Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (18): Sao chổi 17P/Holmes



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG II: Nhìn lại lịch sử

Phần 9: Sự ảnh hưởng của sao chổi 17P/Holmes

Cũng giống như rất nhiều dự ngôn khác, các bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ» có một số là liên quan đến sao chổi, trong đó đều là có liên hệ đến tai nạn nào đó hoặc nguyên nhân gây ra tai nạn. Trong lịch sử Trung Quốc, sao chổi được coi là “tai tinh” đem đến tai họa cho nhân gian, và thuật chiêm tinh của Tây phương cũng cho rằng sự xuất hiện sao chổi là điều không may mắn. Các bài thơ đề cập đến sao chổi trong «Các Thế Kỷ» thì thường là chỉ ảnh hưởng tai nạn của nó đối với Trái đất; ví dụ trong Phần 8 Chương này, liên quan đến đại hạn và khí nóng năm 2006, Các Thế Kỷ IV, Khổ 67 đề cập đến sao chổi Comet 2006 M4 (SWAN) bùng phát vào năm đó. Một bài thơ khác đề cập đến sao chổi là Các Thế Kỷ VI, Khổ 6 (sẽ giải thích sau), nói về sao chổi Tempel-Tuttle gây ra mưa sao băng Leonid vào thời gian cung Sư Tử hàng năm. Sao chổi này quay xung quanh Mặt trời với chu kỳ 33 năm; sau khi được phát hiện vào năm 1866, cứ cách 33 năm, vào lúc nó gần Mặt trời nhất, mưa sao băng trong thời gian cung Sư Tử lại đạt đến cực điểm, lúc ấy trên Trái đất sẽ phát sinh những tai nạn do con người gây ra: Năm 1990 là phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc và liên quân tám nước xâm lược Trung Quốc rồi chiếm Bắc Kinh; năm 1933 đảng Quốc Xã nắm quyền tại Đức, cấm đoán các chính đảng khác và xây dựng trại tập trung đầu tiên; năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tà ác bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, con thú tà ác khiến trận chiến tối hậu giữa chính nghĩa và tà ác—Armageddon bắt đầu.

Trong phần này, chúng ta sẽ phân tích ngôi sao chổi thứ 3 được đề cập đến trong «Các Thế Kỷ», đó là sao chổi 17P/Holmes. Sao chổi 17P/Holmes được phát hiện năm 1892 bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Edwin Holmes người Anh; nó là một sao chổi quay xung quanh Mặt trời với chu kỳ 6,88 năm. Trong quá trình chuyển động, khi nó gần Trái đất nhất thì cũng khó mà dùng mắt thường để quan sát được độ sáng 18 của nó; thế nhưng vào năm 1892, độ sáng của nó đột nhiên tăng đến 5 (theo đơn vị đo độ sáng, số càng ít tức là càng sáng) và đã bị Edwin Holmes phát hiện; do đó người ta mới đặt tên nó là sao chổi Holmes. Trên thực tế, sao chổi Holmes đã bùng phát 2 lần vào năm 1892; vài tuần sau khi bùng phát lần đầu tiên, khi sao chổi đang trở nên ảm đạm dần thì nó đột nhiên bùng phát lần nữa. Ngày 24 tháng 10 năm 2007, sao chổi 17P/Holmes lại bùng phát, từ độ sáng 17 nó đột nhiên tăng độ sáng lên đến 2,5 độ, mức mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Sau khi bùng phát, độ sáng và kích thước của nó không ngừng gia tăng; đến đầu tháng 11, đường kính của nó lên đến 1,4 triệu km. Đường kính Mặt trời chỉ là 1,39 triệu km, như vậy sao chổi 17P/Holmes nhỏ bé đã vượt qua Mặt trời để trở thành hành tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ.

Ảnh: Ảnh chụp sao chổi 17P/Holmes, ngày 4 tháng 11 năm 2007.

Như vậy, sự bùng phát của sao chổi 17P/Holmes đã đem đến ảnh hưởng gì đối với nhân loại? Từ gần 500 năm trước, «Các Thế Kỷ» đã tiên tri về đợt bùng phát thứ nhất của sao chổi 17P/Holmes, và các loại tai nạn mà nó mang đến cho Trái đất.

Năm 1892, sao chổi 17P/Holmes bùng phát lần thứ nhất và các loại tai nạn trên Địa cầu

Các Thế Kỷ II, Khổ 43

Nguyên văn tiếng Pháp:

Durant l’estoille cheueluë apparente,
Les trois grands Princes seront faits ennemys,
Frappez du ciel paix terre trembulente,
pau, Tymbre, vndans, serpens sur le bord mis.

Tiếng Anh:

During the appearance of the bearded star.
The three great princes will be made enemies:
Struck from the sky, peace earth quaking,
Po, Tiber overflowing, serpent placed upon the shore.

Tiếng Việt:

Trong sự xuất hiện của ngôi sao có râu.
Ba hoàng tử vĩ đại sẽ trở thành kẻ thù:
Bị đánh từ trên bầu trời, mặt đất hòa bình rung chuyển,
Po, Tiber chảy tràn, con rắn được đặt trên bờ.

Mật mã thời gian bài thơ tiên tri này nằm tại câu thứ tư: “Po, Tiber chảy tràn, con rắn được đặt trên bờ”. “Con rắn được đặt trên bờ” biểu thị năm này là năm “Quý Tỵ” tức năm “Thủy Xà”; sao chổi 17P/Holmes được phát hiện vào tháng 11 năm 1892, năm 1893 chính là năm “Quý Tỵ”; do đó câu thơ thứ nhất “Trong sự xuất hiện của ngôi sao có râu” là chỉ đợt bùng phát thứ nhất của sao chổi 17P/Holmes.

Ảnh: Sao chổi 17P/Holmes được chụp bởi một đài thiên văn của Mỹ năm 1892.

Câu thơ thứ hai “Ba hoàng tử vĩ đại sẽ trở thành kẻ thù” thực ra là nói ba vị hoàng tử này sẽ trở thành kẻ thù của các nước khác. Năm 1882, Ý, Đế quốc Áo-Hung và Đức thành lập liên minh ba nước (Triple Alliance); sau đó, các nước khác cũng dần dần phòng ngừa liên minh ba nước này, và họ đã ký kết các hiệp định tương hỗ, rằng nếu nước nào bị xâm lược quân sự thì các nước còn lại trong liên minh có trách nhiệm bang trợ. Ví dụ tháng 8 năm 1892, Pháp và Nga ký kết «Hiệp ước Đồng minh Quân sự Pháp-Nga»; các quan hệ đồng minh quân sự này đã dẫn tới sự hình thành các nước đồng minh và hai tập đoàn quân sự lớn, và nếu một quốc gia phát sinh chiến tranh, thì chiến tranh cục bộ sẽ trở thành đại chiến thế giới. Chiến tranh thế giới lần thứ II trên thực tế là chiến tranh giữa liên minh hai tập đoàn quân sự lớn của Đức và Pháp.

Hai câu sau bài thơ “Bị đánh từ trên bầu trời, mặt đất hòa bình rung chuyển; Po, Tiber chảy tràn, con rắn được đặt trên bờ” là tiên tri về một loạt tai nạn gây ra bởi sự bùng phát của sao chổi 17P/Holmes. Các loại tai nạn liên quan đến sự bùng phát lần thứ nhất của sao chổi 17P/Holmes đều có một đặc điểm, đó là một chuỗi các tai nạn liên tiếp với cường độ cao.

(1) Hàng loạt trận cuồng phong và lốc xoáy năm 1893

Câu thơ thứ ba “Bị đánh từ trên bầu trời, mặt đất hòa bình rung chuyển” là tiên tri rằng sau khi sao chổi 17P/Holmes bùng phát, không phải là Châu Âu với “Ba hoàng tử vĩ đại sẽ trở thành kẻ thù”, mà “mặt đất hòa bình” ở ngoài Châu Âu, như Mỹ quốc chẳng hạn, phải “Bị đánh từ trên bầu trời” và “rung chuyển”; đây chính là hàng loạt các trận cuồng phong và lốc xoáy tấn công nước Mỹ năm 1893. Năm 1893, trên Đại Tây Dương gần Châu Mỹ, tổng cộng có 10 cơn bão nhiệt đới được hình thành, trong đó 2 cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp đã tràn vào nước Mỹ; đây chính là 2 cơn bão nằm trong số 10 thảm họa tự nhiên lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cơn bão tàn phá thứ nhất là trận cuồng phong Sea Islands năm 1893; ngày 27 tháng 8, nó tập kích các hòn đảo của hai bang Georgia và South Carolina; gió lốc dẫn khởi thủy triều cao đến 4 mét, khiến 1.000-2.000 người tử vong, 3 vạn người mất nhà cửa, và là cơn bão lớn thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Trận cuồng phong Sea Islands này là cơn bão thứ 6 trong năm 1893, là bão cấp 3; sau khi đánh vào South Carolina ngày 13 tháng 10, nó trở thành cơn bão cấp 2, và được gọi là cơn bão số 9 của năm 1893. Sau hai cơn bão này, người ta phải mất gần 1 năm mới khôi phục mọi hoạt động trở lại bình thường. Cơn bão tàn phá thứ hai là trận cuồng phong Cheniere Caminada năm 1893, còn được biết đến với cái tên “cơn bão Louisiana”. Đây là cơn bão thứ 10 của năm 1893, với sức gió đạt tới cấp 4; ngày 2 tháng 10 năm 1893, nó tập kích vùng Tây Nam bang Louisiana, khiến hơn 2.000 người tử vong, và là cơn bão lớn thứ 4 trong lịch sử nước Mỹ. Ở phần 7 Chương này, trong Các Thế Kỷ III, Khổ 70, tôi đã đề cập đến trận bão lớn tại New England năm 1938 là cơn bão lớn thứ 6 trong lịch sử nước Mỹ. Chúng ta đều biết rằng trận cuồng phong “Katrina” năm 2005 được tính là cơn bão lớn thứ 7. Những trận bão tố năm 1893 đã ghi lại một trang lịch sử đen tối; ngày 22 tháng 8, trên Đại Tây Dương có 4 trận cuồng phong đang hoành hành; chỉ trong một năm mà có 2 cơn bão thuộc loại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ; những điều này đều cho thấy một chuỗi các tai họa liên tiếp đã được gây ra bởi sự bùng phát của sao chổi 17P/Holmes. Sau khi chịu sự tàn phá của trận cuồng phong Cheniere Caminada, dưới sự ảnh hưởng của sao chổi 17P/Holmes, bang Louisiana còn gặp phải một trận lũ lụt lớn vào tháng 5 năm 1893; hồ đê ở New Orleans bị vỡ, tạo nên lỗ hổng 200 thước Anh; ngoài ra, vào tháng 2 năm 1892, bang Louisiana đã từng chịu một trận lũ lụt khác.

Năm 1893, những khu vực không bị bão tố của Mỹ cũng chẳng được bình an vô sự, đều bị lốc xoáy tập kích, khiến rất nhiều người chết và bị thương, kéo dài suốt từ tháng 4 đến tháng 10. Tại Texas vào tháng 4, thị trấn Cisco bị lốc xoáy san phẳng, khiến 20 người chết và hàng trăm người bị thương; tháng 5, một trận lốc xoáy khác từ Missouri quét qua Kansas rồi tới Texas tạo mưa lớn gây lũ lụt. Tiểu bang Georgia vào tháng 4, tháng 10 đều bị vòi rồng tập kích. Tiểu bang Michigan, Iowa, Arkansas, Tennessee, Kentucky, Ohio và những nơi khác cũng đều bị vòi rồng tập kích năm 1893.

(2) Hàng loạt trận động đất năm 1893

Sau khi sao chổi 17P/Holmes bùng phát, rất nhiều vùng đã phát sinh địa chấn, mà lại xảy ra liên tiếp cùng trong một thời kỳ. Ngày 19 tháng 4 năm 1892, tại Francisco, Mỹ phát sinh động đất mạnh, hầu hết các ngôi nhà bằng gạch của thành phố Vacaville, California đều bị phá hủy; đến ngày 21 tháng 4 phát sinh dư chấn, khiến những tòa nhà còn lại ở Vacaville bị phá hủy nốt; đến ngày 29 tháng 4 lại xảy ra động đất. Cũng như khu vực San Francisco, ngày 6 tháng 6 năm 1893, Oakland phát sinh động đất mạnh, khiến mọi người đổ xô ra đường; đến ngày 30 tháng 7 xảy ra dư chấn; ngày 9 tháng 8 tại California lại phát sinh động đất, tòa pháp viện thành phố Santa Rosa bị địa chấn phá hủy. Bắt đầu từ tháng 9 năm 1893, vùng Albuquerque của bang New Mexico, Mỹ phát sinh động đất liên tiếp trong 3 tháng; ngày 12 tháng 7, thành phố Albuquerque phát sinh 3 trận động đất cấp 5, cường độ mạnh nhất lên tới cấp 7. Ở các khu vực khác trên thế giới cũng phát sinh địa chấn, chẳng hạn ngày 14 tháng 10 năm 1892, tại bán đảo Balkans liên tiếp phát sinh 2 trận động đất, cường độ mạnh nhất lên tới cấp 8; ngoài ra tại New Zealand, Anh và Hy Lạp cũng đều có động đất.

(3) Hàng loạt trận lũ lụt năm 1893

Năm 1893 có rất nhiều tai họa liên quan đến bão, nên đương nhiên cũng có lũ lụt xảy ra liên tiếp, bởi vì lũ lụt là do bão mang đến; do đó câu thơ thứ tư mới nói “Po, Tiber chảy tràn, con rắn được đặt trên bờ”. Tháng 2 và tháng 6 năm 1893, lưu vực sông Brisbane tại Australia phát sinh hai trận lũ lụt, trong đó trận vào tháng 2 là đại hồng thủy, được gọi là “trận lụt vào tháng 2 đen” (Black February flood). Từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 2, dưới sự ảnh hưởng của bão tố, mưa lớn khiến nước sông Brisbane dâng cao; đến ngày 4 tháng 2, phố trung tâm Edward của thành phố Brisbane bị ngập nước tới 8 thước Anh, rất nhiều nhà cửa trong thành phố bị cuốn trôi; ngày 5 tháng 2, một cây cầu đường sắt bị phá hủy; ngày 6 tháng 2, cây cầu Victorian nổi tiếng bị gẫy thành mấy khúc; tận đến ngày 7 tháng 2 nước sông mới bắt đầu rút. Trận lũ thứ nhất chưa dứt, trận lũ thứ hai đã tới vào ngày 13 tháng 2, đến ngày 17 tháng 2 lại có trận lũ thứ ba; thành phố Brisbane trở thành một thành phố ngập nước, phải dùng thuyền để đi lại. Trong tháng 6 năm ấy, các khu vực khác tại Australia cũng phát sinh lũ lụt. Còn tại nước Mỹ, ngoài lũ lụt gây ra bởi cuồng phong và lốc xoáy, tại Pennsylvania và Idaho, New Mexico và lưu vực Red River đều phát sinh lũ lụt lớn.

Ảnh: Cầu Victorian bị gẫy thành mấy khúc trong trận lũ lớn năm 1893.

Ảnh: Đi lại bằng thuyền tại thành phố Brisbane trong trận lụt lớn năm 1893.

Năm 1893 cũng là thời gian bão nhiệt đới hoành hành trên Thái Bình Dương; Nhật Bản, Đông Nam Á và Trung Quốc đều phát sinh lũ lớn. Trong trận lũ lớn Hải Hà năm 1893 tại Trung Quốc, một bộ phận đê sông đã bị tràn, khiến hơn 60 huyện chịu tai họa; tại tỉnh Vân Nam, lũ kèm lở đất bộc phát, khiến hơn 40 huyện gặp tai ương. Dưới sự ảnh hưởng của giông bão, vùng hạ lưu sông Hoàng Hà bị mưa xối xả. Ngoài ra, vào tháng 1 năm 1893, trên thế giới còn xuất hiện đợt khí lạnh ít thấy; tháng này được coi là tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất tại rất nhiều nơi trên toàn thế giới.

Cũng có người nói: Đợt bùng phát thứ nhất của sao chổi 17P/Holmes năm 1893 chính là vào năm sinh của “đại tai tinh” Mao Trạch Đông; ông ta là tai họa của đất nước Trung Quốc, là ma quỷ giết hại con cháu Viêm-Hoàng của dân tộc Trung Hoa. Câu thơ thứ hai “Ba hoàng tử vĩ đại sẽ trở thành kẻ thù” cũng có nghĩa là những tai họa này đều là vì con người mà sinh ra.

Đến đây, “Chương II: Nhìn lại lịch sử” đã kết thúc; trong đó có một bộ phận tôi đề cập đến những tai nạn có khả năng phát sinh trong tương lai, mục đích là lấy thiên tượng để cảnh tỉnh thế nhân. Đối với các “nhà tiên tri”, khi nói về sự tình trong tương lai thì hầu hết là họ không thể nói thẳng ra, bởi vì “Thiên cơ bất khả lộ”, huống hồ tôi là một người trong giới tu luyện; nhưng để cảnh tỉnh thế nhân trong thời kỳ tối hậu này, trong cuốn sách này tôi đã đề cập đến một số tai nạn trong tương lai. Mặc dù những tai nạn ấy đã được “an bài” rất chi tiết trong lịch sử, nhưng không phải là không thể cải biến; chỉ cần đạo đức và lương tri của nhân loại đề cao thì có thể cải biến những tiền đề ấy. Hiện nay, tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá đạo đức và lương tri nhân loại chính là xem họ đối đãi thế nào với cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, xem họ đối đãi thế nào với hy vọng được cứu độ duy nhất của nhân loại và toàn vũ trụ—Pháp Luân Đại Pháp.

Nhân vật Hamlet của Shakespeare có một câu nói nổi tiếng: “Sống hay chết, đây chính là vấn đề“. Hiện tại, đối diện với đại đào thải của nhân loại đang đến gần, mỗi người trong chúng ta đều phải tự hỏi mình câu hỏi này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/1/15/50416.html



Ngày đăng: 14-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.