Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (8): Cú đánh cược cuối cùng



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG I: Kẻ cầm đầu tà ác và con thú tà ác

Phần 5: Cú đánh cược cuối cùng, cái bẫy nham hiểm

Giang quỷ giẫy chết chôn sẵn một cái bẫy thâm độc

Các Thế Kỷ III, Khổ 40

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le grand theatre se viendra redresser,
Le dez ietté, & les rets ia tendus :
Trop le premier en glaz viendra lasser,
Par arcs prostraits de long temps ia fendus.

Tiếng Anh:

The great theater will come to be set up again:
The dice cast and the snares already laid.
Too much the first one will come to tire in the death knell,
Prostrated by arches already a long time split.

Tiếng Việt:

Nhà hát lớn sẽ tiến tới được thiết lập lại:
Súc sắc được quăng và cái bẫy đã được đặt.
Kẻ cầm đầu đã quá mệt mỏi trong hồi chuông báo tử,
Phủ phục bởi những mái vòm đã bị rạn nứt từ lâu.

Bài thơ này trong «Các Thế Kỷ» nhận được sự chú ý đặc biệt, tuy nhiên những phiên dịch và giải thích trước đây đều không chú ý tới bộ phận chủ yếu mà Thần cấp khải thị cho con người, chính vì thế dẫn tới giải sai rất nhiều.

Câu đầu tiên “Nhà hát lớn sẽ tiến tới được thiết lập lại” chính là chỉ Bắc Kinh sẽ xây dựng một Nhà hát lớn Quốc gia mới; Nhà hát lớn Quốc gia này ở bề mặt là kẻ cầm đầu tà ác Giang Trạch Dân tiêu tốn 3,2 tỷ nhân dân tệ để làm vừa lòng “vợ bé”, thế nhưng dấu hai chấm ở câu thơ đầu tiên lại dẫn xuất câu thơ thứ hai: “Súc sắc được quăng và cái bẫy đã được đặt.” Như vậy con thú tà ác “đánh cược” cái gì? “Cái bẫy” ở đây là gì? Đây là vấn đề rất đáng chú ý. Có người nói, Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc trông giống như một ngôi mộ lớn; những người Trung Quốc thạo phong thủy thì nói tự dưng lại xây dựng một phần mộ lớn ngay giữa trung tâm Trung Quốc, hủy hoại bố cục phong thủy tuyệt diệu của Bắc Kinh, khiến kinh thành từ đó bị âm khí của tử thi bao phủ, cũng rất có đạo lý. Kỳ thực, Bắc Kinh xây dựng Nhà hát lớn Quốc gia chính là “cái bẫy” thứ nhất của con thú tà ác. Trong «Các Thế Kỷ» đề cập đến rất nhiều tai nạn, cũng có thể giáng xuống kinh thành Bắc Kinh. Có người để ý rằng chữ “cái bẫy” (snares) trong bản tiếng Anh dùng số nhiều, cũng là nói “cái bẫy” của tà ác không chỉ có một. Nguyên là cựu thế lực đã chuẩn bị sẵn an bài tà ác trong Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008.

Ảnh: Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhìn từ phía Đông Bắc, tháng 6 năm 2007.

Hai câu sau bài thơ là nói, con thú tà ác Giang quỷ sau khi “gieo súc sắc” và “đặt cái bẫy” thì chỉ còn sống thoi thóp, do đó “Kẻ cầm đầu đã quá mệt mỏi trong hồi chuông báo tử”. Câu thơ cuối cùng “Phủ phục bởi những mái vòm đã bị rạn nứt từ lâu”, là nói Giang quỷ đã bị lực lượng chính nghĩa đánh trúng, tuy nhiên những tà thần lạn quỷ vẫn không ngừng bổ sung và chống đỡ cho nó, nếu không cái xác con cóc kia đã sớm bị diệt trừ rồi.

Mục đích của con thú tà ác: Khiến thật nhiều người bị chôn theo nó

Các Thế Kỷ III, Khổ 59

Nguyên văn tiếng Pháp:

Barbare Empire par le tiers vsurpé,
La plus part de son sang mettre à mort,
Par mort senile, par luy, le quart frappé,
Par peur que sang par la sang en soit mort.

Tiếng Anh:

Barbarian empire usurped by the third,
The greater part of his blood he will put to death:
Through senile death the fourth struck by him,
For fear that the blood through the blood be not dead.

Tiếng Việt:

Đế chế man rợ bị chiếm đoạt bởi Lão Tam,
Tuyệt đại đa số dòng dõi hắn ta sẽ phải chết:
Qua cái chết vì lão suy, Lão Tứ sẽ bị hắn đánh,
Vì lo sợ rằng giống nòi sẽ không bị tuyệt diệt.

Bài thơ tiên tri này nói rõ rằng con thú tà ác đến thế gian với một mục đích; bất kể nó vu khống hay trấn áp Pháp Luân Công, tẩy não hay đánh dấu con thú lên người dân, thì mục đích của nó chỉ là: khiến thật nhiều người chết theo nó. Bởi vì bản thân nó là ma quỷ được thả ra từ Địa ngục, nên nó biết cuối cùng cõi đi về của nó sẽ là Địa ngục.

“Đế chế man rợ” trong câu đầu tiên bài thơ chỉ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong sự kiện thảm sát nhân dân ngày 4/6; sau đó nó bị Giang Trạch Dân với biệt hiệu “Giang Tam” soán đoạt. Về sau, con thú tà ác đã phạm phải tội ác bức hại Pháp Luân Công, còn những người đi theo con thú tà ác hành ác thì chính là “Tuyệt đại đa số dòng dõi hắn ta sẽ phải chết”; họ và con thú tà ác sẽ phải chịu kết cục giống nhau.

Câu thơ thứ ba “Qua cái chết vì lão suy, Lão Tứ sẽ bị hắn đánh” là chỉ năm 1997, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, v.v. mấy “lão nhân” của ĐCSTQ qua đời; Giang Trạch Dân vì để duy trì sự thống trị lâu dài của mình đã rắp tâm loại bỏ Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo thế hệ thứ tư được Đặng Tiểu Bình và mấy vị “nguyên lão” chọn kế vị. Để làm điều đó, Giang Trạch Dân cũng loại bỏ luôn mấy vị “cố mệnh đại thần” là Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, v.v. Do đó năm 1997, Giang Trạch Dân trước tiên bức bách cán bộ lão thành Kiều Thạch thoái vị, nhưng chẳng ngờ rằng trước khi thoái vị Kiều Thạch công khai tiết lộ rằng: “Hồ Cẩm Đào là lãnh đạo nòng cốt thế hệ thứ tư, là do Đặng Tiểu Bình và mấy vị lão thành cách mạng chọn, cũng là sắp xếp của Thường ủy Bộ Chính trị và Bộ Chính trị. Trong quá trình ấy đã trưng cầu, lắng nghe ý kiến và kiến nghị của những người ngoài đảng, sau đó mới ra quyết nghị.” Kế đó Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, v.v. mấy vị cùng nhau “tuyên đọc di chiếu của Tiên Hoàng”, khiến Giang Trạch Dân vô cùng tức tối, hận Kiều Thạch đến thấu xương. Đến năm 1998, Kiều Thạch đứng đầu mấy vị cán bộ lão thành viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra, khiến Giang Trạch Dân vô cùng ghen tức. Sau đó, Giang Trạch Dân cũng chèn ép Lý Thụy Hoàn, nhưng “Giang Tam” cuối cùng vẫn không loại bỏ được “Hồ Tứ”. Câu thơ thứ tư “Vì lo sợ rằng giống nòi sẽ không bị tuyệt diệt” ý nói sở dĩ “Giang Tam” một mực muốn loại bỏ “Hồ Tứ” là vì lo rằng “Hồ Tứ” về sau sẽ cải biến chính sách của ông ta, đặc biệt chính sách đàn áp Pháp Luân Công, sợ rằng “giống nòi sẽ không bị tuyệt diệt”. Vì thế cũng nói, nếu như người lãnh đạo Trung Quốc không thay đổi chính sách đàn áp Pháp Luân Công thì hậu quả đáng sợ là sẽ bị chôn theo cùng Giang quỷ.

Cú đánh cược cuối cùng của Giang quỷ: Cháu vợ côn đồ Chu Vĩnh Khang

Các Thế Kỷ III, Khổ 73

Nguyên văn tiếng Pháp:

Quand dans le regne paruiendra la boiteux,
Compediteur aura proche bastard,
Luy & le regne viendront si fort rogneux
Qu’ains qu’il guerisse son fait sera bien tard.

Tiếng Anh:

When the cripple will attain to the realm,
For his competitor he will have a near bastard:
He and the realm will become so very mangy
That before he recovers, it will be too late.

Tiếng Việt:

Khi tên què sẽ chiếm đoạt được Vương quốc,
Vì đối thủ, hắn sẽ có một đứa gần như con hoang:
Hắn và Vương quốc sẽ trở nên cực kỳ ô uế
Trước khi hắn phục hồi, nó sẽ là quá muộn.

Câu đầu tiên bài thơ nói: Kẻ què bị bệnh hắc thối họ Giang sẽ trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc. Câu thơ thứ hai “Vì đối thủ, hắn sẽ có một đứa gần như con hoang” là chỉ Giang Trạch Dân sẽ sắp đặt một người cháu vào vị trí rất cao trong ĐCSTQ, dùng để đối phó với “đối thủ” Hồ Cẩm Đào; quá rõ ràng, đây chính là cựu Bộ trưởng Công an, hiện tại là Thường ủy Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang là cháu vợ của Giang Trạch Dân, đồng thời là một trong bốn hung thủ của ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công; ông ta và Giang Trạch Dân khi bức hại Pháp Luân Công thì gần tương đương nhau về mức độ tàn ác, lưu manh và dâm loạn; vì thế có thể nói Chu Vĩnh Khang là “một đứa gần như con hoang” của Giang Trạch Dân. Từ “bastard” trong tiếng Anh là chỉ kẻ lưu manh. Giang Trạch Dân khi đối phó với Hồ Cẩm Đào đã dùng những thủ đoạn chính: một mặt để Chu Vĩnh Khang khống chế bộ máy chính trị và luật pháp của ĐCSTQ tà ác, tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công và khiến Hồ Cẩm Đào gánh món nợ máu của Giang Trạch Dân; mặt khác như câu thơ thứ tư nói, lợi dụng Chu Vĩnh Khang khống chế đặc vụ, quốc an, công an, tìm cơ hội “tiêu diệt” Hồ Cẩm Đào, khiến Giang Trạch Dân “phục hồi”, tuy nhiên đã là quá muộn.

Câu thứ ba bài thơ “Hắn và Vương quốc sẽ trở nên cực kỳ ô uế” là nói khi Giang Trạch Dân lãnh đạo Trung Quốc, đạo đức băng hoại, “cực kỳ ô uế”; về điểm này thì từ Thường ủy Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp Chu Vĩnh Khang có thể thấy được. Lúc ấy Chu Vĩnh Khang vì để lấy cháu gái của vợ Giang Trạch Dân, đã liên quan đến vụ phái người ám sát vợ cũ; khi còn nắm quyền ở Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang đã nhiều lần cưỡng gian nữ nhân viên nhà khách Công Thương; ông ta đích thực là một kẻ hiếp dâm. Do đó Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc Đại Lục trở nên “cực kỳ ô uế”, cũng chính là khiến Trung Quốc có thể phải đối mặt với thiên tai nhân họa.

Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh—cái bẫy của tà ác

Các Thế Kỷ IX, Khổ 83

Nguyên văn tiếng Pháp:

Sol vingt de Taurus si fort terre trembler,
Le grand theatre remply ruinera,
L’air, ciel & terre obscurcir & troubler,
Lors l’infidele Dieu & saincts voguera.

Tiếng Anh:

Sun (or Soil) twentieth of Taurus the earth will tremble very mightily,
It will ruin the great theater filled:
To darken and trouble air, sky and land,
Then the infidel will call upon God and saints.

Tiếng Việt:

Mặt trời (hoặc đất) thứ 20 của chòm sao Kim Ngưu mặt đất sẽ chấn động rất mãnh liệt,
Nó sẽ hủy hoại nhà hát lớn đầy ắp:
Để làm u ám và vẩn đục không khí, trời và đất,
Rồi kẻ không theo đạo sẽ kêu gọi Thần Thánh.

Đơn từ “Sol” trong «Các Thế Kỷ» đều chỉ Mặt trời, tuy nhiên tiếng Pháp hiện đại cũng có thể dùng để chỉ “đất”; do vậy để thận trọng trong khi phiên dịch, người viết sẽ liệt kê cả hai.

Bài thơ tiên tri này nói rằng tại một thời kỳ thuộc chòm sao Kim Ngưu của năm nào đó, chẳng hạn từ 20 tháng 4 đến 20 tháng 5, tại một nơi có nhà hát lớn sẽ phát sinh địa chấn mãnh liệt, đến nỗi phá hủy toàn bộ nhà hát lớn. Ở trên tôi đã nói qua, “Bắc Kinh xây dựng Nhà hát lớn Quốc gia chính là ‘cái bẫy’ thứ nhất của con thú tà ác. Trong «Các Thế Kỷ» đề cập đến rất nhiều tai nạn, cũng có thể giáng xuống kinh thành Bắc Kinh.” Có người có thể hỏi: “Giang Trạch Dân đúng là đã cho xây dựng Nhà hát lớn Quốc gia tại Bắc Kinh, nhưng anh dựa vào đâu để cho rằng trận địa chấn trong bài thơ tiên tri có khả năng phát sinh tại Bắc Kinh?” Lý do có ba điểm như sau: (1) Câu thứ tư bài thơ “Rồi kẻ không theo đạo sẽ kêu gọi Thần Thánh” nói rõ rằng nơi này là thuộc quốc gia theo thuyết vô thần; quốc gia theo thuyết vô thần trên thế giới hiện nay hỏi có mấy nước? Liên bang Nga thì không phải rồi, còn quốc gia theo thuyết vô thần nào có nhà hát lớn như thế? (2) Câu thứ hai bài thơ nói nhà hát lớn là “đầy ắp” (filled), ở bề mặt thì có vẻ là lúc xảy ra động đất nhà hát lớn đầy ắp người, nhưng thực ra có thể mô tả đặc điểm thiết kế Nhà hát Quốc gia Bắc Kinh: Lời giới thiệu trên mạng viết: “Toàn bộ công trình bồng bềnh trên mặt nước nhân tạo; người đi đường cần theo một con đường dài 80 mét dưới nước để đi vào đại sảnh sân khấu; kiến trúc chủ thể được bao quanh bởi những chiếc hồ nhân tạo; toàn bộ hồ được chia làm 22 ô; ‘hành lang dưới nước’ của cửa vào phía Nam và cửa vào phía Bắc nhà hát lớn đều nằm dưới nước 6 mét; khán giả thông qua hành lang dài dưới mặt nước đi vào nhà hát lớn. Cửa lớn phía Bắc dài 80 mét đi dưới mặt nước; cửa phía Nam và những thông đạo khác đều ở dưới mặt nước. Khán giả khi đi vào nhà hát lớn sẽ phát hiện rằng trên đỉnh đầu họ là làn nước chảy róc rách“. Trên thực tế Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh chính là “nhà hát đầy ắp [nước]”. Những ai biết quẻ tượng Bát Quái đều có thể nhìn thấy được, Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh có sân khấu nằm dưới mặt đất, hai bên và phía trên đều là nước, toàn bộ chính là quẻ Chấn trong Bát Quái. (3) Trong lịch sử Bắc Kinh đã từng phát sinh địa chấn; các trận đại địa chấn Hình Đài và Đường Sơn đều cách Bắc Kinh không xa; trong đó trận đại địa chấn Hình Đài khiến quảng trường Thiên An Môn bị phá hủy hoàn toàn; Thiên An Môn hiện tại là được bí mật trùng tu sau địa chấn.

Ảnh: Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhìn từ phía Tây Bắc.

Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh vì sao phải thiết kế thành một “nhà hát đầy ắp [nước]”? Bởi vì nguyên thần Giang Trạch Dân chỉ là một con cóc, nó ưa nước, vì thế mới cho xây cửa vào nhà hát lớn thành “thông đạo dưới nước” của con cóc; mà “vợ bé” Tống Tổ Anh của ông ta cũng như vậy, trong giới âm nhạc lưu truyền câu nói như thế này: Tống Tổ Anh gần nước cứ như gặp linh khí vậy; khi Nhà hát lớn Quốc gia Bắc Kinh chưa xây xong, Giang Trạch Dân đã tiêu tốn biết bao công quỹ để cho cô ta đến nhà hát lớn Sydney biểu diễn. Ở trước tôi đã nói rồi, con thú tà ác đến thế gian với mục đích là khiến thật nhiều người bị chôn theo nó; xây dựng Nhà hát lớn Quốc gia chính là đặt một cái bẫy cho người dân Bắc Kinh.

Đương nhiên, đây chẳng qua chỉ là một cách giải thích bài thơ tiên tri này; bài thơ tiên tri nói tại tháng 4, tháng 5 một năm nào đó sẽ phát sinh địa chấn tại một nơi có nhà hát lớn.

Nhận rõ cái bẫy của tà ác, không phụ lòng từ bi của Thần Phật

Các Thế Kỷ IX, Khổ 81

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le Roy rusé entendra ses embusches
De trois quartiers ennemis assaillir,
Vn nombre estrange larmes de coqueluches
Viendra Lemprin du traducteur faillir.

Tiếng Anh:

The crafty King will understand his snares,
Enemies to assail from three sides:
A strange number tears through whooping cough,
The grandeur of the translator will come to be risk.

Tiếng Việt:

Quốc vương xảo quyệt sẽ hiểu những cái bẫy của ông ta,
Kẻ địch sẽ xông vào từ ba phía:
Một con số kỳ lạ khóc thông qua ho khục khặc,
Sự huy hoàng của nhà phiên dịch sẽ bị gặp rủi ro.

Hai câu sau bản dịch tiếng Anh đã được phiên dịch lại: Ở câu thứ ba, “coqueluches” trong tiếng Pháp giống từ “coquelucheux” có nghĩa là “ho gà”; “Lemprin” trong bản tiếng Pháp ở câu thứ tư không tra thấy, bản thân tôi cho rằng tương ứng với “L’emprin”.

Trong số 946 bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ», chỉ có hai bài thơ đề cập đến từ “cái bẫy” (snares); một là Các Thế Kỷ III, Khổ 40 (đã phân tích), hai là Các Thế Kỷ IX, Khổ 81 ở trên. Bài thơ này chủ yếu nói rằng Thượng Đế Toàn Năng thấy người đời sau không chú ý tới cái bẫy của tà ác trong một thời gian dài, còn phiên dịch sai, nên mới đặc biệt dùng bài thơ này để cảnh tỉnh.

Câu thơ đầu tiên “Quốc vương xảo quyệt sẽ hiểu những cái bẫy của ông ta” là nói con thú tà ác Giang quỷ đã cố ý thiết lập những cái bẫy này, ngõ hầu thông qua thiên tai nhân họa như “động đất, lũ lớn, dịch bệnh”, v.v. để khiến thật nhiều người chết theo mình. Câu thơ thứ hai “Kẻ địch sẽ xông vào từ ba phía”, ở bề mặt là “xông vào từ ba phía” và lưu lại một phía “cạm bẫy”; và nếu như vậy, Quốc vương đặt bẫy, quân địch tấn công, xem ra không được thông lắm. Kỳ thực, chữ “ba” ở đây còn có thể chỉ con cóc “Giang Tam”; ông ta là địch nhân của toàn thể nhân dân Trung Quốc, muốn dùng cái bẫy này để làm hại Trung Quốc và cả thế giới.

Hai câu sau bài thơ, là Thượng Đế Toàn Năng thấy hậu nhân phiên dịch sai, khiến người ta hoàn toàn không thấy tâm địa hiểm ác của con thú tà ác, thấy rất nhiều người chết theo tà ác nên mới rơi nước mắt; như vậy có thể thấy Thần hy vọng sự kiện này được nói rõ ra, hy vọng con người cuối cùng có thể thanh tỉnh và không mù quáng đi theo tà ác, từ đó không bị đào thải trong tai nạn. Nếu không phải như vậy, thì là tác giả trong quá trình tu luyện đã thấy trước những sự tình sẽ phát sinh trong tương lai, thậm chí cả việc phá giải những lời tiên tri này. Không phải là tôi viết những lời tiên tri này, mà bởi vì bản thân chúng hàm chứa Thần khải, do đó tôi mới nói ra được: Bắc Kinh nếu như tiếp tục là trung tâm của tà ác, tiếp tục bức hại Đại Pháp thần thánh, thì sẽ sớm phải đối mặt với các loại tai nạn, đây chính là báo ứng. Tôi hy vọng những người lãnh đạo Bắc Kinh còn có lương tri hãy nhanh chóng có hành động chấm dứt bức hại, trừng trị hung thủ, giải thể và thanh toán ĐCSTQ; tôi cũng kêu gọi những ai không nguyện ý bị chôn theo tà ác, hãy mau chóng có hành động, thoái đoàn thoái đội, chỉ cần tam thoái là đã tự loại bỏ dấu ấn của con thú rồi, mới có thể bảo mệnh trong các loại tai nạn trong tương lai; đồng thời tôi cũng mong mọi người hãy hết sức giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục, họ là hy vọng được cứu duy nhất của thế nhân. Hãy thanh tỉnh cho mau! Những người Trung Quốc còn có lương tri, các bạn nhất định không được cô phụ nước mắt từ bi của Thần Phật, thời gian đã không còn nhiều nữa rồi.

Kỳ thực, ở phần trước tôi đã dẫn chứng: ĐCSTQ là con thú tà ác, Giang quỷ là đầu sỏ tà ác của con thú tà ác, “666” là con số của Giang quỷ và cơ cấu của tà đảng bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ là đại dâm phụ, Babylon chỉ đích thị Trung Quốc ở lưu vực lưỡng hà Hoàng Hà và Trường Giang; và như vậy, thật hiển nhiên, “thành Babylon vĩ đại” trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» rất có khả năng là chỉ Bắc Kinh. Về vận mệnh trong Đại Thẩm phán Tối hậu của “thành Babylon vĩ đại”, «Khải Huyền» có những miêu tả như sau:

Người đàn bà ngươi thấy là thành phố lớn, nắm quyền thống trị các vua trên đất.” (Khải Huyền, 17:18). Đây là nói nơi đóng trụ sở Trung ương ĐCSTQ “đại dâm phụ”, cũng là “thành Babylon vĩ đại’ cai quản các vị vua.

Sau những điều ấy, tôi thấy một vị thiên sứ khác có quyền năng rất lớn từ trời xuống; trái đất đã rực sáng vì vinh quang của vị thiên sứ đó.” (Khải Huyền, 18:1)

Vị thiên sứ đó cất tiếng dõng dạc nói rằng, ‘Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc.” (Khải Huyền, 18:2)

Vì mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó, Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, Các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó.” (Khải Huyền, 18:3)

Sau đó tôi nghe một tiếng khác từ Trời nói rằng, ‘Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi nó, Để các ngươi không dự phần vào những tội lỗi của nó, Và để các ngươi không đón nhận những tai họa chung với nó’.” (Khải Huyền, 18:4)

Vì những tội lỗi của nó đã chất cao đến tận trời, Và Đức Chúa Trời đã nhớ lại những tội ác của nó.” (Khải Huyền, 18:5)

Đây là miêu tả sự sụp đổ của “thành Babylon vĩ đại”, nó cũng nhất trí với “Để làm u ám và vẩn đục không khí, trời và đất” trong Các Thế Kỷ IX, Khổ 83.

Bấy giờ một vị thiên sứ mạnh mẽ nhấc bổng một tảng đá như một cối xay lớn, ném xuống biển, và nói: “Thành phố lớn Ba-by-lon sẽ bị ném xuống dữ dội như thế, Và sẽ không ai tìm thấy nó nữa.” (Khải Huyền, 18:21)

Nếu như các bạn đã biết rằng “thành Babylon vĩ đại” là ám chỉ Bắc Kinh, thì đoạn được miêu tả trong «Khải Huyền» ở trên quả là có phần kinh tâm. Nếu như quá khứ thực sự có an bài như vậy, nếu như “thành Babylon vĩ đại” tiếp tục là trung tâm của tà ác, vậy thì có khả năng nó sẽ là thành phố bị hủy diệt. Kỳ thực không cần đến Thần thanh toán nó, dưới sự thống trị của ĐCSTQ, nào là sa mạc hóa, thiếu nước, v.v. Bắc Kinh đã trở thành thành phố tự tiêu vong rồi.

Như vậy có người lại hỏi: “Làm thế nào để Bắc Kinh được miễn các tai nạn có thể xảy ra này?”

Vâng, nếu như trước khi tai nạn giải thể ĐCSTQ xảy ra, Bắc Kinh có thể từ trung tâm của tà ác trở thành trung tâm Đại Pháp hồng truyền, thì có thể được miễn những tai nạn này; đây chính là điều tất cả chúng ta mong muốn. Bởi vì mặc dù Khải Huyền 18:21 nói “Thành phố lớn Ba-by-lon sẽ bị ném xuống dữ dội như thế, Và sẽ không ai tìm thấy nó nữa“, nhưng Khải Huyền 17:18 cũng nói: “Người đàn bà ngươi thấy là thành phố lớn, nắm quyền thống trị các vua trên đất.” Như vậy nếu chúng ta có thể giải thể ĐCSTQ trước khi các loại tai nạn an bài trong quá khứ xảy ra, thì chính là khiến đại dâm phụ “sẽ bị ném xuống dữ dội như thế, Và sẽ không ai tìm thấy nó nữa“. Bắc Kinh có thể từ trung tâm của tà ác trở thành trung tâm Đại Pháp hồng truyền, vậy thì Bắc Kinh không còn là thành phố tội ác “Babylon vĩ đại” nữa.

Chính vì vậy, chỉ có giải thể ĐCSTQ mới có thể cứu Bắc Kinh, chỉ có giải thể ĐCSTQ mới có thể cứu Trung Quốc.

Bất luận như thế nào, nếu như người Trung Quốc có thể theo ý chỉ của Thần, mau chóng thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội, thì khi những tai nạn kia tới, tổn thất có thể được giảm tới mức tối thiểu.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/12/18/49847.html



Ngày đăng: 03-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.