Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (15): Đập Tam Hiệp
Tác giả: Lực Thiên Quân
[ChanhKien.org]
CHƯƠNG II: Nhìn lại lịch sử
Phần 6: Đập Tam Hiệp, một cái bẫy nữa của tà ác
Trong phần 5, Chương I, tôi đã đề cập đến con thú tà ác Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kẻ cầm đầu tà ác Giang Trạch Dân, để khiến người dân Trung Quốc bị chôn theo, chúng đã thiết lập những cái bẫy hiểm độc, trong đó một cái là Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh, và một cái là Thế Vận Hội Bắc Kinh. Kỳ thực bẫy của tà ác tổng cộng có ba cái, bởi vì khi đề cập đến những cái bẫy của tà ác, hai câu đầu Các Thế Kỷ IX, Khổ 81 nói như sau: “Quốc vương xảo quyệt sẽ hiểu những cái bẫy của ông ta, Kẻ địch sẽ xông vào từ ba phía.” Trong đó, “ba phía” này cũng ám chỉ bẫy của tà ác có ba cái, trong đó một cái nữa chính là điều chúng ta cần phải nói tới ở đây—đập Tam Hiệp.
Trong lời mở đầu tôi đã nói qua: “Từ khía cạnh địa lý mà nói, «Các Thế Kỷ» bao hàm phạm vi toàn thế giới, và mặc dù vào thời đại của Nostradamus, Châu Mỹ vẫn chưa được phát hiện, nhưng ông vẫn có thể dùng các địa danh Châu Âu với lịch sử và địa lý tương tự để ám chỉ các địa phương khác nhau trên toàn thế giới.” Như vậy ở đây, để phá giải lời tiên tri trong «Các Thế Kỷ» liên quan đến đập Tam Hiệp, chúng ta phải giải mã được mối liên hệ giữa một số địa danh Châu Âu với Trung Quốc.
Khởi công xây dựng đập Tam Hiệp
Các Thế Kỷ VI, Khổ 79
Nguyên văn tiếng Pháp:
Pres du Tesin les habitans de Loyre,
Garonne & Saone, Seine, Tain, & Gironde,
Outre les monts dresseront promontoire,
Conflict donné, Pau granci, submergé onde.Tiếng Anh:
Near the Ticino the inhabitants of the Loire,
Garonne and Saône, the Seine, the Tain and Gironde:
They will erect a promontory beyond the mountains,
Conflict given, Po enlarged, submerged in the wave.Tiếng Việt:
Gần Ticino, những cư dân của Loire,
Garonne và Saône, Seine, Tain và Gironde:
Chúng sẽ đắp một mũi đất vượt qua những ngọn núi,
Gây xung đột, Po mở rộng, chìm trong sóng nước.
Bài thơ này chính xác là tiên tri Trung Quốc xây dựng công trình đập lớn Tam Hiệp và các loại mâu thuẫn mà nó mang đến. Để hiểu được ý nghĩa bài thơ này thì đòi hỏi phải phiên dịch thật khéo từng câu từng câu.
Câu đầu tiên “Gần Ticino, những cư dân của Loire”: “Ticino” là một tỉnh nằm phía Tây Nam Thụy Sĩ, còn “Loire” là con sông dài nhất nước Pháp; hai nơi này không ở cùng một chỗ. Trong «Các Thế Kỷ», nếu như bài thơ tiên tri dùng các địa danh không ở cùng một chỗ để tiến hành mô tả, thì thường để ẩn dụ rằng đây là địa danh ngoài Châu Âu; như vậy mọi người nhất định phải chú ý đặc điểm này. “Ticino” là tỉnh phía Tây Nam của Thụy Sĩ, nằm ở phía Nam dãy Alps, gần biên giới nước Ý; đặc điểm địa lý chủ yếu của tỉnh này là ở phía Nam có hai hồ nước tương đối lớn, đó là hồ Maggiore và hồ Lugano. Trong số các tỉnh ở Châu Âu, tỉnh có hai hồ lớn như thế này thì không nhiều, vả lại tỉnh “Ticino” của Thụy Sĩ ở phía Bắc hai hồ Maggiore và Lugano; do đó bài thơ trên đã dùng đặc trưng địa lý tỉnh “Ticino” của Thụy Sĩ để đại diện tỉnh “Hồ Bắc” lưỡng hồ của Trung Quốc. Hiển nhiên, sông Loire với chiều dài 1.000 km là con sông dài nhất nước Pháp, cũng lại dùng để ám chỉ “Trường Giang” của Trung Quốc. Vì thế, khi đem câu thơ đầu tiên ra phiên dịch thì chính là “Gần tỉnh Hồ Bắc, những cư dân sông Trường Giang”.
Câu thơ thứ hai “Garonne và Saône, Seine, Tain và Gironde”: “Garonne và Saône, Seine” đều là những con sông chủ yếu của Pháp, cộng thêm sông Loire ở câu thứ nhất, thì là bốn con sông của Pháp, đây chính là nói về tỉnh “Tứ Xuyên” của Trung Quốc (trong tiếng Hán, “Tứ” nghĩa là “bốn”, “Xuyên” nghĩa là “sông”); bài thơ tiên tri này dùng bốn con sông để đại diện cho “địa khu Tứ Xuyên” của Trung Quốc. “Tain” là một thị trấn của Scotland thuộc Anh quốc; thị trấn này tuy nhỏ nhưng là một thị trấn tự trị của Hoàng gia Anh; do đó bài thơ tiên tri đã dùng “thị trấn tự trị Hoàng gia” (Royal Burgh) để đại biểu “thành phố trực thuộc Trung ương” của Trung Quốc. Ngoài ra, “Gironde” là một địa khu phía Tây Nam của Pháp, là địa phương nằm giữa hai con sông Garonne và Dordogne; vì thế khi đem cả câu thơ thứ hai ra phiên dịch thì chính là: “Thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa khu Tứ Xuyên, nằm giữa hai con sông”. Hiển nhiên đây là thành phố Trùng Khánh thuộc địa khu Tứ Xuyên; Trùng Khánh là thành phố trực thuộc Trung ương, cũng là “nơi nằm giữa hai con sông” Trường Giang và Gia Lăng.
Câu thơ thứ ba “Chúng sẽ đắp một mũi đất vượt qua những ngọn núi”: Trong «Các Thế Kỷ», “mũi đất” dùng để biểu thị cấu trúc rất cao lớn hoặc công trình kiến trúc; nguyên nghĩa của “mũi đất” (promontory) là: “phần đất liền nhô ra biển hoặc ụ đất nhô cao hơn mặt nước”. Bởi vì trong thế kỷ thứ 16, vào thời Nostradamus sống, người ta chưa từng tiếp xúc với đập thủy điện lớn như vậy, do đó ông đã dùng “mũi đất” để ám chỉ đập thủy điện. Vì vậy “Chúng sẽ đắp một mũi đất vượt qua những ngọn núi” chính là đập Tam Hiệp của Trung Quốc.
Câu thơ thứ tư “Gây xung đột, Po mở rộng, chìm trong sóng nước” tiên tri rằng sau khi đập lớn Tam Hiệp được xây, vùng đương địa sẽ sản sinh các chủng các dạng xung đột và mâu thuẫn, chẳng hạn như: Phá hoại môi trường và sinh thái sông Trường Giang; “Po mở rộng, chìm trong sóng nước” chính là hàng triệu gia đình, cùng rất nhiều di tích lịch sử bị ảnh hưởng (“Po” là tên con sông dài nhất nước Ý, ám chỉ Trường Giang). Đập Tam Hiệp cũng tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu tỉnh Tứ Xuyên; đập lớn ngăn chặn dòng nước khiến Tứ Xuyên năm nào cũng gặp đại hạn vào mùa Xuân và mùa Hạ; đồng thời nước lớn tích tụ trong hồ đập cũng hình thành nguy cơ xảy ra hồng thủy. «Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây» có đoạn như sau: “Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ, Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung“, chính là tiên tri đập lớn Tam Hiệp gây ra đại hạn cho vùng Tứ Xuyên; “Chu Hồng Võ” là xưng hiệu của Minh Thái Tổ, “Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ” là nói da của trẻ con yếu ớt vì hạn hán mà biến thành như da ông già vậy, quả là “Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung”. Tuy nhiên trong bài thơ tiên tri của Nostradamus nói: “Po mở rộng, chìm trong sóng nước”, là không chỉ tiên tri về hình huống tại thượng lưu đập lớn Tam Hiệp; nếu như đập lớn Tam Hiệp bị vỡ thì “chìm trong sóng nước” là một vùng vô cùng rộng lớn, bao gồm cả trung và hạ lưu sông Trường Giang.
Năm 1997, ngăn nước sông lớn xây đập Tam Hiệp
Các Thế Kỷ VIII, Khổ 2
Nguyên văn tiếng Pháp:
Condon & Aux & autour de Mirande
Ie voy du ciel feu qui les enuironne.
Sol Mars conioint au Lyon, puis Marmande
Foudre, grand gresle, mur tombe dans Garonne.Tiếng Anh:
Condom and Auch and around Mirande,
I see fire from the sky which encompasses them.
Sun and Mars conjoined in Leo, then at Marmande,
lightning, great hail, a wall falls into the Garonne.Tiếng Việt:
Condom và Auch và ở quanh Mirande,
Ta thấy lửa từ trên bầu trời bao quanh chúng.
Mặt Trời (hay đất) và Hỏa tinh giao nhau tại cung Sư Tử, rồi tại Marmande,
Ánh chớp, mưa đá lớn, một bức tường sụp xuống Garonne.
Trong «Các Thế Kỷ», đơn từ “Sol” trong tiếng Pháp thường chỉ Mặt trời, nhưng tiếng Pháp hiện đại còn có thể chỉ “đất”.
Bài thơ tiên tri này vừa nói về trận động đất lớn dẫn khởi hỏa hoạn năm 1906 tại San Francisco, Mỹ; đồng thời cũng nói về ngăn nước sông lớn khi xây đập Tam Hiệp ở Trung Quốc. Trong lời mở đầu tôi đã nói qua: “Trên thực tế, trong 942 bài thơ tiên tri của «Các Thế Kỷ», lượng thông tin bao hàm là cực lớn, miêu tả chi tiết và sinh động rất nhiều sự kiện lịch sử; và đồng thời cùng một sự kiện lịch sử lớn có nhiều bài tiên tri khác nhau, từ các giác độ, thậm chí các tầng thứ khác nhau để tiến hành miêu tả, do đó chúng có sức hấp dẫn đặc biệt mà các dự ngôn khác không có.” Hai câu đầu bài thơ này cũng xác minh Các Thế Kỷ I, Khổ 46, với hai câu đầu: “Rất gần Auch, Lectoure và Mirande; Một ngọn lửa lớn sẽ rơi xuống từ bầu trời trong ba đêm.” Condom, Auch và Mirande là ba quận (Arrondissements) ở tỉnh Gers (Gers department) vùng Tây Nam nước Pháp; còn Lectoure nằm tại quận Condom, Pháp (Arrondissement of Condom). Trận đại địa chấn phát sinh tại San Francisco năm 1906 chính là vào năm “Bính Ngọ”, năm Mặt trời và Hỏa tinh giao hội.
“Đất và Hỏa tinh giao nhau tại cung Sư Tử” là ứng với thời gian cung Sư Tử, từ ngày 23 tháng 7 đến 22 tháng 8, rơi vào cuối tháng 6 Nông lịch (tháng “Mùi”) và đầu tháng 7 Nông lịch (tháng “Thân”), như vậy “Đất và Hỏa tinh giao nhau tại cung Sư Tử” chính là tháng “Đinh Mùi”; đồng thời “Đất và Hỏa tinh giao nhau tại cung Sư Tử” cũng hàm chứa năm của tháng “Đinh Mùi” này là năm “Đinh Mùi” và “Đinh Sửu”. Hai câu sau bài thơ chính là tiên tri về các sự việc trong năm 1997 “Đinh Sửu”. Ngày 8 tháng 11 năm 1997, tại công trình xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, người ta tiến hành ngăn nước sông lớn, đây cũng là điều câu thơ thứ tư mô tả là “một bức tường sụp xuống Garonne”. Trong Các Thế Kỷ VI, Khổ 79 ở trên, chúng ta đã biết rằng Gironde, nơi nằm giữa hai con sông Garonne và Dordogne, đã được dùng để chỉ Trùng Khánh; như vậy Garonne cũng là ám chỉ Trường Giang. Tháng 11 năm 1997, dưới sự đốc thúc của chính con thú tà ác Giang Trạch Dân, sông Trường Giang, bà mẹ của dân tộc Trung Hoa, đã bị ĐCSTQ tà ác chặt đứt, chôn theo một cái bẫy thâm hiểm gây tai họa cho nhân dân Trung Quốc—đập lớn Tam Hiệp. Địa điểm của đập lớn là Nghi Xương, Hồ Bắc, vùng bờ sông cách Trùng Khánh không xa, nơi cung cấp nhiều trái cây; mà vùng bờ sông Marmande của Pháp cách Gillen không xa cũng là nơi cung cấp nhiều trái cây. “Marmande” khi tách các ký tự ra thì gần giống như “Mars Man de”, tức là “người của Mars”. Trong «Các Thế Kỷ», “Mars” thường để chỉ đảng cộng sản, do đó “Marmande” trong bài thơ này chính là tác phẩm của “người cộng sản”.
“Ánh chớp, mưa đá lớn” trong câu thơ thứ tư là tiên tri năm 1997, ĐCSTQ tà ác chôn sẵn một cái bẫy thâm độc khiến ông Trời phẫn nộ; chính vì vậy năm 1997 Trung Quốc đại lục khí hậu khác thường, giữa mùa Hạ mà có “Ánh chớp” rồi “mưa đá lớn”. Ví như tại Miên Trúc, Tứ Xuyên, trong các ngày mùng 2 tháng 6, mùng 9 tháng 7 và 30 tháng 8 có ba trận “mưa đá lớn”; tại Giang Tư, Tây Tạng cũng có mưa đá giữa mùa Hè; Bồng Lai, Sơn Đông ngày 13 tháng 6 cũng bị mưa đá tập kích; ngày 21 tháng 7, đại địa khu Nội Mông Cổ phải hứng chịu một trận mưa đá lớn.
Đáng chú ý nhất chính là bài thơ này tiên tri đồng thời về hai sự kiện: Đại địa chấn tại San Francisco năm 1906 và chặn nước sông lớn tại đập Tam Hiệp năm 1997, ám chỉ rằng đập Tam Hiệp và động đất là có quan hệ nhất định.
Khả năng phát sinh động đất hoặc sự cố tại đập Tam Hiệp
Các Thế Kỷ VIII, Khổ 85
Nguyên văn tiếng Pháp:
Entre Bayonne & à sainct Iean de Lux,
Sera pose de Mars la promottoire :
Aux Hanis d’Aquilon Nanar hostera lux,
Puis suffoqué au lict sans adiutoire.Tiếng Anh:
Between Bayonne and St. Jean de Luz
will be placed the promontory of Mars.
To the Hanis of the Aquilon, by no means to capture the light,
then suffocate in bed without assistance.Tiếng Việt:
Giữa Bayonne và St. Jean de Luz
Sẽ được thiết đặt mũi đất của Mars.
Cho Hanis của Aquilon, không cách nào bắt được ánh sáng,
Rồi bị bóp nghẹt trên giường mà không có giúp đỡ.
Câu thơ thứ ba trong bản tiếng Anh đã được phiên dịch lại cho đúng từ tiếng Pháp, đặc biệt với từ “Nanar”.
Bài thơ này tiên tri đập Tam Hiệp vào một năm nào đó sẽ phát sinh động đất hoặc sự cố gây ảnh hưởng đến vùng hạ lưu.
Hai câu đầu bài thơ “Giữa Bayonne và St. Jean de Luz; Sẽ được thiết đặt mũi đất của Mars” là mô tả đập Tam Hiệp và vị trí của nó tại “giữa Bayonne và St. Jean de Luz”. “Bayonne” là một thành phố ở miền Tây Nam nước Pháp, trung tâm kinh tế và văn hóa của vùng Basque, nằm giữa hai con sông Adour và Nive, ở đây dùng để chỉ Trùng Khánh “nằm giữa hai con sông” Trường Giang và Gia Lăng. “St. Jean de Luz” là một thắng cảnh du lịch của vùng Basque, một cảng cá, ở đây dùng phiên Âm tiếng Trung “Thánh Giản đích Lộ” cho “St. Jean de Luz” để ám chỉ “sơn gian đích lộ”, tức “con đường nằm giữa hai ngọn núi”. “Mũi đất của Mars” là chỉ đập nước lớn do đảng cộng sản tạo ra.
Câu thơ thứ ba bắt đầu bằng “Cho Hanis của Aquilon”, chính là chỉ thành phố Vũ Hán. Trong «Các Thế Kỷ», “Aquilon” lúc thì chỉ Trung Quốc, lúc thì chỉ Nga. Ví dụ, trong bức thư gửi Vua Henry II của Pháp, Nostradamus viết: “Đôi lúc sau khi máu của những người vô tội bị tuôn ra bởi những kẻ tội lỗi mới lên. Và rồi, bởi những trận đại hồng thủy, ký ức về mọi thứ chứa đựng trong những văn vật này sẽ phải chịu tổn thất không ước tính được, thậm chí cả chữ viết. Điều này sẽ xảy ra cho “những người Aquilon” bởi ý chí của Thượng Đế“. Ở đây đã minh xác tiên tri rằng sau khi ĐCSTQ thiết lập chính quyền (“những kẻ tội lỗi mới lên”), nhân dân bị sát hại, văn hóa truyền thống Trung Hoa bị Đại Cách mạng Văn hóa phá hủy, thậm chí đến Hán tự cũng bị giản hóa; “những người Aquilon” ở đây rõ ràng chỉ người Trung Quốc. Như vậy “Hanis của Aquilon” chính là “những người Hán của Trung Quốc”; “Hanis” ở đây là số nhiều của Hán (“Han”), cũng có thể chỉ “thành phố Vũ Hán” ở hạ lưu đập Tam Hiệp. Còn “không cách nào bắt được ánh sáng” ở cuối câu thứ ba có thể chỉ một trận địa chấn “không thể dự đoán” sẽ xảy ra tại đập Tam Hiệp, và cũng không loại trừ khả năng bị tên lửa đạn đạo tấn công.
Câu thơ thứ tư “Rồi bị bóp nghẹt trên giường mà không có giúp đỡ” có thể chỉ động đất tại Tam Hiệp phát sinh vào buổi tối; đập lớn Tam Hiệp bị động đất phá hủy, nước lớn trong hồ chứa cao hơn 100 mét đổ mạnh về hạ lưu, nuốt chửng cả thành thị lẫn nông thôn ở hạ lưu đang trong giấc ngủ say. Dự ngôn «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn có câu: “Người gặp mãnh hổ khó né tránh, còn ai có phúc tới sơn trang. Thành phố phồn hoa thành biển mênh mông, nhà lầu cao thành bùn đất“; như vậy đại hồng thủy là có khả năng phát sinh và nhấn chìm thành phố phồn hoa.
Vùng Tam Hiệp nguyên là địa khu có tần số tai nạn địa chất cao; năm 2003, từ khi đập nước Tam Hiệp đi vào hoạt động, tần số hoạt động địa chấn tại địa khu Tam Hiệp tăng lên rõ rệt. Năm 2006, trong quá trình chứa nước cao 156 mét, khu vực đập Tam Hiệp đã phát sinh 145 lần địa chấn có thể định vị; ngày 27 tháng 10 năm 2006, sau khi mức nước lên cao hơn 156 mét, tỉnh Hồ Bắc phát sinh địa chấn 4,7 độ Richter, tại Vũ Hán có cảm nhận rõ rệt. Tuy nhiên, mực trữ nước tối đa của đập Tam Hiệp là 175 mét, trong tương lai khi mực nước lên đến 175 mét sẽ có động đất lớn hơn chăng?
Bản thân đập lớn Tam Hiệp là được thiết kế theo dự báo hồng thủy “200 năm mới gặp một lần”, thế nhưng khi mực trữ nước lên đến 156 mét vào ngày 16 tháng 7 năm 2007, vùng tả hữu Trùng Khánh bị chìm ngập trong mưa lớn vượt qua mức “100 năm mới gặp một lần”. Như vậy khi mực trữ nước lên tới 175 mét, với Tứ Xuyên bị biến đổi khí hậu còn nghiêm trọng hơn, thì mức dự tính “200 năm mới gặp một lần” có thể trở thành đại sự “hơn 200 năm mới gặp một lần”. Nếu quả thực như vậy, khi mực trữ nước lên đến 175 mét và động đất vẫn chưa đủ để đập Tam Hiệp xảy ra sự cố, thì lại có đại hồng thủy phát sinh; lượng nước từ thượng lưu quá lớn, vượt quá năng lực trị thủy thực tế của đập; mực nước tăng lên rất nhanh, không chỉ tràn khỏi bờ đập gây nguy hiểm, mà còn có thể khởi phát chấn động cường độ cao gây vỡ đập.
Thực ra, từ mấy thập niên trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng, đã có nhiều tranh luận gay gắt về tính mâu thuẫn của nó, nhưng bởi vì ĐCSTQ tà ác đã xây đập Tam Hiệp để hủy diệt sông Trường Giang và đặt một “cái bẫy” cho vùng hạ lưu, nên việc xây dựng là mang tính cưỡng chế. Mục đích của ĐCSTQ là chế tạo thật nhiều tai nạn cho Trung Quốc, để khiến thật nhiều người bị chết theo nó.
Để thoát khỏi tình huống được tiên tri trong bài thơ này, chỉ có cách ngăn mực trữ nước của đập Tam Hiệp dâng cao, cuối cùng đình chỉ và dỡ bỏ đập Tam Hiệp, mà điều này thì ngang với giải thể ĐCSTQ tà ác.
Thoái xuất ĐCSTQ có thể cứu bản thân, giải thể ĐCSTQ có thể cứu Trung Quốc.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2008/1/7/50311.html
Ngày đăng: 12-05-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.