Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (25): Thỉnh nguyện ôn hòa



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG IV: Chân tướng bức hại

Phần 2: Sự kiện Thiên Tân và thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4

Sự kiện Thiên Tân—đại kiếp nạn bắt đầu

Các Thế Kỷ I, Khổ 51

Nguyên văn tiếng Pháp:

Chef d’Aries, Jupiter & Saturne,
Dieu éternel quelles mutations !
Puis par long siecle son maling temps retourne
Gaule et Italie, quelles esmotions.

Tiếng Anh:

The head of Aries, Jupiter and Saturn.
Eternal God, what changes !
Then the bad times will return again after a long century;
what turmoil in France and Italy.

Tiếng Việt:

Thủ lĩnh cung Bạch Dương, Mộc tinh và Thổ tinh.
Thượng Đế ôi, biết bao biến động đang diễn ra!
Rồi thời kỳ bất hạnh sẽ trở lại sau một thế kỷ dài;
Hỗn loạn làm sao, ở Pháp và Italy.

Bài thơ này tiên tri chính xác vào tháng 4 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra một sự kiện ác tính, mở màn dẫn tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công; đây cũng là mở màn sự can nhiễu và phá hoại quy mô lớn của “cựu thế lực” đối với Chính Pháp—”sự kiện Thiên Tân” tháng 4 năm 1999.

Câu thơ đầu tiên “Thủ lĩnh cung Bạch Dương, Mộc tinh và Thổ tinh” là mật mã thời gian, trong đó “Mộc tinh và Thổ tinh” biểu thị đây là năm có Địa chi là “Mộc” và Thiên can là “Thổ” theo Ngũ Hành, chính là năm 1999. “Cung Bạch Dương” biểu thị thời gian phát sinh sự kiện trong khoảng từ 21 tháng 3 đến 20 tháng 4; “sự kiện Thiên Tân” nguyên là ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu đăng bài “Tôi không tán thành thanh thiếu niên luyện khí công” trên tạp chí «Thanh thiếu niên khoa kỹ bác lãm» của Học viện Giáo dục Thiên Tân; thời gian này chính là tại “cung Bạch Dương”. Như vậy, “Thủ lĩnh cung Bạch Dương” ám chỉ Thần bảo vệ Mars của chòm sao Bạch Dương; trong «Các Thế Kỷ», “Mars” thường là chỉ đảng cộng sản, do đó “Thủ lĩnh cung Bạch Dương” tiên tri rằng sự kiện ác tính này hoàn toàn là do ĐCSTQ tạo ra.

Câu thơ thứ hai “Thượng Đế ôi, biết bao biến động đang diễn ra!” tiên tri rằng “sự kiện Thiên Tân” ở nhân gian dường như là một việc nhỏ, nhưng kỳ thực báo hiệu can nhiễu và phá hoại quy mô lớn của “cựu thế lực” đối với Chính Pháp vũ trụ bắt đầu. Sự tham dự phá hoại của chúng đối với Chính Pháp khiến thiên tượng đại biến, đây chính là đại kiếp nạn của vũ trụ; bởi vì thông qua can nhiễu và phá hoại Chính Pháp, chúng khiến một bộ phận sinh mệnh của vũ trụ phạm tội đối với sự kiện Chính Pháp, tạo nguyên nhân cho đại đào thải tối hậu ở nhân loại. Vì thế, câu thơ thứ ba mới nói “Rồi thời kỳ bất hạnh sẽ trở lại sau một thế kỷ dài”, “sau một thế kỷ dài” ám chỉ năm 1999, năm kết thúc thế kỷ 20.

Câu thơ cuối cùng “Hỗn loạn làm sao, ở Pháp và Italy” tiên tri rằng sau khi thế lực tà ác bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, xã hội Trung Quốc trở nên “đại biến động” và “hỗn loạn”; “Pháp và Italy” ở đây là mật mã về địa điểm. Ở Phần 6 Chương II tôi đã nói qua: Trong «Các Thế Kỷ», nếu như bài thơ tiên tri dùng các địa danh không ở cùng một chỗ để tiến hành mô tả, thì thường để ẩn dụ rằng đây là địa danh ngoài Châu Âu. Pháp và Italy là hai quốc gia giáp ranh nhau; Italy nằm ở phía Đông Nam nước Pháp. Trong bài thơ này, “Italy” ám chỉ Thiên Tân, “Pháp” ám chỉ Bắc Kinh, bởi vì Thiên Tân cũng giáp ranh và nằm phía Đông Nam Bắc Kinh. Cả “Pháp và Italy” đều “hỗn loạn”, chứng tỏ sự kiện này không chỉ cuộc hạn tại Thiên Tân, mà còn châm ngòi một loạt các biến động khác tại Bắc Kinh tiếp đó, cuối cùng lan ra toàn Trung Quốc.

Sự kiện Thiên Tân là sản phẩm của tà ác

Các Thế Kỷ I, Khổ 42

Nguyên văn tiếng Pháp:

Les dix Kalendes d’Auril de fait Gotique
Ressuscité encor par gens malins,
Le feu estaint, assemleee diabolique,
Cerchant les os du d’Amant & Pselin,

Tiếng Anh:

The tenth day of the April Calends, calculated in Gothic fashion
is revived again by wicked people.
The fire is put out and the diabolic gathering
seek the bones of the demon of Psellus.

Tiếng Việt:

Ngày 10 tháng 4 theo lịch, tính theo kiểu Gothic
Được hồi sinh bởi những kẻ tà ác.
Lửa bị dập tắt và cuộc tụ tập của ma quỷ
Tìm kiếm xương của ác ma Psellus.

Bài thơ này tiến thêm một bước nữa, tiên tri rằng “sự kiện Thiên Tân” tháng 4 năm 1999 hoàn toàn là sản phẩm của ma quỷ.

Hai câu thơ đầu “Ngày 10 tháng 4 theo lịch, tính theo kiểu Gothic; Được hồi sinh bởi những kẻ tà ác” tiên tri vô cùng chuẩn xác ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu đăng bài “Tôi không tán thành thanh thiếu niên luyện khí công” trên tạp chí «Thanh thiếu niên khoa kỹ bác lãm» của Học viện Giáo dục Thiên Tân để vu miệt Pháp Luân Công. Trong «Các Thế Kỷ», Thần xem sự tình ở nhân gian thì thường là xem nguyên nhân trước đó dẫn tới phát sinh sự việc. Tuy ngày 11 tháng 4 mới công bố bài báo nhưng “cuộc tụ tập của ma quỷ” đã bắt đầu từ “ngày 10 tháng 4 theo lịch, tính theo kiểu Gothic”. “Tính theo kiểu Gothic” biểu thị rằng ngày này là một ngày hắc ám, bởi vì “ngày hội Gothic” hiện đại là một ngày hội thời trang quỷ dị âm ám. Ngoài ra cũng có thể giải thích: “Tính theo kiểu Gothic” là tính ngày theo lịch Tây phương, mà ngày Tây phương và Đông phương thì có lúc lệch nhau (phương Đông đón mặt trời sớm hơn), ngày 10 tháng 4 ở Tây phương cũng là ngày 11 tháng 4 ở Đông phương.

Bài thơ này nói rằng ngày tạp chí «Thanh thiếu niên khoa kỹ bác lãm» đăng bài “Tôi không tán thành thanh thiếu niên luyện khí công” là ngày “được hồi sinh bởi những kẻ tà ác” và “cuộc tụ tập của ma quỷ”, trong đó bao gồm tác giả bài viết là “Hà Tộ Hưu”. Hà Tộ Hưu là một trong những hung thủ ban đầu đàn áp Pháp Luân Công; ông ta là anh em đồng hao với La Cán, bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp ĐCSTQ; hai người họ là thân thích. La Cán một mực muốn len vào Thường ủy Bộ Chính trị, cho nên khi còn làm bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp, ông ta hy vọng thông qua sự kiện này để đoạt lấy tư bản chính trị và “lập công” với Giang Trạch Dân. Ông ta cho rằng, chỉ cần chỉnh trị Pháp Luân Công là có thể thăng tiến rồi. Năm 1996, La Cán bắt đầu cải tổ Bộ Công an, không chỉ đổi biên chế, mà còn điều đi tất cả những người quản lý và thạo khí công. Bởi vì ông ta ngại chính sách “ba không” đối với khí công của Trung ương, nên đã để anh em đồng hao là Hà Tộ Hưu viết bài này, chế tạo rắc rối, kích động mâu thuẫn. Tháng 7 năm 1998, một cục trong Bộ Công an do La Cán lãnh đạo phát thông tri «Về triển khai điều tra đối với Pháp Luân Công», trong đó trước tiên nhận định Pháp Luân Công là “dao ngôn tà thuyết”, sau đó yêu cầu công an các nơi điều tra tìm kiếm bằng chứng. Điều này dẫn tới cơ quan công an tại Tân Cương, Liêu Ninh, v.v. coi việc luyện công tập thể bình thường của các học viên là tập hợp phi pháp, cưỡng chế giải tán học viên Pháp Luân Công, tịch thu phi pháp tài sản của học viên, thậm chí đánh đập phi pháp, phạt tiền, giam cầm, bỏ tù. La Cán đã lấy những hành vi bức hại Pháp Luân Công tại các tỉnh vùng biên này để chuẩn bị cho kế hoạch từng bước tiến về Bắc Kinh. Tháng 9 năm 1998, «Hà Bắc chính pháp báo» dưới sự quản lý của hệ thống chính trị luật pháp ĐCSTQ đã đăng bài bôi nhọ Pháp Luân Công, đây chính là sự việc đã được phân tích tại Các Thế Kỷ V, Khổ 81 ở Phần I, Chương IV; tới “sự kiện Thiên Tân” tháng 4 năm 1999, La Cán thấy rằng thời cơ đã đến rồi.

Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công dồn dập đổ tới tòa soạn tạp chí và cơ quan hữu quan để phản ánh tình huống tu luyện của bản thân, rằng mình đã được hưởng lợi ích về cả tâm lẫn thân như thế nào, với hy vọng ban biên tập tạp chí sẽ hiểu rõ sự thật và loại bỏ bài báo gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Ngày 23 và 24 tháng 4, Cục Công an Thiên Tân bất ngờ phái xuất cảnh sát chống bạo động, đánh đập các học viên Pháp Luân Công lên phản ánh tình huống, khiến nhiều học viên bị thương và bắt giữ 45 người. Năm ấy, các loại dư luận công kích đột nhiên phát triển; đến sự kiện Thiên Tân, việc cảnh sát sử dụng bạo lực và leo thang bức hại đã gây kinh hoàng cho các học viên Pháp Luân Công. Tin tức “sự kiện Thiên Tân” nhanh chóng lan rộng tới học viên Pháp Luân Công ở các nơi. Khi các học viên Pháp Luân Công đề nghị thả người, chính quyền thành phố Thiên Tân đã nhận được thông báo của Bộ Công an phải can thiệp vào việc này; nếu không có chỉ thị từ Bắc Kinh, các học viên Pháp Luân Công bị bắt không chừng được thả cũng nên. Công an Thiên Tân nói với các học viên Pháp Luân Công: “Các vị lên Bắc Kinh đi, lên Bắc Kinh mới giải quyết được vấn đề”. Thực ra lời gợi ý từ công an Thiên Tân là nằm trong kế hoạch hướng mâu thuẫn lên Bắc Kinh của La Cán.

Chúng ta lại xem tiếp hai câu sau bài thơ “Lửa bị dập tắt và cuộc tụ tập của ma quỷ; Tìm kiếm xương của ác ma Psellus. “Lửa bị dập tắt” là chỉ học viên Pháp Luân Công các nơi bị bức hại; “cuộc tụ tập của ma quỷ” là chỉ thế lực tà ác của ban chính trị luật pháp và ban tuyên truyền tụ tập lại. Thế còn câu cuối “Tìm kiếm xương của ác ma Psellus” có nghĩa là gì? “Xương của ác ma Psellus” này chính là “Kẻ là thần Địa ngục Hannibal; Sẽ được tái sinh, gây khủng bố cho nhân loại” ở Các Thế Kỷ II, Khổ 30 mà chúng ta đã phân tích trong Phần 3, Chương I; trong đó đề cập quỷ Sa-tăng sẽ được tái sinh tại Đông phương chính là ác ma Giang Trạch Dân. Còn câu thơ “Tìm kiếm xương của ác ma Psellus” là nói thế lực tà ác của La Cán, trong khi đưa mâu thuẫn hướng về Bắc Kinh, thì chính là tìm kiếm sự giúp đỡ của ác ma Đông phương Giang Trạch Dân, từ đó khai mở cuộc vận động trấn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.

Tà ác vu miệt thanh thiếu niên học viên Pháp Luân Công trong sự kiện Thiên Tân

Các Thế Kỷ VI, Khổ 95

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par detracteur calomnié à puis nay :
Quand istront faicts enormes & martiaux :
La moindre part dubieuse a l’aisné,
Et tost au regne seront faicts partiaux.

Tiếng Anh:

Calumny against the cadet by the detractor,
When enormous and warlike deeds will take place:
The least part doubtful for the elder one,
And soon in the realm there will be partisan deeds.

Tiếng Việt:

Lời vu khống thanh thiếu niên học viên bởi kẻ gièm pha,
Khi những hành vi tàn ác và hiếu chiến sẽ diễn ra:
Phần ít nhất hoài nghi với người nhiều tuổi hơn,
Ngay khi trong Vương quốc sẽ có những hoạt động đảng phái.

Bài thơ này tiên tri chuẩn xác phi thường “Lời vu khống thanh thiếu niên học viên bởi kẻ gièm pha” dẫn khởi sự kiện Thiên Tân tháng 4 năm 1999; đó chính là ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu đăng bài “Tôi không tán thành thanh thiếu niên luyện khí công” trên tạp chí «Thanh thiếu niên khoa kỹ bác lãm» của Học viện Giáo dục Thiên Tân.

Ảnh: Học viên Pháp Luân Công nhỏ tuổi luyện công.

Chữ tiếng Anh “cadet” trong câu thơ đầu tiên nguyên là chỉ học viên thanh thiếu niên trong trường huấn luyện quân sự ở các quốc gia Tây phương, do đó phiên dịch thành “thanh thiếu niên học viên”. Câu thơ thứ hai “Khi những hành vi tàn ác và hiếu chiến sẽ diễn ra” tiên tri về sự kiện Thiên Tân, công an cảnh sát đánh đập và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công; cũng như trước và sau sự kiện Thiên Tân, cơ quan công an các nơi cưỡng chế giải tán học viên Pháp Luân Công, tịch thu phi pháp tài sản của học viên, thậm chí đánh đập phi pháp, phạt tiền, giam cầm, bỏ tù, v.v. gọi chung là “những hành vi tàn ác và hiếu chiến”.

Câu thơ thứ ba “Phần ít nhất hoài nghi với người nhiều tuổi hơn” là tiên tri bài báo dành sự “hoài nghi ít nhất” đối với các học viên lão niên và nhân viên về hưu tập Pháp Luân Công, đồng thời cũng khớp với câu thứ nhất, chứng minh bài báo nhắm vào “cadet” là “thanh thiếu niên học viên”.

Câu thơ thứ tư “Ngay khi trong Vương quốc sẽ có những hoạt động đảng phái” là tiên tri về tình hình Trung Quốc thời bấy giờ, khi mà ý kiến phổ biến trong nội bộ ĐCSTQ cùng với La Cán và Giang Trạch Dân có sự bất đồng. Thế lực tà ác của Giang Trạch Dân và La Cán khi ấy đã tiến hành rất nhiều hoạt động đảng phái, bao gồm đả áp phe phản đối đàn áp Pháp Luân Công, lôi kéo phe trung gian; còn đối với những kẻ bất lương đam tâm đàn áp bất chấp hậu quả, Giang Trạch Dân nói một cách trơ trẽn: “Làm việc này không phải chịu hậu quả gì”. Bởi vì ông ta biết học viên Pháp Luân Công đều là người tốt, giảng “Chân, Thiện, Nhẫn”, nên mới rắp tâm làm hại người lương thiện, ý là khi trấn áp một đoàn thể lương thiện giảng “Chân, Thiện, Nhẫn” thì không có phản kháng nào đáng kể, do đó “không phải chịu hậu quả gì”. Từ câu nói này, chúng ta có thể thấy Giang Trạch Dân tà ác như thế nào. Đối với rất nhiều ác nhân trong lịch sử, đối tượng hành ác của họ thường là những người có xung đột lợi ích với họ; còn Giang Trạch Dân tự dưng vô cớ bức hại Pháp Luân Công, bắt nạt người lương thiện, chỉ là “giết người lập uy”, quả thực vô cùng tà ác.

Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa, ĐCSTQ trấn áp phi pháp

Các Thế Kỷ V, Khổ 64

Nguyên văn tiếng Pháp:

Les assemblez par repos du grand nombre,
Par terre & mer, conseil contremandé :
Pres de l’Automne, Gennes, Nice de l’ombre,
Par champs & villes le chef contrebandé.

Tiếng Anh:

Those assembled by the tranquillity of the great number,
By land and sea counsel countermanded:
Near Antonne Genoa, Nice in the shadow
Through fields and towns, the chief is contraband.

Tiếng Việt:

Những người tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn,
Cạnh đất và biển, cuộc thỉnh cầu lệnh hủy bỏ:
Gần Antonne Genoa, Nice trong bóng tối
Qua những cánh đồng và thị trấn, thủ lĩnh buôn lậu.

Bản dịch tiếng Anh bài thơ này đã được sửa một chút, trong đó từ tiếng Pháp “contrebandé” được dịch thẳng thành “contraband”.

Hai câu đầu bài thơ này tiên tri về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của học viên Pháp Luân Công; hai câu sau bài thơ tiên tri ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công là hoàn toàn phi pháp.

Hai câu thơ đầu “Những người tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn; Cạnh đất và biển, cuộc thỉnh cầu lệnh hủy bỏ” tiên tri về cuộc thỉnh nguyện tập thể của các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 và những đợt khiếu nại tập thể của các học viên lên chính quyền sở tại các cấp sau ngày 20 tháng 7. Mục đích cuộc thỉnh nguyện là “thỉnh cầu lệnh hủy bỏ (mệnh lệnh trấn áp)”; hình thức là “tập hợp trong yên lặng với số lượng lớn”, thể hiện rõ cuộc thỉnh nguyện tập thể của các học viên Pháp Luân Công là hòa bình và lý tính; địa điểm là Trung Nam Hải “cạnh đất và biển”.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, Cục Công an Thiên Tân bất ngờ phái xuất cảnh sát chống bạo động, đánh đập các học viên Pháp Luân Công lên phản ánh tình huống, khiến nhiều học viên bị thương và bắt giữ 45 người; đồng thời công an Thiên Tân nói với các học viên Pháp Luân Công: “Các vị lên Bắc Kinh đi, lên Bắc Kinh mới giải quyết được vấn đề”. Các học viên Pháp Luân Công chỉ vì muốn tìm giải pháp hợp pháp và hợp lý để giải quyết vấn đề mà bị đánh đập và bắt bớ, do đó họ muốn tìm đến các ban ngành cấp quốc gia để phản ánh tình huống, duy hộ quyền lợi của chính mình và ngăn chặn các hành động phạm pháp. Bắt đầu từ tối ngày 24 tháng 4, học viên Pháp Luân Công từ các nơi tự phát ào ào đổ tới Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện; đến sớm ngày 25 tháng 4, đã có hơn 1 vạn học viên Pháp Luân Công tại phố Phủ Hữu ở Bắc Kinh; số lượng tuy nhiều nhưng không hề cản trở giao thông, cũng không gây huyên náo, trật tự ngay ngắn. Khi ấy Thủ tướng Chu Dung Cơ đột nhiên gặp đám nhân quần thỉnh nguyện ở cổng chính Quốc vụ viện, sau đó tiếp kiến đại biểu học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện để đàm phán, lấy biện pháp hòa bình và hợp lý để giải quyết vấn đề.

Ảnh: Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh, ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Tuy nhiên, đằng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4 có khả năng là một âm mưu của phe La Cán; một mặt công an Thiên Tân khuyên học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, mặt khác cái gọi là “cảnh sát duy trì trật tự” của Bắc Kinh có lẽ đã cố ý hướng đoàn người về Trung Nam Hải. Khi ấy sau khi nhận được “tin tình báo”, Giang Trạch Dân đã ngồi trong xe chống đạn chạy một vòng; ông ta thấy học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện biểu hiện vô cùng trật tự, hòa bình và hòa hợp, nhưng cảm thấy rất bất an. Sau khi nghe được rằng cuộc thỉnh nguyện đã được giải quyết một cách hòa bình, hơn vạn người đã rời đi, trên mặt đất một miếng giấy rác cũng không có, ông ta cho rằng Pháp Luân Công so với “đội quân thứ 8” thì kỷ luật còn nghiêm minh, tổ chức còn nghiêm mật hơn; đồng thời, Giang Trạch Dân không mấy hài lòng với Thủ tướng Chu Dung Cơ khi ông đồng ý gặp mặt đàm phán với đại diện học viên Pháp Luân Công và xử lý thỏa đảng vụ việc. Đêm hôm ấy, Giang Trạch Dân đố kỵ quá không chịu được, bèn bắt chước Mao Trạch Đông trong thời cách mạng văn hóa, viết một phong thư gửi Bộ Chính trị, lấy ý chí cá nhân và thủ đoạn phi pháp để cưỡng chế lật ngược quyết định sáng suốt của Thủ tướng Chu Dung Cơ thời bấy giờ, công khai cuộc đàn áp toàn diện Pháp Luân Công vốn âm thầm từ năm 1996, công khai kêu gọi đảng cộng sản nhất định phải “chiến thắng Pháp Luân Công”.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ tuyên bố công khai “chính sách” đàn áp Pháp Luân Công, “lệnh hủy bỏ” hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện hòa bình ở các cấp chính quyền sở tại. Ngày hôm ấy, hơn 1 vạn học viên tới Văn phòng Đơn thư Khiếu nại của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa đã bị ĐCSTQ dùng bạo lực bắt giữ; cung thể thao Phong Đài thành phố Bắc Kinh, cung thể thao khu Thạch Cảnh Sơn, v.v. cùng rất nhiều sân vận động lớn chứa đầy các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện hòa bình; trước bạo lực của ĐCSTQ, họ vẫn ôn hòa và không có hành vi quá khích nào. Ngày 22 tháng 7, đàn áp chính thức bắt đầu, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc không hề sợ đàn áp, vẫn tiếp tục thỉnh nguyện hòa bình lên các cấp chính quyền sở tại ở các nơi. Thậm chí đến 1 năm sau, vẫn không ngừng có các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện hòa bình giữa cuộc bức hại.

Câu thơ thứ ba “Gần Antonne Genoa, Nice trong bóng tối”; câu này liệt kê cả ba địa danh để đại diện cho toàn quốc, dùng “bóng tối” để ám chỉ sự đen tối trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Thực ra, chữ “Automne” trong tiếng Pháp biểu thị mùa Thu; còn Genoa là thành phố của Ý, Nice là thành phố của Pháp, tương ứng với câu “Hỗn loạn làm sao, ở Pháp và Italy” trong Các Thế Kỷ, Khổ 51 đã phân tích ở trên. Chỉ có “gần Antonne (mùa Thu)” là chỉ thời gian, có thể đoán là các cuộc thỉnh nguyện sau ngày 20 tháng 7; tuy nhiên bản Anh văn dịch “Automne” thành địa danh “Antonne”, do đó có thể bao quát cả cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 4.

Có ý nghĩa nhất chính là câu thơ thứ tư “Qua những cánh đồng và thị trấn, thủ lĩnh buôn lậu”. Đây là lời tiên tri rất sinh động về sự triển khai cuộc vận động bức hại Pháp Luân Công đến tận mỗi thành thị và nông thôn trên toàn Trung Quốc; ấy vậy mà đây lại là hành vi “buôn lậu” của con thú tà ác Giang Trạch Dân và ĐCSTQ tà ác. Cuộc bức hại này không hề có tính hợp pháp, cho dù là trong hệ thống pháp luật của chính ĐCSTQ thì cũng không có căn cứ pháp lý nào.

Luật sư “lương tâm” Trung Quốc Cao Trí Thịnh đã viết như sau trong bức thư ngỏ của ông:

“Về hai điều mang tính căn bản trong vấn đề ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, không cần xem lại những gì trong lịch sử, hiện nay người ta đã nhận thức rõ ràng được hai vấn đề này: Thứ nhất là nó vi phạm hiến pháp của Trung Quốc, thứ hai là nó vi phạm hình pháp của Trung Quốc. Điều 35 của hiến pháp Trung Quốc quy định: Công dân là được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng này là do Hiến pháp căn bản của các quốc gia và hiến pháp của chính ĐCSTQ bảo đảm. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện thực, chúng ta thấy ngược hẳn lại, tức là cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công là phi pháp. Tôi nhắc nhở ngài chú ý tới hai thời điểm sau, thứ nhất là cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ phát sinh vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tuy nhiên căn cứ pháp luật của ĐCSTQ lại là tháng 11 năm 1999. Có một nguyên tắc xác lập hình pháp Trung Quốc gọi là nguyên tắc pháp định hành vi phạm tội; nghĩa là hành vi trước khi ban bố hình pháp là không thể có tác dụng điều chỉnh, không có văn bản pháp luật quy định rõ ràng thì không tính là phạm tội; ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công trước ngày 20 tháng 7 năm 1999 là không có căn cứ pháp luật. Tháng 11 năm 1999, ĐCSTQ chế định một loạt các quy định liên quan tới trừng trị tổ chức tà giáo, trên thực tế là đưa ra sau khi đã thực thi, hoàn toàn trái với nguyên tắc pháp định hành vi phạm tội của hình pháp Trung Quốc. Nó vi phạm rành rành cơ sở pháp luật do chính nó chế định, vứt bỏ tất cả nguyên tắc pháp luật; đây là điều vĩnh viễn không thể cải biến của ĐCSTQ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.”

Luật sư Cao Trí Thịnh còn nói:

“Trong bức thư ngỏ thứ nhất, tôi đã nêu quan điểm mang tính tổng kết, đó là hành vi của những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc không nằm trong hành vi phạm tội theo hình pháp của ĐCSTQ, điểm này nhất định phải rõ ràng. Điểm thứ hai là những cuộc bắt bớ quy mô lớn sau năm 1999 là do ĐCSTQ đã có sẵn thân phận của học viên Pháp Luân Công, chứ không phải vì ĐCSTQ thực thi trừng phạt hành vi phạm tội nào cả, tức là ĐCSTQ đã cải biến định nghĩa về hành vi, tư tưởng và thân phận trong hình pháp. Cuộc đàn áp năm 1999 đối với Pháp Luân Công là trừng phạt nhắm vào thân phận của họ chứ không phải hành vi.”

Về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, luật sư Cao Trí Thịnh nói:

“Họ hoàn toàn dùng phương thức xã hội đen để xử lý vấn đề Pháp Luân Công. Không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể tra tấn người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể giết hại người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể mổ lấy nội tạng người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể cướp đoạt tài sản người ta, không cần trải qua trình tự pháp lý đã có thể tước đoạt tự do của người ta, đây điều ĐCSTQ đã làm trong vấn đề Pháp Luân Công.”

Cho dù vào tháng 11 năm 1999, ĐCSTQ đã chế định ra một loạt các quy định về trừng trị tổ chức tà giáo, thế nhưng không hề có văn bản nào nhận định Pháp Luân Công là “tà giáo”. Thực ra từ trước tới nay, pháp luật của ĐCSTQ chưa hề nhận định Pháp Luân Công là “tà giáo”, cũng chưa hề có lý do gì lấy “quy định pháp luật về trừng trị tổ chức tà giáo” để đối đãi với Pháp Luân Công. Do đó, chiểu theo pháp luật tà ác của ĐCSTQ mà phán xét thì hành vi bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn là phi pháp.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/2/1/50739.html



Ngày đăng: 22-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.