Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (12): Đại Thế chiến I



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG II: Nhìn lại lịch sử

Phần 3: Chiến tranh cận đại và Đại Thế chiến I

Chiến tranh bao giờ cũng là một mắt xích trọng yếu trong lịch sử; chúng thường là ranh giới giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau. Rất nhiều những lời tiên tri trong «Các Thế Kỷ» là nói về chiến tranh, do đó tôi phân các cuộc chiến tranh trong “Chương II: Nhìn lại lịch sử” này thành hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là chiến tranh cận đại và Đại Thế chiến I, bộ phận thứ hai là Đại Thế chiến II và về sau.

A. Chiến tranh cận đại:

Chiến tranh Nha phiến

Các Thế Kỷ V, Khổ 35

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par cité franche de la grand mer Seline,
Qui porte encore à l’eƒtomac la pierre :
Angloiƒe claƒƒe viendra ƒoubs la bruine
Vn rameau prendre de grande ouuerte guerre.

Tiếng Anh:

For the free city of the great Crescent sea,
Which still carries the stone in its stomach,
The English fleet will come under the drizzle
To seize a branch, war opened by the great one.

Tiếng Việt:

Vì thành phố tự do của biển Trăng lưỡi liềm vĩ đại,
Mà nó vẫn mang hòn đá trong dạ dày,
Hạm đội Anh quốc sẽ đến dưới cơn mưa phùn
Để đoạt một nhành cây, chiến tranh nổ ra bởi kẻ vĩ đại.

Bài thơ tiên tri này chính là nói về chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (6/1840—8/1842). “Biển Trăng lưỡi liềm vĩ đại” (great Crescent sea) trong câu thơ đầu tiên chính là “Thủy Nguyệt vĩ đại”, tức nói về triều Đại Thanh. Triều Thanh trong rất nhiều lời tiên tri đều có cách biểu đạt bằng câu đố chữ: chữ “Thanh” (清) chính là “Thủy Nguyệt có chủ”; ba điểm bộ Thủy (氵) cộng thêm chữ “Nguyệt” (月) rồi thêm chữ “chủ” (主) hợp thành một chữ “Thanh” (清). Ví dụ trong «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng, Khóa 9 nói: “Thủy Nguyệt hữu chủ, Cổ Nguyệt vi quân, Thập truyền tuyệt Thống, Tương kính nhược tân”. Ở đây “Thủy Nguyệt hữu chủ” là chữ “Thanh” (清); còn “Cổ Nguyệt vi quân”, chữ “Cổ” (古) đặt bên cạnh chữ “Nguyệt” (月) là chữ “Hồ” (胡); “Thập truyền tuyệt Thống” là chỉ Mãn Thanh tính từ khi Thuận Trị nhập quan xưng Đế đến Tuyên Thống tổng cộng là 10 Hoàng đế. Do đó câu thơ đầu tiên nói rằng: Để đoạt cảng “tự do mậu dịch” của Đại Thanh, Anh quốc đã phát động chiến tranh Nha phiến với nhà Thanh vào năm 1840.

Câu thơ thứ hai “Mà nó vẫn mang hòn đá trong dạ dày”, là miêu tả một cách hình tượng cảnh người Trung Quốc hút thuốc phiện; bởi vì thuốc phiện chế biến tốt có dạng từng bánh màu đen hoặc cà phê sẫm. Từ 400 năm trước, Nostradamus nhờ Thần khải đã thấy bằng thiên mục bánh thuốc phiện trông như cục đá màu đen, do đó ông gọi hút thuốc phiện là “mang hòn đá trong dạ dày”.

Câu thơ thứ ba “Hạm đội Anh quốc sẽ đến dưới cơn mưa phùn” là nói năm 1840, Anh quốc đem 40 tàu chiến và 4.000 quân viễn chinh tiến công Trung Quốc bằng đường biển. Câu thơ thứ tư “Để đoạt một nhành cây, chiến tranh nổ ra bởi kẻ vĩ đại”, là nói nguyên nhân và kết quả chiến tranh, cũng mang mật mã về thời gian. Bởi vì Anh quốc “Để đoạt một nhành cây” là chỉ tháng 8 năm 1842, chính phủ Mãn Thanh trước uy hiếp của pháo hạm Anh quốc đã ký kết một điều ước bất bình đẳng nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Quốc cận đại— «Điều ước Nam Kinh» Trung-Anh. Đồng thời, Anh quốc từ đường biển xâm nhập “Để đoạt một nhành cây” ám chỉ đây là năm “Thủy Mộc”; năm 1842 chính là năm “Nhâm Dần” thuộc “Thủy Mộc”.

Công xã Paris, cú trở giáo tại đồi Montmartre

Các Thế Kỷ IX, Khổ 56

Nguyên văn tiếng Pháp:

L’horrible guerre qu’en Occident s’appreste!
L’an ensuiuant viendra la pestilence
Si fort terrible, que ieune, vieil, ne beste,
Sang, feu, Mercu. Mars, Iupiter en France.

Tiếng Anh:

The army near Houdan will pass Goussainville,
And at Maiotes it will leave its mark:
In an instant more than a thousand will be converted,
Looking for the two to put them back in chain and firewood.

Tiếng Việt:

Quân đội gần Houdan sẽ đi qua Goussainville,
Và tại Maiotes, nó sẽ để lại dấu vết của nó:
Trong nháy mắt, hơn một ngàn người sẽ trở giáo,
Tìm kiếm hai người để đặt họ trở lại trong xích và củi.

Tôi không rõ tại sao bài thơ này chưa từng có ai phá giải, bởi vì sự kiện này phát sinh tại Công xã Paris; đây chính là sự kiện đồi Montmartre châm ngòi Công xã Paris năm 1871.

Năm 1870, Pháp thất bại đầu hàng trong chiến tranh Pháp-Phổ, Đế chế II của Pháp cũng thuận theo sự đầu hàng của Hoàng đế mà tan vỡ theo. Ngày 4 tháng 9, Paris bùng phát cách mạng, tuyên bố thành lập Đệ tam Cộng hòa, nhưng là chính phủ do phe Cộng hòa của giai cấp tư sản hợp thành, nên gọi là “chính phủ vệ quốc”. Ngày 19 tháng 9, quân Phổ bao vây Paris; và 4 tháng sau, chính phủ vệ quốc nắm quyền đã ký kết một hiệp định ngừng bắn với Đế quốc Đức mới được tuyên bố thành lập. Người Đức yêu cầu dùng lễ tiếp đón toàn nghi thức đối với quân đội Đức tiến vào Paris, nhưng dân chúng Paris kiên quyết phản đối sự chiếm đóng. Lúc ấy, 30 vạn thị dân Paris đã thành lập “Liên quân tự vệ Pháp”, tìm cách chuyển những khẩu đại bác về điểm cao là đồi Montmartre.

Ngày 18 tháng 3 năm 1871, sự kiện cụ thể phát sinh y như bài thơ tiên tri từ 300 năm trước. Rạng sáng ngày 18 tháng 3, tướng Pháp Claude Martin Lecomte dẫn đầu một đoàn quân chính phủ vâng lệnh chính phủ vệ quốc chiếm lấy những khẩu đại bác đặt trên đồi Montmartre. Câu đầu bài thơ “Quân đội gần Houdan sẽ đi qua Goussainville” chính là tuyến hành quân của đoàn; “Houdan” là một thị trấn gần Paris, “Goussainville” là vùng Đông Bắc Paris. Câu thơ thứ hai “Và tại Maiotes, nó sẽ để lại dấu vết của nó” là nói khi đội quân đi qua những khẩu đại bác ở đồi Montmartre thì bị lộ tung tích, bị dân chúng gần đó phát hiện. “Maiotes” trong câu thơ là đố chữ, bởi vì “Mont” trong “Montmartre” đã có nghĩa là đồi, “Montmartre” có nghĩa là đồi “Martres”, nên trong thơ dùng “Maiotes” để đại diện cho “Martres”. Sau khi quân chính phủ bị phát hiện, toàn thành nổi tiếng báo động, quân tự vệ chạy về địa điểm xảy ra sự cố, phụ nữ và trẻ em đổ dồn về Montmartre, cản trở quân chính phủ lấy đại bác đi. Rất nhiều phụ nữ Paris đã bao vây quân chính phủ và hò hét: “Các người không thể lấy đại bác đi, các người không thể bắn vào nhân dân”. Do đó khi tướng Martin Lecomte ra lệnh nhắm bắn vào nhân dân, thì “Trong nháy mắt, hơn một ngàn ngưởi sẽ trở giáo”, toàn bộ quân chính phủ bất ngờ chống lệnh, họ quay lại bắt tướng Martin Lecomte, đồng thời bắt một tướng khác tên là Thomas, đem hai người họ xử bắn tại đồi Montmartre; đây là điều bài thơ mô tả là “Tìm kiếm hai người để đặt họ trở lại trong xích và củi.” Bởi vì 300 năm trước, vào thời Nostradamus chưa có súng, nên ông đã dùng từ “củi” (firewood) để mô tả; “đặt họ trở lại trong xích và củi” chính là xử bắn.

Nhìn lại sự kiện lịch sử này, tôi không kìm nổi sự xúc động: Công xã Paris là phong trào tiên phong trong cuộc vận động cộng sản mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tôn sùng; họ đối xử với quân chính phủ của giai cấp tư sản thì rõ ràng là “dã man hung ác cùng cực”; nhưng khi quân chính phủ được lệnh bắn vào nhân dân thì toàn bộ họ đều chống lệnh. Vậy mà 100 năm sau, trên quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, “quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa” lại nhắm vào nhân dân mà nổ súng, khiến biết bao dân thường thiệt mạng. Họ thậm chí còn không bằng một phần ngàn quân đội của liên giai cấp tư sản; vậy thì đây là quân đội được giáo dục ma quỷ như thế nào? Chỉ có những quân nhân bị con thú tà ác ĐCSTQ ấn ký mới có thể có hành động phi nhân tính như thế. Do đó, quân đội Trung Quốc chỉ cần thoát ly khỏi con thú tà ác ĐCSTQ, thì mới có thể trở thành quân đội của quốc gia, quân đội của nhân dân.

B. Đại Thế chiến I:

Tiếng súng tại Sarajevo, châm ngòi Đại Thế chiến I

Các Thế Kỷ IX, Khổ 27

Nguyên văn tiếng Pháp:

De bois la garde, vent clos rond pont sera,
Haut le receu frappera le Dauphin,
Le vieux teccon bois vnis passera,
Passant plus outre du Duc le droict confin.

Tiếng Anh:

Wooden guards, the wind will be close around the bridge,
Received highly, he will strike the Dauphin.
The old craftsman will pass through the woods in a company,
Going far beyond the right borders of the Duke.

Tiếng Việt:

Đội lính gỗ, gió sẽ rất gần quanh cầu,
Rất nghênh đón, hắn ta sẽ tấn công Hoàng thái tử.
Thợ thủ công già sẽ đi xuyên qua rừng cây trong một đại đội,
Cách xa những đường biên bên phải của Công tước.

Câu đầu tiên bản tiếng Anh trong bài thơ này đã được phiên dịch lại cho đúng theo bản tiếng Pháp.

Bài thơ này chính xác là tiên tri sự kiện Đại công tước Franz Ferdinand của Đế quốc Áo–Hung bị ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, dẫn tới bùng phát Đại Thế chiến I. Hôm ấy, Thái tử Franz Ferdinand đang cùng vợ, Công tước Sophie, đi thăm thủ đô Sarajevo của Bosnia, và ông đang chỉ huy một cuộc diễn tập quân sự tại vùng núi gần đó. Nhưng nhóm bảy người Serbia ám sát Công tước thì đang chờ khi ông đi ra từ Tòa Thị chính Sarajevo. Cuộc tấn công đầu tiên là khi một quả lựu đạn được ném vào xe của Công tước, Công tước nhanh tay vứt nó ra ngoài, nó nổ ở xa đó nhưng vẫn làm bị thương Thống đốc và mấy người phụ tá của Thái tử. Khi từ Tòa Thị chính đi ra, họ đến gần cầu Latin, và vụ ám sát trí tử thứ hai đã xảy ra; đây chính là cảnh được miêu tả trong hai câu thơ đầu. “Đội lính gỗ, gió sẽ rất gần quanh cầu” là nói sau cuộc tập kích thứ nhất, vì sự an toàn, Công tước đã để vệ binh đứng trên ghế xe hơi để bảo vệ. Tuy nhiên khi đến cầu Latin, vụ tấn công thứ hai đã xảy ra khi viên đạn tựa như “gió sẽ rất gần quanh cầu” lao đến. “Rất nghênh đón” là chỉ sự tiếp đón trọng thể đối với Hoàng thái tử tại Sarajevo; tuy nhiên một thanh niên Serbia 19 tuổi tên là Gavrilo Princip đã chào đón bằng cách “tấn công Hoàng thái tử”. Hoàng thái tử ở đây chính là Thái tử Franz Ferdinand của Đế quốc Áo–Hung. Gavrilo Princip từ từ tiến đến trong đám đông gần đó, và khi chiếc xe chỉ cách 2 mét, hắn ta bước nhanh về phía trước, đến mức các vệ binh ngăn cản không kịp, rồi “pằng, pằng”, hai âm thanh vang lên, phát thứ nhất xuyên vào cổ Ferdinand, phát thứ hai xuyên vào bụng Sophie. Hai vợ chồng Ferdinand đều bị giết chết, kẻ ám sát Princip đã tự sát ngay sau đó.

Sau vụ ám sát vợ chồng Ferdinand, bán đảo Balkan vốn đã căng thẳng thì nay như “thùng thuốc súng” phát nổ. Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia; và sau đó, Đức, Nga tuyên chiến; Anh, Pháp tuyên chiến với Đức; Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Nga. Vậy là, chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi, các nước đế quốc Châu Âu gần như đều tham chiến, chiến tranh thế giới lần thứ nhất cuối cùng đã bùng phát.

Hai câu sau bài thơ “Thợ thủ công già sẽ đi xuyên qua rừng cây trong một đại đội; Cách xa những đường biên bên phải của Công tước” là nói vợ chồng Ferdinand bị ám sát dẫn tới Đại Thế chiến I, phạm vi chiến tranh rất rộng “Cách xa những đường biên bên phải của Công tước”. Chiến tranh không chỉ hạn cuộc trong lời tuyên chiến của Đế quốc Áo-Hung đối với Serbia mà là đại chiến thế giới, đồng thời cũng rất thảm khốc, số thương vong rất nhiều, những người thợ thủ công phải xung quân trong nhiều năm, “Thợ thủ công già sẽ đi xuyên qua rừng cây trong một đại đội”. “Rừng cây” ở đây cũng là mật mã thời gian cho bài thơ, ám chỉ Thiên can Địa chi năm này đều thuộc “Mộc” trong Ngũ Hành; năm 1941 chính là năm “Giáp Dần” thuộc “Mộc”.

Đại Thế Chiến I bắt đầu

Các Thế Kỷ I, Khổ 82

Nguyên văn tiếng Pháp:

Quand colomnes de bois grande tremblee
D’auster conduicte couuerte de rubriche,
Tant vuidera dehors vne assemblee,
Trembler Vienne & le pays d’Austriche.

Tiếng Anh:

When the great wooden columns tremble
in the south wind, covered with blood.
Such a great assembly then pours forth
that Vienna and the land of Austria will tremble.

Tiếng Việt:

Khi những chiếc cột gỗ lớn rung lên
Trong gió Nam, được bao phủ bởi máu.
Một hội đồng lớn như vậy tràn ra
Vienna và mảnh đất Áo sẽ rung chuyển.

Bài thơ tiên tri này nói về tình huống khai chiến trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Câu thơ đầu tiên “Khi những chiếc cột gỗ lớn rung lên” chính là mật mã thời gian, chỉ năm “Giáp Dần” 1914 thuộc “Mộc Mộc” theo Nông lịch. Câu thơ thứ hai “Trong gió Nam, được bao phủ bởi máu” là chỉ mùa Hè năm 1914, Thái tử Đế quốc Áo-Hung Franz Ferdinand bị ám sát tại Sarajevo, châm ngòi Đại Thế chiến I; hơn nữa chiến tranh trong mùa Hè này thật đẫm máu. Câu thơ thứ ba “Một hội đồng lớn như vậy tràn ra” là chỉ hai phe trong Đại Thế chiến I, Đồng Minh và Hiệp Ước, đều là những tập đoàn lớn. Đức, Đế quốc Áo-Hung, Đế quốc Ottoman và Bulgaria thuộc phe Đồng Minh; Anh, Pháp, Nga và Ý thuộc phe Hiệp Ước. Trong thời gian chiến tranh, rất nhiều quốc gia Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đã gia nhập phe Hiệp Ước. Trong đó Ý ban đầu ở phe Đồng Minh, về sau lại gia nhập phe Hiệp Ước. Cuộc tàn sát giữa hai tập đoàn chiến tranh lớn này đã kéo theo 65 triệu người tham chiến, khiến 10 triệu người thiệt mạng và 20 triệu người bị thương. Chiến tranh gây ra tổn thất kinh tế nghiêm trọng, ước tính tiêu tốn 170 tỷ đô-la Mỹ. Câu thứ tư bài thơ “Vienna và mảnh đất Áo sẽ rung chuyển” nói rõ Đế quốc Áo-Hung là nước tham chiến, cũng là quốc gia phát động chiến tranh, rồi cuối cùng kết thúc chiến trường chiến tranh.

Sự lớn mạnh của phe Hiệp Ước

Các Thế Kỷ VIII, Khổ 46

Nguyên văn tiếng Pháp:

Pol mensolée mourra trois lieuës du rosne,
Fuis les deux prochains tarasc destrois :
Car mars fera le plus horrible trosne,
De coq & d’Aigle de France freres trois.

Tiếng Anh:

Paul the celibate will die three leagues from Rome,
the two nearest flee the oppressed monster.
When Mars will take up his horrible throne,
the Cock and the Eagle, France and the three brothers.

Tiếng Việt:

Paul kẻ độc thân sẽ chết cách Rome ba đồng minh,
Hai cái gần nhất bỏ chạy con quái vật bị áp bức.
Khi Hỏa tinh sẽ chiếm lấy ngai vàng khủng khiếp,
Gà trống và đại bàng, nước Pháp và ba huynh đệ.

Bài thơ tiên tri này rõ ràng nói về Đại chiến Thế giới I và quá trình lớn mạnh của phe Hiệp Ước; hai câu đầu nói về năm 1915, Ý chuyển sang phe Hiệp Ước; hai câu sau nói Hoa Kỳ gia nhập phe Hiệp Ước.

Trong câu thơ đầu tiên “Paul kẻ độc thân sẽ chết cách Rome ba đồng minh”, chữ “chết” ở đây có hai ý. Thực ra câu đầu tiên là do hai câu hợp thành: câu đầu “Paul kẻ độc thân sẽ chết” là lời nói đùa hóm hỉnh của Thượng Đế Toàn Năng. Năm 1915, một đoàn thể truyền giáo Cơ Đốc giáo được thành lập tại Ý, gọi là “con gái của Thánh Paul” (The daughter of Saint Paul). Hiện tại đoàn thể truyền giáo này đã có phân hội tại 60 quốc gia, vì thế Thần mới cười đùa: Sự độc thân của Thánh Paul đã xong rồi, thế mới sinh ra “con gái của Thánh Paul” chứ. Câu sau “sẽ chết cách Rome ba đồng minh” là nói năm 1915, Ý, Đức và Đế quốc Áo-Hung, liên minh ba nước phải tan vỡ. Tháng 5 năm 1915, Ý nhân dịp Anh, Pháp đồng ý chia phần hai vùng Fiume và Dalmatia sau chiến tranh nên đã chuyển sang phe Hiệp Ước, tuyên chiến với hai nước Đồng Minh ngay sát mình, gây áp lực với hai nước đồng minh và Đức và Đế quốc Áo-Hung, do đó câu thơ thứ hai mới nói “Hai cái (đồng minh) gần nhất bỏ chạy con quái vật bị áp bức”. Quân Ý tuy rằng thực lực khá yếu, giai đoạn đầu giao chiến tổn thất 30 vạn người, nhưng đã trụ vững trước binh lực 40 sư đoàn của Đế quốc Áo-Hung, giảm bớt áp lực cho phe Hiệp Ước.

Câu thơ thứ ba “Khi Hỏa tinh sẽ chiếm lấy ngai vàng khủng khiếp” là mật mã thời gian, chỉ năm 1917, năm “Đinh Tỵ”, tức năm “Hỏa”. Câu thơ thứ tư “Gà trống và đại bàng, nước Pháp và ba huynh đệ”, là nói năm 1917, “đại bàng” Hoa Kỳ gia nhập phe Hiệp Ước của “gà trống” Pháp. Vậy là giờ đây nước Pháp đã có “ba huynh đệ” là Anh, Mỹ và Ý. Tháng 2 năm 1917, Đại sứ Mỹ tại Anh đọc được bức điện Zimmermann do Đức gửi đi mà Anh chặn được, trong đó Đức thuyết phục Mexico tuyên chiến với Mỹ, rằng Đức sẽ giúp Mexico lấy lại miền Tây Nam nước Mỹ, trước đó Đức sẽ dùng tàu ngầm không hạn chế để đánh chìm thuyền chiến của Mỹ. Sau sự kiện này, Mỹ tuyên chiến với Đức vào tháng 4 năm 1917.

Trận hải chiến Jutland

Các Thế Kỷ IX, Khổ 79

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le chef de classe, par fraude stratageme,
Fera timides sortir de leurs galleres,
Sortis meurtris chef renieux de cresme,
Puis par l’embusche luy rendront le saleres.

Tiếng Anh:

The chief of the fleet through deceit and trickery
Will make the timid ones come out of their galleys:
Come out, murdered, the chief renouncer of chrism,
Then through ambush they will pay him his wages.

Tiếng Việt:

Tư lệnh hạm đội thông qua lừa dối và thủ đoạn
Sẽ khiến những kẻ hèn nhát ra khỏi tàu của họ:
Xông ra, bị giết, lời tuyên bố ngợi khen của tư lệnh,
Rồi qua cuộc phục kích, họ sẽ trả thù lao cho ông.

Bài thơ tiên tri này nói rằng trong một trận hải chiến, vị tư lệnh hạm đội lên kế hoạch phục kích kẻ thù bằng cách “dụ địch thâm nhập”; ông phái một đội tàu nhỏ rời đại quân, bất ngờ xuất hiện trước mặt quân địch để dẫn dụ, rồi đội tàu này bị quân địch công kích dữ dội, nhưng họ vẫn được tư lệnh hạm đội ngợi khen vì đã dẫn kẻ địch vào vùng phục kích của hạm đội chủ lực. Kế hoạch “dụ địch vào tròng” này rất khó dùng ngôn ngữ Tây phương để biểu đạt, vì thế bài thơ này đến nay vẫn chưa được phá giải.

Thực ra bài thơ tiên tri này nói về trận đại quyết chiến trên biển giữa Anh và Đức trong Đại Thế chiến I—“hải chiến Jutland”, bởi vì trận hải chiến này có đặc điểm nổi bật: hai vị tư lệnh hạm đội Anh và Đức không hẹn mà trùng, đều áp dụng cùng một loại chiến thuật hải chiến, chính là chiến thuật phục kích “dụ địch thâm nhập” được miêu tả trong bài thơ.

Ngày 30 tháng 5 năm 1916, tư lệnh Von Scheer của Đức cử đô đốc Hipper đưa 1 tàu tuần dương hạm tiến vào biển Jutland thuộc Biển Bắc để phong tòa đường đi lại của tàu buôn Anh, trên đường liên tục báo cáo hành trình và địa điểm về quân cảng Đức. Tư lệnh hải quân Anh Jellicoe sau khi biết tình hình đã quyết định: Để trung tướng Beatty dẫn một hạm đội nhỏ nghênh chiến tuần dương hạm Đức, còn tự ông dẫn hạm đội chủ lực đi phía sau, đến khi Beatty gặp quân địch thì trá bại chạy về, dụ địch thâm nhập, sau đó nhất tề tiêu diệt hạm đội Đức. Chẳng ngờ tư lệnh hạm đội Đức Scheer cũng có chiến thuật phái tuần dương hạm đi đầu để dẫn dụ quân Anh; tuần dương hạm này liên tục phát tín hiệu về, mục đích lại là báo tin cho quân Anh, nhân tiện dẫn dụ hạm đội Anh vào bẫy.

2 giờ chiều ngày 31 tháng 5, hạm đội Anh gặp hạm đội Đức, hai bên tấn công mạnh mẽ; hậu quân hai bên đều tưởng quân địch mắc bẫy bèn tức tốc tiến lên, như muốn ăn tươi nuốt sống đối phương. Hạm đội Anh y như kế rút lui, nhưng bị quân Đức tấn công mạnh, kết quả tổn thất mất hai tuần dương hạm là “Indefatigable” và “Queen Mary”. Trung tướng Beatty vô cùng tức giận, cậy có đại quân phía sau, lại xông lên hạm đội Đức. Lúc này hạm đội Đức đã đổi hướng, chạy hết tốc lực về gần hạm đội chủ lực. Hạm đội Anh khi đang truy kích thì phát hiện thấy có hạm đội chủ lực Đức bèn khẩn trương rút lui; hạm đội Đức lại ỷ có đại quân phía sau bèn truy kích trở lại hạm đội Anh, khi truy kích bị mất tuần dương hạm Lützow. Kết quả khi hạm đội chủ lực hai bên nhìn lại, thì thấy chẳng có cuộc “phục kích” nào cả, chỉ có thể quyết chiến trực diện mà thôi.

Trong trận đại quyết chiến này, quân Đức bị đánh chìm 1 tuần dương hạm, 1 thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm hạng nhẹ, 8 khu trục hạm, thiệt mạng hơn 2.500 người; quân Anh bị đánh chìm 3 tuần dương hạm, 3 thiết giáp hạm, 8 khu trục hạm, thiệt mạng hơn 6.000 người. Theo lịch sử ghi lại, kết quả chiến dịch này khá đặc biệt: một mặt, hạm đội hải quân Đức của tư lệnh Von Scheer tổn thất tương đối ít hơn so với hải quân Anh, giành được thắng lợi về mặt chiến thuật; mặt khác, hạm đội chủ lực hải quân Anh của tư lệnh Jellicoe thành công khi phong tỏa hải quân Đức tại các bến cảng của Đức, từ đó về sau gần như không có hành động gì nữa, giành được thắng lợi về mặt chiến lược. Ngày nay nhìn lại, nếu như hạm đội Anh trá bại rút lui ngay từ đầu thì tổn thất có lẽ đã được giảm thiểu.

Trận đánh sông Marne lần thứ hai

Các Thế Kỷ X, Khổ 7

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le grand conflit qu’on appreste à Nancy,
L’Aemathien dira tout ie soubmets,
L’Isle Britanne par vin, sel en solcy,
Hem. mi. deux Phi. long temps ne tiendra Mets.

Tiếng Anh:

The great conflict that they are preparing for Nancy,
The Macedonian will say I subjugate all:
The British Isle in anxiety over wine and salt,
“Hem. mi.” Philip two Metz will not hold for long.

Tiếng Việt:

Trận xung đột lớn mà họ đang chuẩn bị cho Nancy,
Người Macedonia sẽ nói ta chinh phục tất cả:
Đảo Anh trong lo lắng với rượu và muối,
“Trời”, Philip II Metz sẽ không giữ được lâu.

Bài thơ này chính xác là tiên tri về một chiến dịch quan trọng trong Đại Thế chiến I vào năm 1918: Trận đánh sông Marne lần thứ hai.

Câu thơ đầu tiên “Trận xung đột lớn mà họ đang chuẩn bị cho Nancy” ý nói tổng tiến công mùa Xuân năm 1918 của Đức tại chiến trường phía Tây thu hoạch không được là bao. Tháng 7 năm 1918, quân Đức tức tốc công chiếm thủ đô Paris của Pháp; dưới sự bố trí của thống soái Ludendroff, quân Đức bao vây thành Nancy từ hai phía, “cửa ngõ” Paris, nghĩ rằng sẽ đánh chiếm được Nancy rồi tiến thẳng về Paris. Câu thứ hai nói “Người Macedonia sẽ nói ta chinh phục tất cả”; Macedonia nguyên là một bộ phận của Đế quốc Ottoman, nhưng đương thời thuộc về Bulgaria; hai quốc gia này đều thuộc phe Đồng Minh trong Đại Thế chiến I. Do vậy, “người Macedonia” là chỉ người Đức, người Đức nói “ta chinh phục tất cả”. Trận đánh sông Marne lần thứ hai là cuộc tiến công lớn mang tính quyết định của Đức ở mặt trận phía Tây; họ lên kế hoạch chiếm đóng Paris trước khi Hoa Kỳ và quân cứu viện phe Hiệp Ước kịp đến Châu Âu, triệt để giải quyết vấn đề, chính là muốn “chinh phục tất cả”.

Câu thơ thứ ba “Đảo Anh trong lo lắng với rượu và muối” là nói về cảnh khốn đốn của phe Hiệp Ước đương thời, đặc biệt là Anh quốc; sự tiếp tế cho tiền tuyến gặp trở ngại, hai thứ quý chính là “rượu và muối”. Anh quốc một mực duy trì 70 vạn quân tại chiến trường Pháp, trên giới tuyến dài 9.600 km, nhưng trong chiến dịch sông Somme năm 1916 bị tổn thất hơn 50 vạn. Tháng 2 năm 1917, Đức tuyên bố tiến hành “chiến tranh tàu ngầm không hạn chế” trên Đại Tây Dương, tưởng rằng sẽ tiêu diệt hoàn toàn được tuyến vận tải của Anh, với mục tiêu chính là làm Anh quốc “chết đói”. Từ tháng 2 đến tháng 7, mỗi tháng Đức đánh chìm hơn 50 vạn tấn tàu vận tải của Anh, cao điểm nhất là tháng 4 đánh chìm hơn 80 vạn tấn tàu vận tải, bao gồm 7 chiến hạm vận tải của Mỹ, khiến Mỹ phải tham chiến. Sau đó, vì Mỹ gia nhập hạm đội hộ tống, Anh quốc dùng chiến hạm ngụy trang thuyền buôn dụ tàu ngầm Đức tấn công, nên tuyến vận tải trên biển dần dần khôi phục trở lại bình thường.

Câu thơ thứ tư ‘”Trời”, Philip II Metz sẽ không giữ được lâu’ là kết quả trận đánh sông Marne lần thứ hai; ở đây dùng Philip II để chỉ Hoàng đế Wilhelm II của Đức. Trong phần trước tôi đã đề cập đến Vua Philip II (Filipe II) của Tây Ban Nha, con trai Hoàng đế Charles V (Karl V) của Đế quốc La Mã thần thánh. Ông kế thừa một phần lớn lãnh địa Đế quốc, là “Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh” trên thực tế. Về sau vào thời Hitler, Đức tự xưng là “Đệ tam Đế chế”; còn nước Đức trong Đại Thế chiến I được gọi là “Đệ nhị Đế chế”; Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh gọi “Đệ nhất Đế chế” là “Đế chế Hoàng kim” (Millennium Empire). “Trời”, là Hoàng đế Wilhelm II của Đức thất vọng thốt lên; câu thơ này thuyết minh Đức chiến bại tại trận sông Marne lần thứ hai và không giữ được phía Đông Lorraine. “Metz” chính là thủ phủ vùng Lorraine, mà Lorraine lại là nơi bị Đức chiếm đóng trong chiến tranh Pháp-Phổ; Lorraine giữ không được chứng tỏ Đức đã triệt để thất bại trong chiến tranh.

Trận chiến tối hậu và thanh lý chiến trường

Các Thế Kỷ VIII, Khổ 34

Nguyên văn tiếng Pháp:

Apres victoire du Lyon au Lyon,
Sus la montagne de Ivra Secatombe,
Delues & brodes septiesme million,
Lyon, Vlme à Mausol mort & tombe.

Tiếng Anh:

After the victory of the Lion over the Lion,
there will be great slaughter on the mountain of Jura;
floods and dark-colored people of the seventh (of a million),
Lyons, Ulm at the mausoleum death and the tomb.

Tiếng Việt:

Sau chiến thắng của Sư Tử đối với Sư Tử,
Sẽ là một cuộc tàn sát lớn trên rặng núi Jura;
Những cơn lũ và người da đen của một phần bảy (của một triệu),
Lyons, Ulm, cái chết trong lăng mộ và tại ngôi mộ.

Bài thơ tiên tri này nói về năm 1918, thời điểm diễn ra trận chiến tối hậu tại chiến trường phía Tây của Đại Thế chiến I và thanh lý chiến trường tại những vùng phụ cận sau chiến tranh.

Câu đầu tiên bài thơ là mật mã thời gian, biểu thị năm và tháng diễn ra chiến dịch tối hậu này. Đem hai con “Sư Tử” mà xét dưới góc độ tử vi thì được “chòm sao Sư Tử”; “chòm sao Sư Tử” có sao bảo vệ là Mặt trời, đại biểu “Hỏa” trong Ngũ Hành. Như vậy “Sau chiến thắng của Sư Tử đối với Sư Tử” chính là sau năm “Hỏa Hỏa”, tức sau năm 1917 Đinh Tỵ, nghĩa là năm 1918. Còn nếu đem “Sư Tử” (Lion) này phiên thành “Lyon”, thì chính là đại biểu cho nước Pháp; hoặc con “Sư Tử” thứ nhất đại biểu cho quân đội “Hùng Sư” của Pháp, thế thì con “Sư Tử” thứ hai là “cung Sư Tử” nằm giữa tháng 7 và tháng 8. Câu thơ đầu tiên nói “Sau khi quân đội Pháp giành thắng lợi vào tháng 7, tháng 8”, và cũng là “sau chiến thắng sông Marne lần thứ hai” năm 1918.

Tuy nhiên trong lịch sử Đại Thế chiến I và lịch sử nước Pháp, ở dãy núi Jura không hề phát sinh trận chiến thương vong quy mô lớn nào. Dãy núi Jura là rặng núi phía Đông nước Pháp, ở mặt phía Bắc của dãy núi Alps; đây chính là vùng biên giới Tây Nam nước Đức, khắp nơi trên núi cao và trong rừng cây đều bố trí cứ điểm và lô-cốt của Đức; như vậy ở đây nếu phát sinh chiến đấu thì nhất định là chiến đấu trên núi và trong rừng. Trong Đại Thế chiến I, “Sau chiến thắng sông Marne lần thứ hai” năm 1918 thì có “chiến dịch rừng Argonne” ở mạn Tây Bắc rặng núi Jura, đúng là chiến đấu trên núi và trong rừng. Thực ra đợt chiến đấu tại chiến trường phía Tây này chủ yếu ở tại Reims, Verdun, Marne và mạn Tây Bắc rặng núi Jura; rừng Argonne là ở vùng phụ cận Verdun. Từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918, quân viễn chinh Mỹ phát động “chiến dịch rừng Argonne”, với chủ lực là quân đoàn số 1 của Mỹ, mục đích là vượt qua rừng Argonne để chiếm Sedan ở phía Nam. Chiến dịch phân làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là từ ngày 26 tháng 9 đến 3 tháng 10, và mặc dù trong rừng bố trí rất nhiều lưới thép gai, hố bẫy, công sự, lô-cốt của Đức, nhưng quân Đức chỉ có 7 sư đoàn so với 4 quân đoàn của Mỹ, do đó mỗi ngày quân Mỹ đều liên tục tiến lên. Giai đoạn 2 là từ 4 tháng 10 đến 28 tháng 10, quân Đức tăng viện thêm lên thành 20 sư đoàn; từ ngày 4 tháng 10, mỗi bước chân quân Mỹ tiến lên đều rất khó khăn, trong rừng khắp nơi đều nghe thấy tiếng súng máy của quân Đức. Ở phòng tuyến chính diện, cách mỗi mét lại có một khẩu súng máy của Đức, quả thực là “một cuộc tàn sát lớn trên dãy núi Jura”. Quân Mỹ thương vong trầm trọng, nhưng viện binh của Mỹ vẫn đến không ngừng, hình thành áp lực cường đại. Đến ngày 14 tháng 10, quân Mỹ tiến công đến phòng tuyến Hindenburg của Đức; rừng Argonne cơ bản bị quân Mỹ chiếm lĩnh. Giai đoạn 3 là từ 28 tháng 10 đến 10 tháng 11, quân Mỹ ngoại trừ quân đoàn 1 hợp thành quân đoàn 2 thì đều tiến thẳng về Sedan. Sau khi quét sạch chướng ngại cho chiến dịch, họ nhường lối cho quân Pháp tiến công chiếm Sedan, để Pháp rửa nỗi nhục thất bại trong chiến tranh Pháp-Phổ. Đến ngày 11 tháng 11, Đức tuyên bố ngừng bắn.

Trong chiến dịch rừng Argonne, quân viễn chinh Mỹ và quân Đức tổng cộng thương vong 120.000 người, nếu cộng thêm thương vong quân đội Pháp vùng phụ cận, thì tổng số thương vong quân Hiệp Ước là tương đương với mô tả trong câu thơ thứ ba “một phần bảy (của một triệu)”, tức 14 vạn người. Do quân viễn chinh Mỹ không ngừng được điều tới Pháp, nên đến khi chiến dịch rừng Argonne kết thúc, tổng số quân viễn chinh Mỹ tại Pháp lên tới 2,1 triệu người, và Đức chỉ còn cách ngừng bắn. Sự tham chiến của Mỹ là nhân tố chủ yếu dẫn tới kết thúc Đại Thế chiến I.

Hai câu sau bài thơ “Những cơn lũ và người da đen của một phần bảy (của một triệu); Lyons, Ulm, cái chết trong lăng mộ và tại ngôi mộ” thực ra là tiên tri về sự khốc liệt của chiến tranh sau khi kiểm kê chiến trường của Đại Thế chiến I. Đặc biệt sau chiến dịch lớn Verdun, Pháp đã lập nghĩa trang quốc gia Douaumont (Douaumont ossuary) để mai táng tro và hài cốt của binh lính cả hai bên Pháp và Đức; đây cũng chính là ý nghĩa cụ thể của “Lyons, Ulm, cái chết trong lăng mộ và tại ngôi mộ”. Ở đây Nostradamus dùng thành phố Lyon (số nhiều) của Pháp để đại biểu cho người Pháp, thành phố Ulm của Đức để đại biểu cho người Đức. Kiến trúc chính của ngôi mộ tập thể này là một kho cất giữ tro xương của 130.000 chiến sĩ vô danh hy sinh trong chiến dịch Verdun, bao gồm cả người Pháp và người Đức. Bên ngoài kho cất giữ tro xương là 15.000 ngôi mộ liệt sĩ; 130.000 cộng với 15.000 là 145.000, đúng bằng con số “một phần bảy (của một triệu)” được đề cập trong câu thơ thứ ba. Tầng một kho cất giữ tro xương tại nghĩa trang quốc gia Douaumont có một viện bảo tàng chiến tranh, trong đó vẽ tái hiện toàn cảnh chiến dịch Verdun: “những cơn lũ” quân lính hai bên tiến mạnh về chiến trường, trong trận chiến được gọi là “cối xay thịt Verdun”. Câu thơ thứ ba có nói về “người da đen” nhưng thực ra lại không chỉ màu da đen của quân sĩ, bởi vì mặc dù quân Pháp có mặt tại Morocco và Senegal; quân Mỹ có sư đoàn 92 và 93 đều là lính da đen, nhưng về tổng thể binh sĩ hai bên thì đa số là người da trắng. Thực ra, “người da đen” ở đây là chỉ 130.000 chiến sĩ vô danh của hai bên được mai táng; thân phận và quốc tịch của họ không có cách nào phân biệt được, nên thân phận của họ sau khi chết có “màu đen”. Hiển nhiên, trong lời tiên tri của Nostradamus ghi lại khải thị của Thần, trước hai câu thơ sau “hồi tưởng” lại ảnh hưởng thảm cảnh của chiến dịch, thì trong câu thơ thứ hai đã dùng chữ “cuộc tàn sát lớn” (great slaughter).

Khi tiên tri về chiến tranh thế giới lần thứ nhất từ 400 năm trước, tại sao Thần lại đặc biệt đề cập riêng đến nghĩa địa Douaumont? Bởi vì đây là nơi mai táng 14 vạn tướng sĩ tham chiến của hai bên, là nơi tốt nhất trên thế giới để con người suy ngẫm lại về ý nghĩa của chiến tranh. Thần luôn hy vọng con người sau mỗi cuộc chiến tranh hoặc tai nạn thì có thể tự mình phản tỉnh.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/1/1/50179.html



Ngày đăng: 07-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.