Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (17): Thiên tai hạn hán



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG II: Nhìn lại lịch sử

Phần 8: Thiên tai—Hạn hán và cháy rừng

Hạn hán và lũ lụt thay đổi bất thường

Các Thế Kỷ I, Khổ 17

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par quarante ans l’iris n’apparoistra.
Par quarante ans tous les iours fera veu
La terre aride en siccite croistra
Et grands deluges quand sera apperceu.

Tiếng Anh:

For forty years the rainbow will not be seen.
For forty years it will be seen every day.
The dry earth will grow more parched,
and there will be great floods when it is seen.

Tiếng Việt:

Trong bốn mươi năm cầu vồng sẽ không được thấy.
Trong bốn mươi năm nó sẽ được thấy hàng ngày.
Trái đất khô cằn sẽ trở nên nứt nẻ nhiều hơn,
Và sẽ có những trận lụt lớn khi nó được thấy.

Câu đầu tiên bài thơ khiến người ta khó hiểu: “Trong bốn mươi năm cầu vồng sẽ không được thấy”. Trên đời này lại có chuyện như vậy hay sao? Thực ra bài thơ tiên tri này đã dùng các loại khí hậu khác nhau trong cùng một số năm để tiết lộ với chúng ta rằng không thể dùng sự phối hợp của Ngũ Hành trong một năm riêng biệt để phán đoán mùa màng của năm ấy.

“Bốn mươi năm” trong bài thơ là chỉ thập niên thứ 4 của một giáp gồm 60 năm theo Nông lịch Trung Quốc, cũng chính là năm “Quý Mão”; câu đầu tiên “Trong bốn mươi năm cầu vồng sẽ không được thấy” là chỉ đại hạn vào một năm “Quý Mão” nào đó, ví dụ năm 1903. Từ năm 1895 đến năm 1903, Australia đã trải qua đợt hạn hạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử; trong đợt hạn hán này, nghề chăn gia súc vốn là ngành chủ yếu tại Australia đã bị tổn thất gần một nửa số gia súc; người Australia bị mất mùa, rất nhiều người chết vì không có dinh dưỡng tốt. Tháng 10 năm 2006, một bộ phim đã được trình chiếu tại Australia mang tựa đề “Người phá vỡ hạn hán” (Drought Breaker), nói về trận đại hạn năm 1903: tại một khu mỏ bạc tập trung rất đông nhân khẩu, liên tục 9 tháng liền không có một giọt mưa nào, gây ra thiếu nước nghiêm trọng, mỏ bạc phải đóng cửa, đập chứa nước khô cạn; bộ phim này chính là kể lại câu chuyện về con người đã trải qua đợt hạn hán này như thế nào. Nếu như tại khu vực tập trung đông dân cư liên tục 9 tháng liền không có mưa, thì ở nơi hạn hán nhất có khả năng là cả năm không có mưa, do vậy mới nói “Trong bốn mươi năm cầu vồng sẽ không được thấy”. Tại Châu Âu, từ năm 1889 đến năm 1903 cũng là thời kỳ hạn hán.

Ảnh: Áp-phích bộ phim “Người phá vỡ hạn hán”.

Câu thơ thứ hai “Trong bốn mươi năm nó sẽ được thấy hàng ngày” là nói vào một năm “Quỹ Mão” khác sẽ có lũ lụt. Năm 1963 “Quý Mão”, các châu lục trên toàn cầu đều phát sinh lũ lụt 50 năm mới gặp một lần, từ lũ lụt Malaysia trong tháng 2, lũ lụt tại Anh và Australia cho tới lũ lụt tại Alaska, Mỹ trong tháng 10; tháng nào cũng có lũ lụt, ngay cả vùng Thiên Tân-Bắc Kinh trong tháng 8 cũng phải chịu trận lũ lụt sông Hải Hà 100 năm mới gặp một lần, cả nội và ngoại thành Bắc Kinh đều chìm trong biển nước; về sau Trung Quốc có một vở kịch nói tên là «Chiến hồng đồ» cũng là nói về trận lũ lụt năm 1963. Năm 1963 “Quý Mão” là năm đỉnh điểm của lũ lụt trên toàn cầu, cộng thêm tuyết rơi vào mùa Đông, do đó câu thơ thứ hai mới nói: “Trong bốn mươi năm nó sẽ được thấy hàng ngày”.

Hai câu sau “Trái đất khô cằn sẽ trở nên nứt nẻ nhiều hơn; Và sẽ có những trận lụt lớn khi nó được thấy” tiên tri về xu thế và sự nghiêm trọng của hạn hán trên toàn cầu; cùng trong năm “Quý Mão” nhưng có thể phát sinh hạn hán, cũng có thể phát sinh lũ lụt. Vì thế bài thơ này đã gợi ý chúng ta rằng: không thể dùng phối hợp Ngũ Hành đơn giản trong một năm thuộc “lục thập giáp tử” để phán đoán mùa màng năm ấy; cùng một năm “Quý Mão” nhưng nơi thì hạn hán, nơi thì lũ lụt. Trên thực tế, nhất định chúng ta phải thêm vào phối hợp Ngũ Hành của cả tháng và ngày, sau khi phân tích từng ngày mới có thể gộp được tình cảnh thực tế trong năm. Từ “lục thập giáp tử” mà xét, từ năm 1999 đến 2012, tuy số năm thiên tai rất nhiều, nhưng mỗi chu kỳ 60 năm đều đã trải qua như thế, vậy tại sao từ hiện tại đến năm 2012 lại là “đại kiếp” như trong các lời tiên tri nói? Nếu như các bạn dùng phối hợp Ngũ Hành trong cả ngày, tháng và năm để phân tích, thì sẽ phát hiện ra rằng mấy năm này có thể chính là năm đại họa “1.000 năm mới gặp một lần”. Sự sắp xếp theo lịch pháp và sự mô tả trong các lời tiên tri là nhất trí với nhau.

Hạn hán và khí nóng năm 2006

Các Thế Kỷ IV, Khổ 67

Nguyên văn tiếng Pháp:

L’an que Saturne & Mars esgaux combust,
L’air fort sieché, longue traiection :
Par feux secrets, d’ardeur grand lieu adust
Peu pluye, vent, chaud, guerres, incursions,

Tiếng Anh:

The year that Saturn and Mars are equal fiery,
The air very dry parched long meteor:
Through secret fires a great place blazing from burning heat,
Little rain, warm wind, wars, incursions.

Tiếng Việt:

Năm mà Thổ tinh và Hỏa tinh bốc cháy ngang nhau,
Không khí rất khô hạn nứt nẻ, sao chổi dài:
Qua những ngọn lửa bí mật, một nơi lớn cháy sáng từ cái nóng thiêu đốt,
Mưa ít, gió nóng, những trận chiến tranh, những cuộc xâm nhập.

Bài thơ tiên tri này nói về năm 2006, hạn hán và khí nóng tập kích Tứ Xuyên, Trung Quốc, Australia và Bắc Mỹ. Câu đầu tiên bài thơ là mật mã thời gian: “Thổ tinh và Hỏa tinh bốc cháy ngang nhau” chỉ đích thị đây là năm “Hỏa Thổ” theo Ngũ Hành; năm 2006 chính là năm “Bính Tuất” thuộc Hỏa Thổ.

Trận đại hạn tại Trung Quốc năm 2006 ảnh hưởng đến 28 tỉnh trên toàn quốc (cả khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương), vùng canh tác chịu hạn lên tới 264 triệu mẫu, 19,9 triệu người thiếu nước uống tạm thời, đặc biệt tại Tứ Xuyên và Trùng Khánh, hạn hán là ít gặp trong lịch sử 100 năm. Tại Australia, hạn hán ở kéo dài liên tục trong 5 năm từ năm 2001; và tại một số nơi, xuất hiện những vết nứt bất quy tắc trên một diện tích đất trồng rộng lớn; ngành nông nghiệp vốn dựa vào mưa để tưới tiêu chịu xung kích cực đại; mỗi tuần trên toàn quốc có 4 nông dân tự sát, tỷ lệ tự sát trên toàn quốc lớn gấp 2 lần. Từ tháng 7 đến tháng 8, Bắc Mỹ chịu đợt đổ bộ của khí nóng, khiến ít nhất 225 người chết vì nóng.

Ảnh: Cây chết khô vì khô hạn tại Australia, năm 2006.

Australia phải chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 100 năm, không có mưa trong thời gian rất lâu, làm sông ngòi và ao hồ khô cạn, và khiến một thị trấn nông nghiệp nhỏ bị ngập 50 năm trước nay xuất hiện lại. Năm 1957, ở khu vực này người ta khởi công xây dựng một công trình thủy điện rất lớn, trong đó bao gồm hồ nhân tạo, 7 nhà máy phát điện và 16 đập nước, khiến thị trấn nhỏ bị ngập 30 mét dưới mặt nước; tuy nhiên vì hạn hán, hồ nhân tạo giảm diện tích xuống chỉ còn 1/10, khiến thị trấn bị ngập trồi lên mặt nước; từ đó có thể thấy đợt hạn hán năm 2006 là nghiêm trọng như thế nào.

“Sao chổi dài” trong câu thơ thứ hai là tiên tri về sao chổi Comet 2006 M4 (SWAN) mới được phát hiện năm 2006. Sao chổi này được phát hiện vào tháng 6 năm 2006, quét một vệt dài ở chân trời, đến tháng 10 đột nhiên bùng nổ lần thứ ba, độ sáng từ 6 tăng lên 4. “Gió nóng” trong câu thơ thứ tư là nói về năm 2006, ở một số vùng phía Bắc xích đạo tại Australia phải chịu cơn bão nhiệt đới cực mạnh Larry 90 năm mới gặp một lần. “Những trận chiến tranh, những cuộc xâm nhập” trong câu thơ thứ tư là tiên tri về giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh Li-băng lần thứ 2, phát sinh từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2006.

Cháy rừng vào trung tuần tháng 7

Các Thế Kỷ V, Khổ 98

Nguyên văn tiếng Pháp:

A quarante-huict degré climatterique,
Afin de Cancer si grande secheresse,
Poisson en mer fleuue, lac cuit hectique
Bearn, Bigorre par feu ciel en detresse.

Tiếng Anh:

At the forty-eighth climacteric degree,
At the end of Cancer very great dryness:
Fish in sea, river, lake boiled hectic,
Béarn, Bigorre in distress through fire from the sky.

Tiếng Việt:

Tại năm hạn bốn mươi tám độ,
Tại cuối chòm sao Cự Giải, đại hạn rất lớn:
Cá trong biển, sông, hồ bị đun sôi,
Béarn, Bigorre trong tai họa qua ngọn lửa từ bầu trời.

Bài thơ này tiên tri vào trung tuần tháng 7 một năm nào đó, sẽ có đợt khí nóng 48°C tập kích, đồng thời gây ra cháy rừng lớn ở vùng núi. “Cá trong biển, sông, hồ bị đun sôi” vào một năm nào đó vẫn chưa được xác định, nhưng trên thực tế là tiên tri hiện tượng “nóng lên toàn cầu” với một đợt khí nóng cực mạnh trong tháng 7. “Béarn, Bigorre” chính là vùng núi Pyrenees ở miền Tây nam nước Pháp; “Béarn, Bigorre trong tai họa qua ngọn lửa từ bầu trời” là chỉ cháy rừng xảy ra tại vùng núi. Cung Cự Giải là từ ngày 22 tháng 6 đến 22 tháng 7 hàng năm; “Tại cuối chòm sao Cự Giải” là chỉ trung tuần tháng 7.

Như vậy, đợt khí nóng 48°C tại trung tuần tháng 7 thì chỉ có thể là đợt khí nóng tràn vào Bắc Mỹ hồi tháng 7 năm 2006. Vào ngày 22 tháng 7, ngày cuối cùng của cung Cự Giải, nhiệt độ tại quận Woodland Hills, thành phố Los Angeles, California lên đến 49°C; ngày 21 tháng 7, thủ thủ Phoenix của bang Arizona, Mỹ có đợt khí nóng lên đến 48°C. Đến cuối tháng 7, khí nóng tại thủ đô Ottawa của Canada đạt 37°C, cộng thêm độ ẩm trong khu vực, đã khiến nhiệt độ lên tới 48°C. Đợt nóng tháng 7 tại Bắc Mỹ này đã khiến 225 người tử vong; đồng thời tại tỉnh miền Tây Saskatchewan của Canada, hơi nóng đã khiến rừng bốc cháy tại 49 nơi.

Vì xu thế “nóng lên toàn cầu” vẫn còn tiếp tục, đợt khí nóng 48°C vào trung tuần tháng 7 trong bài thơ nói trên hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại, và vào một ngày nào đó nó có thể khiến “Cá trong biển, sông, hồ bị đun sôi”.

Ảnh: Tháng 7 năm 2006, đợt khí nóng tập kích nước Mỹ.

Cháy rừng lớn tại Hy Lạp

Các Thế Kỷ VI, Khổ 35

Nguyên văn tiếng Pháp:

Pres de Rion, & proche à blanche laine,
Aries, Taurus, Cancer, Leo, la Vierge :
Mars, Iupiter, le Sol ardra grand plaine
Bloys & cités lettres cachez au cierge.

Tiếng Anh:

Near the Rio and close to the white wool,
Aries, Taurus, Cancer, Leo, Virgo,
Mars, Jupiter, the Sun will burn a great plain,
Woods and cities letters hidden in the candle.

Tiếng Việt:

Gần Rio và ngay cạnh lông cừu trắng,
Chòm sao Bạch Dương, Kim Ngưu, Cự Giải, Sư Tử và Xử Nữ,
Hỏa tinh, Mộc tinh, Mặt trời sẽ thiêu một đồng bằng lớn,
Rừng cây và các thành phố, những bức thư được giấu trong cây nến.

Nguyên bản tiếng Anh phiên dịch “Rion” thành “Lion”, giờ chúng ta sửa lại, dịch “Rion” thành “Rio”. Rio là vùng ngoại thành phía Đông Patras, thành phố lớn thứ ba Hy Lạp; Patras nằm ở phía Tây Bắc bán đảo Peloponnese, còn địa danh ở đại lục Hy Lạp đối diện với Rio là Antirio; cầu Rio-Antirio nổi tiếng là cây cầu nối liền bán đảo Peloponnese với phần đại lục của Hy Lạp.

Bài thơ này tiên tri vào một năm nào đó, bản đảo Peloponnese của Hy Lạp và vùng phụ cận sẽ phát sinh cháy rừng rất lớn. Điều này hiện vẫn chưa xảy ra, nhưng như tôi đã nói qua: một số lời tiên tri trong lịch sử đã thực sự phát sinh trước thời gian, cũng có một số lời tiên tri đã gần như phát sinh. Như vậy, vụ cháy rừng lớn tại Hy Lạp năm 2007 chính là một tình huống tương tự như được nêu trong dự ngôn.

Mật mã thời gian bài thơ này nằm tại câu thứ ba: “Hỏa tinh, Mộc tinh, Mặt trời sẽ thiêu một đồng bằng lớn”; “Hỏa tinh, Mộc tinh” cho thấy đây là năm “Giáp Ngọ”, tức năm “Mộc Hỏa. Câu thơ thứ nhất bắt đầu bằng “Gần Rio”, là nói địa điểm xảy ra sự kiện sẽ ở trên bán đảo Peloponnese gần “Rio”; còn “ngay cạnh lông cừu trắng” là biểu thị tháng và năm. “Ngay cạnh lông cừu trắng” cho thấy đây là trước năm “Dê”; năm “Giáp Ngọ” chính là trước năm “Ất Mùi”. Còn về mật mã chỉ tháng, “ngay cạnh lông cừu trắng” là đối ứng với “Chòm sao Bạch Dương” ở câu thơ thứ hai. Câu thơ thứ hai “Chòm sao Bạch Dương, Kim Ngưu, Cự Giải, Sư Tử và Xử Nữ” là nói trận cháy rừng lớn sẽ xảy ra từ khoảng thời gian “cung Bạch Dương”, trong tháng 3 và tháng 4, một mạch đến tận tháng 8 tháng 9 thuộc “cung Xử Nữ”, trong đó chỉ có “cung Song Tử” là không được đề cập, như vậy đại khái là lửa thiêu trong 5 tháng. Câu thơ thứ tư “Rừng cây và các thành phố, những bức thư được giấu trong cây nến” là tiên tri cháy lớn ở rừng và thành thị sẽ khiến những di tích văn vật cổ sẽ bị hủy diệt trong ngọn lửa. Năm “Giáp Ngọ” là năm 2014.

Ảnh: Ảnh chụp từ trên không vùng bán đảo Peloponnese của Hy Lạp phát sinh cháy rừng, ngày 25 tháng 8 năm 2007.

Mùa Hè năm 2007, tương tự như trong lời tiên tri, một loạt các vụ cháy rừng đã phát sinh tại cùng một địa điểm, tại bán đảo Peloponnese của Hy Lạp và vùng phụ cận, cuốn sạch cả một nửa nước Hy Lạp. Từ tháng 6 đến tháng 9, ở vùng này đã phát sinh 3.000 vụ cháy rừng, thiêu hủy 2.700 km2 rừng, đốt cháy 2.000 nhà cửa và công trình, khiến 68 người tử vong. Vụ cháy rừng lớn nhất phát sinh từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9; ngày 24 tháng 8, lửa lớn bùng lên tại bán đảo Peloponnese và vùng phụ cận Attica và Euboea, khiến 60 người bị thiêu chết; Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Ngày 25 tháng 8, lửa lớn lan đến vùng Athens; ngày 26 tháng 8, ngọn lửa uy hiếp Olympia, nơi phát nguyên Thế Vận Hội; đến ngày 1 tháng 9, hỏa hoạn ở bán đảo Peloponnese cơ bản đã được khống chế; ngày 5 tháng 9, cháy lớn cơ bản đã được dập tắt, thế nhưng vẫn còn dư hỏa đến ngày 27 tháng 9.

Vụ cháy rừng lớn tại Hy Lạp năm 2007 là vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử Châu Âu, và cũng là tai họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp. Nhưng vụ cháy lớn này chỉ là tình huống tương tự được nêu trong bài thơ tiên tri, mà có khả năng phát sinh trong tương lai vào năm “Giáp Ngọ”; khi đó lửa cháy từ tháng 3 hoặc tháng 4 đến tận tháng 8, tháng 9; như vậy đủ thấy cả năm đều có hơi nóng, tổn thất so với vụ cháy rừng năm 2007 có thể còn lớn hơn nữa. Tuy nhiên, năm “Giáp Ngọ” là năm 2014, sau năm 2012; nếu trước năm 2012 nhân loại có biểu hiện tốt trong trận đại chiến giữa Chính và tà, thì tình huống có thể được cải biến.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/1/14/50415.html



Ngày đăng: 14-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.