệ nhất định, mà chủng loại “trí tuệ” này thường là Thần ban cho. Ví như nói về địa điểm sự kiện, trong lời mở đầu tôi đã nói qua: Từ khía cạnh địa lý mà nói, «Các Thế Kỷ» bao hàm phạm vi toàn thế giới, và mặc dù vào thời đại của Nostradamus, Châu Mỹ vẫn chưa được phát hiện, nhưng ông vẫn có thể dùng các địa danh Châu Âu với lịch sử và địa lý tương tự để ám chỉ các địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Kỳ thực, tất cả các dự ngôn trong lịch sử đều thích sử dụng phương thức biểu đạt địa điểm “ám chỉ”, không suy luận thì không được. Ví dụ như, Nostradamus căn bản không biết địa danh nào của Trung Quốc, nhưng Thần lại cấp khải thị cho ông những sự kiện xảy ra tại Trung Quốc mấy trăm năm sau, vậy làm thế nào? Nostradamus buộc phải dùng những địa danh tại Pháp vào thời ông sống để “ám chỉ”, đây chính là tính cục hạn của ngôn ngữ tiên tri khi ghi lại khải thị của Thần.

«Khải Huyền» của «Thánh Kinh» cũng là một loại dự ngôn do Thần khải thị, ví như dùng Balylon cổ đại thuộc lưu vực Lưỡng Hà để ám chỉ lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời hiện đại. Thánh John không biết sông Hoàng Hà và Trường Giang, nên Ngài đã dùng cổ Babylon như một loại so sánh; Babylon cũng thuộc Đông phương, cũng nằm giữa hai dòng sông, và cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người Trung Quốc không hiểu tại sao Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương lại cứ tập trung mãi vào vùng Vịnh, Iran, Iraq, tưởng rằng họ tranh chấp nhau nguồn năng lượng dầu lửa; kỳ thực nguyên nhân trọng yếu nhất chính là các quốc gia Tây phương hiểu nhầm «Khải Huyền» của «Thánh Kinh», nghĩ rằng Iraq, Iran chính “Lưỡng Hà” của Babylon cổ đại.

Không chỉ có địa điểm, trong dự ngôn cũng dùng phương pháp “ám chỉ” với các loại hoạt động xã hội, sự vật trong tương lai mà thời đại dự ngôn ra đời không hề có. Ví dụ, trong tiên tri «Thôi Bối Đồ» của Trung Quốc, Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đã thấy trước “phi cơ” của vị lai, nhưng họ không thể tả hai chữ “phi cơ” vào dự ngôn được, chỉ có thể dùng “chim sắt trên trời” trong đồ hình và cái gọi là “phi giả phi điểu, tiềm giả phi ngư” trong câu sấm mà thôi.

Phần 1: “Mật mã” thời gian và văn hóa Trung Hoa

Giải mã câu thần chú trong «Các Thế Kỷ»

Các Thế Kỷ VI, Khổ 100

Nguyên văn tiếng Pháp:

LEGIS CAUTIO CONTRA INEPTOS CRITICOS
Qui legent hos versus, mature censunto;
Prophanum vulgus & inscium ne attrectato.
Omnesque Astrologi, Blenni, Barbari procul sunto,
Qui aliter faxit, is rite sacer esto.

Tiếng Anh:

INCANTATION OF THE LAW AGAINST INEPT CRITICS
Let those who read this verse consider it profoundly,
Let the profane and the ignorant herd keep away:
And far away all Astrologers, Idiots and Barbarians,
May he who does otherwise be subject to the sacred rite.

Tiếng Việt:

CÂU THẦN CHÚ CỦA PHÁP ĐỐI LẠI NHỮNG KẺ CHỈ TRÍCH DỚ DẨN
Hãy để những ai đọc câu thơ này cân nhắc sâu sắc,
Hãy để những kẻ dốt nát và báng bổ thần thánh tránh xa:
Và thật xa những nhà chiêm tinh, kẻ ngốc và người man rợ,
Để có lẽ anh ta phải lệ thuộc vào nghi thức thần thánh.

Đây là một bài thơ cực kỳ trọng yếu để đọc và phiên dịch được «Các Thế Kỷ». Trong tổng số 942 bài thơ trong «Các Thế Kỷ», chỉ bài thơ này là có tiêu đề, từ đó có thể thấy bài thơ này trọng yếu đến thế nào. Tiêu đề “CÂU THẦN CHÚ CỦA PHÁP ĐỐI LẠI NHỮNG KẺ CHỈ TRÍCH DỚ DẨN” chính là nói: Nếu như chư vị muốn chân chính đọc những bài thơ mang khải thị của Thần trong «Các Thế Kỷ», thì bài thơ này chính là câu thần chú “Vừng ơi, hãy mở ra”. Tiếc là qua bao nhiêu năm như thế vẫn chưa có ai hoàn toàn đọc hiểu được nó, lại tưởng đây là một câu giễu cợt với những lời phê bình ngu xuẩn; và dù có một số người biết rằng bài thơ này là trọng yếu, nhưng cũng không hoàn toàn hiểu được. Thực ra về tình huống này thì Thượng Đế Toàn Năng đã sớm dự liệu từ 400 năm trước rồi, nên mới đem bài thơ này đặt tại vị trí đặc thù: ở cuối cùng Các Thế Kỷ VI, trước bài mở đầu Các Thế Kỷ VII, với hy vọng rằng sẽ có người đọc hiểu nó, từ đó giải mã được «Các Thế Kỷ» trước thời kỳ nhân loại ở trong “sự tuần hoàn của con số bảy vĩ đại”.

Ý bài thơ này nói, là hãy tránh xa cách hiểu “dốt nát và báng bổ thần thánh” khi giải mã «Các Thế Kỷ»; chỗ này thì dễ hiểu. Nhưng câu thứ ba “Và thật xa tất cả những nhà chiêm tinh” thì khiến người ta thật khó giải thích. Có thể nói các nhà tử vi và chiêm tinh học chính là linh hồn của những lời tiên tri Tây phương; nhưng ở bề mặt các bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ» dùng rất nhiều miêu tả về các tinh tú, vậy thì tại sao lại “thật xa tất cả những nhà chiêm tinh”? Điều khiến người ta càng khó lý giải hơn chính là Nostradamus bản thân là một nhà chiêm tinh vĩ đại, nhưng tự ông lại nói “thật xa tất cả những nhà chiêm tinh”. Hơn nữa Nostradamus đã nhiều lần nói rằng những lời tiên tri của ông là căn cứ vào tính toán sự chuyển động của các hành tinh. Như tôi đã đề cập ở lời mở đầu, trong bức thư gửi con trai, Nostradamus viết: “Sở dĩ những người trong tương lai có thể được người hiện tại nhìn thấy, là vì Thượng Đế Toàn Năng thông qua hình tượng hé lộ cho chúng ta, cùng với các bí mật khác nhau của tương lai được trao cho thuật chiêm tinh chính thống, cũng như trong quá khứ, để sức mạnh và lời tiên đoán đi xuyên qua họ, và ngọn lửa thần truyền cảm hứng để họ công bố chúng cho cả người và Thần.” Ở đây đã minh xác đề cập đến “thuật chiêm tinh chính thống”.

Như vậy, bí mật ở đây rốt cuộc là thế nào? Trong lời mở đầu tôi đã trình bày rồi, nguồn gốc dự ngôn «Các Thế Kỷ» là do Thần khải; những lời tiên tri này là sau khi Nostradamus thông linh với Thượng Đế Toàn Năng, ông ghi lại những khải thị của Thần để lưu cấp cho hậu nhân. Còn trong câu thần chú phi thường trọng yếu này, Thần yêu cầu hậu nhân khi giải thích «Các Thế Kỷ» phải “tránh thật xa tất cả những nhà chiêm tinh”; như vậy nhà chiêm tinh Nostradamus chỉ là ghi lại lời nói của Thần. Chính vì thế trong phần giới thiệu tôi mới nói: “Trong số những lời tiên tri của Nostradamus, «Các Thế Kỷ» dự đoán cực kỳ chính xác, bởi vì chúng chủ yếu là sản phẩm của sự câu thông với Thần; còn các bức thư và tính toán chiêm tinh của ông chỉ là thứ yếu, bởi vì chúng mang theo một chút lý giải của cá nhân ông.”

Câu “thật xa tất cả những nhà chiêm tinh” có nghĩa là người đời sau không thể dùng số tử vi hoặc thuật chiêm tinh Tây phương để giải thích dự ngôn «Các Thế Kỷ». Đương nhiên tử vi thường thức Tây phương vẫn có thể hữu dụng ở mặt nào đó, nhưng dùng chúng để giải thích «Các Thế Kỷ» thì hoàn toàn không thể. Vậy thì phải dùng cái gì đây? Trong lời mở đầu tôi đã nói qua: “Thực ra các lời tiên tri trong «Các Thế Kỷ» không chỉ nhất trí với «Thánh Kinh», mà còn nhất trí với các dự ngôn cổ đại Trung Quốc như «Mã Tiền Khóa», «Thiêu Bính Ca», «Mai Hoa Thi», v.v. thậm chí mật mã thời gian cũng đều giống nhau.” Như vậy đáp án thật là đơn giản: Rất nhiều miêu tả về chiêm tinh trong «Các Thế Kỷ» thực ra là biểu thị cách tính năm bằng can chi theo giáp (một giáp = 60 năm) của Nông lịch Trung Quốc (Âm lịch); hệ thống mật mã thời gian trong «Các Thế Kỷ» chính là hệ thống ghi ngày bằng Thiên can Địa chi của Trung Quốc. Cách xem sao “Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh” trong «Các Thế Kỷ» chính là biểu thị Ngũ Hành “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ” của Trung Quốc, từ đó có thể suy ra năm phát sinh sự kiện theo “Thiên can Địa chi”.

Thực ra trong Chương I, tôi đã dùng đến hệ thống mật mã thời gian này: Ví dụ tại Phần 1 của Chương I, Các Thế Kỷ I, Khổ 80, câu đầu tiên “Từ luồng sáng thứ sáu xuất hiện trên bầu trời”; “Luồng sáng thứ sáu” đại biểu cho Thiên can thứ 6, tức là “Kỷ”; “luồng sáng” và “sấm nổ” ám chỉ Địa chi thuộc Hỏa; do đó năm này chính là năm “Kỷ Tỵ”; năm 1989 là năm “Kỷ Tỵ”. Từ đó mới có thể phá giải bài thơ tiên tri này là nói về sự kiện “Lục Tứ” ngày 4/6/1989.

Trên thực tế, một số bài tiên tri cá biệt trong «Các Thế Kỷ» đã trực tiếp nêu rõ thời gian, nhưng mục đích là để ám chỉ giải thích cho người đời sau rằng: Chư vị dùng chiêm tinh học để suy đoán thời gian thì hoàn toàn không đúng; thời gian đã ghi rõ rồi, nhưng tử vi lại không phù hợp; vậy phải dùng cách tính can chi một giáp 60 năm của Nông lịch Trung Quốc thì mới được.

Bài thơ tiên tri số 1 minh xác thời gian

Các Thế Kỷ III, Khổ 77

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le tiers climat sous Aries comprins,
L’an mil sept cens vingt & sept en Octobre,
Le Roy de Perse par ceus d’Egypte prins,
Conflit, mort, perte, à la croix grand opprobre.

Tiếng Anh:

The third climate included under Aries
The year 1727 in October,
The King of Persia captured by those of Egypt:
Conflict, death, loss: to the cross great shame.

Tiếng Việt:

Khí hậu thứ ba ở dưới cung Bạch Dương
Năm 1727, tháng Mười
Vua Ba Tư bị bắt bởi những vị Vua Ai Cập:
Xung đột, chết chóc, thiệt hại: nỗi nhục lớn của Thập tự giá.

Bài thơ này có nêu thời gian cụ thể, và phá giải của tác giả Lạc Tấn (Trung Quốc) là: “Qua nhiều lần chinh chiến, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh (Ai Cập lúc này phụ thuộc vào Đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ) đánh bại Vương quốc Ba Tư (Iran). Tháng 10 năm 1727, những người Ba Tư đầu hàng phải hướng về Thổ Nhĩ Kỳ khuất nhục cầu hòa. Lúc ấy, ‘Thập tự giá’, tức Cơ Đốc giáo phải chịu tổn thất  nhục nhã và trả một phần lãnh địa cho Ba Tư, thừa nhận người kế thừa Vương vị, v.v. Tín ngưỡng tôn giáo của Đế chế Ottoman là Cơ Đốc giáo, còn tín ngưỡng Ba Tư là Hồi giáo.

Tôi nói về hệ thống mật mã thời gian ở đây. Câu thơ đầu tiên gợi ý mật mã thời gian “Khí hậu thứ ba ở dưới cung Bạch Dương”, câu thơ thứ hai nêu thời gian cụ thể: “Năm 1727, tháng Mười”. Chúng ta biết rằng theo số tử vi Tây phương, cung Bạch Dương nằm từ 21 tháng 3 đến 20 tháng 4, so với “tháng Mười” ở câu dưới là không phù hợp. Nhưng nếu chúng ta dùng cách tính năm theo can chi của Nông lịch Trung Quốc thì sẽ phá giải được mật mã thời gian trong câu thứ nhất: Cung Bạch Dương thuyết minh năm này là năm con Dê (trong tiếng Hán, chữ “Dương” (羊) có nghĩa là “dê”), như vậy Địa chi ở đây là “Mùi”; “Khí hậu thứ ba” thuyết minh Thiên can năm này là ngôi thứ 3 trong số 10 Thiên can, tức “Bính”, mà Cung Bạch Dương lại ở bên trên “khí hậu thứ ba” này, tức là ngôi thứ 4, hay “Đinh”. Như vậy năm này là năm “Đinh Mùi”; năm 1727 chính là năm “Đinh Mùi”.

Bài thơ tiên tri số 2 minh xác thời gian

Các Thế Kỷ III, Khổ 96

Nguyên văn tiếng Pháp:

Chef de Fossan aura gorge couppee,
Par le ducteur du limier & leurier :
La fait paré par ceux du mont Tarpee,
Saturne en leo treziesme Feurier.

Tiếng Anh:

The Chief of Fossano will have his throat cut
By the leader of the bloodhound and greyhound:
The deed executed by those of the Tarpeian Rock,
Saturn in Leo February 13.

Tiếng Việt:

Chủ nhân của Fossano sẽ bị cắt đứt cổ họng
Bởi lãnh đạo của cảnh khuyển và chó săn:
Thực hiện bởi những người của Tarpeian Rock,
Thổ tinh tại chòm sao Sư Tử ngày 13 tháng Hai.

Đây là bài thơ tiên tri đã được phá giải, nói về “vụ ám sát Công tước Berry ngày 13 tháng 2 năm 1820”. Nguyên văn phá giải của Lạc Tấn nói: “Câu thơ thứ hai và thứ ba là lời miêu tả đối với kẻ sát nhân, ông ta là người huấn luyện chó, ‘Thực hiện bởi những người của Tarpeian Rock’. Kẻ sát nhân thô lỗ làm việc tại chuồng gia súc (lán ngựa) của phủ Công tước. Câu cuối cùng chỉ rõ thời gian, ngày 13 tháng 2 năm 1820“.

Mật mã thời gian bài thơ tiên tri này nằm ở câu thứ tư “Thổ tinh tại chòm sao Sư Tử ngày 13 tháng Hai”. Theo tử vi Tây phương, chòm sao Sư Tử là từ ngày 23 tháng 7 đến 22 tháng 8, không khớp với thời gian trong bài là “13 tháng Hai”. Nhưng nếu chúng ta dùng can chi của Nông lịch Trung Quốc để phá giải, chòm sao Sư Tử là từ ngày 23 tháng 7 đến 22 tháng 8, chủ yếu nằm vào tháng “Thân” (tháng 7 Âm lịch), theo Ngũ Hành là thuộc Kim; như vậy “Thổ tinh tại chòm sao Sư Tử” là nói “Thổ ở trong Kim”. Năm 1820 là năm Canh Thìn, “Canh” thuộc Kim, “Thìn” thuộc Thổ, đây chính là năm “Thổ ở trong Kim”.

Như vậy, chúng ta đã chứng minh được mật mã thời gian trong «Các Thế Kỷ» chính là hệ thống tính năm theo can chi của Trung Quốc; đây chính là hàm nghĩa chân chính của “thật xa tất cả những nhà chiêm tinh” trong Các Thế Kỷ VI, Khổ 100. Có người lại có thể hỏi: “Vì sao thần linh Tây phương lại dùng Nông lịch Trung Quốc để biểu thị thời gian? Anh đã nghĩ đến điểm này chưa?” Kỳ thực đạo lý rất đơn giản: Mỗi người tu luyện Pháp Luân Công chân chính đều biết rằng, văn hóa truyền thống Trung Quốc là “văn hóa bán Thần”, dùng ngôn ngữ rất gần với Thần trên thiên thượng, chỉ thế mà thôi. Rất nhiều người đều biết Pháp Luân Công giảng: Văn hóa truyền thống Trung Quốc là “bán Thần văn hóa”; vậy mà rất nhiều người tôn sùng khoa học hiện đại coi tiếng Hán thua xa ngôn ngữ Tây phương, ở dưới con mắt của Thần thì quả là “lẫn lộn đầu đuôi”.

Trên thực tế, Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều lần giảng Pháp đều nói rằng văn hóa Trung Quốc là ‘bán Thần văn hóa’. Ngày 25 tháng 2 năm 2006, trong giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles, Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:

Thực ra tôi vẫn luôn giảng cho mọi người, tôi nói rằng văn hoá Trung Quốc là văn hoá mà Thần truyền tại nhân loại, là văn hoá nửa-Thần; do vậy trong đó có rất nhiều nhân tố văn hoá là mang theo nội hàm rất thâm sâu; còn văn tự của ngôn ngữ các dân tộc khác là không có trên thiên thượng. Nhưng chủng loại chữ viết này của Trung Quốc là rất gần với văn tự trên thiên thượng, so với cách viết trên thiên thượng là cũng giống về cách viết, [nhưng] đường bút vẽ là khác. Chữ viết của các dân tộc khác là không có trên thiên thượng. Cũng có người thấy thiên thần trên thiên thượng dùng văn tự của dân tộc nào đó viết cho họ những gì đó triển hiện cho con người; thực ra, đó chỉ là Thần diễn hoá cho con người bằng văn tự mà chư vị đọc hiểu được mà thôi. Vì văn hoá Trung Quốc là văn hoá nửa-Thần, [nên] không hoàn toàn [thần], cũng không hoàn toàn không; chính là trạng thái ấy.”

Vậy thì, hiện giờ các bạn đã có thể lý giải được rồi: Vì sao một học viên Pháp Luân Công phổ thông, chỉ trong chưa đầy 4 tháng, đã phá giải được 300 bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ», cả về hiện tại lẫn tương lai, làm được điều mà chưa có chuyên gia nghiên cứu «Các Thế Kỷ» nào trên thế giới làm được. Hết thảy “trí tuệ” ấy đều từ “Pháp Luân Đại Pháp” mà đến.

Ở các phần tiếp theo trong Chương này, tôi sẽ tập hợp các sự kiện lịch sử trong «Các Thế Kỷ» mà chưa từng có ai phá giải.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/12/24/49849.html



Ngày đăng: 06-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.