Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (29): Mổ cướp nội tạng



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

CHƯƠNG IV: Chân tướng bức hại

Phần 6: Tội ác mổ cắp nội tạng

Chết não và hiến tạng là cơ sở của ngành công nghiệp ghép tạng

Các Thế Kỷ I, Khổ 11

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le mouuement de sens, cœur, pieds & mains
Seront d’accord, Naples, Leon, Secile.
Glaiues, feux, eaux, puis aux nobles Romains
Plongez, tuez, morts par cerueau debile.

Tiếng Anh:

The motion of senses, heart, feet and hands
will be in agreement between Naples, Lyon and Sicily.
Swords, flame, water, then the noble Romans drowned,
killed or dead because of a weak brain.

Tiếng Việt:

Sự vận động của ý thức, tim, chân và tay
Sẽ được thỏa thuận giữa Naples, Lyon và Sicily.
Gươm, lửa, nước, rồi những người La Mã cao quý chết chìm,
Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt.

Bài thơ này có thể nói là rất khó giải đối với nhiều người; trước đây người ta cho rằng nó tiên tri về tình huống bị sát hại của một nhà quý tộc La Mã. Thực ra bài thơ này nói về tình huống một bệnh nhân “chết não” được phẫu thuật lấy nội tạng.

Để phá giải bài thơ này thì quan trọng nhất là giải mã được câu cuối cùng “Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt”. “Bộ não yếu ớt” (weak brain) ở đây không phải là chỉ trí tuệ kém cỏi, mà là não bộ hoạt động rất yếu, tới mức “chết não”. Trong y học hiện đại có hai khái niệm tử vong: một là điều mà ai cũng biết đó là “chết tim”, tức là tim một cá nhân ngừng đập, hô hấp và mạch đập cũng không còn có nữa; hai là “chết não” mà chúng ta sẽ bàn luận ở đây. Năm 1968, Ủy ban Đặc biệt của Viện Y học Harvard đã công bố một báo cáo, trong đó đề xuất khái niệm mới về định nghĩa và tiêu chuẩn của tử vong. Theo đó, hôn mê không thể tỉnh lại và chết não cũng được tính là tử vong; khái niệm “chết não” ra đời từ đó. “Chết não” là chỉ đại não, tiểu não và cuống não, v.v. các bộ phận trong não bộ đều bị đình chỉ mà không thể đảo ngược. Khái niệm “chết não” chủ yếu căn cứ vào hoạt động trung tâm của cơ thể người—sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương quyết định liệu cơ thể đó còn sống hay đã chết; còn hô hấp và mạch đập được coi là ít quan trọng hơn. Cũng là nói rằng mặc dù tim vẫn còn đập và hệ thống tuần hoàn máu ngoài não bộ vẫn hoạt động nhưng người ta có thể tuyên bố rằng cá nhân ấy “đã chết”.

Rất nhiều quốc gia Tây phương đã thông qua lập pháp về “chết não”, và đây chính là cơ sở pháp lý cho phẫu thuật ghép tạng. Nghĩa là, nguồn tạng sống lấy từ những người “chết não” được coi là hợp pháp. Nói cách khác, dựa trên tiền đề này, người ta có thể đảm bảo nội tạng được “sống”, “còn hoạt động” để phục vụ cấy ghép; hệ tuần hoàn máu của người hiến tạng vẫn còn hoạt động khi phẫu thuật để đảm bảo nội tạng còn “sống”. Theo lập pháp về “chết não”, một người có hệ thần kinh đã “chết” nhưng hệ tuần hoàn và hô hấp vẫn còn hoạt động, nếu được gia đình quyến thuộc hoặc tự bản thân người ấy lúc còn sống đồng ý, thì có thể được sử dụng làm người hiến tạng.

Mặc dù một số quốc gia đã thông qua lập pháp về “chết não”, nhưng tính hợp lý và luân lý của nó vẫn còn gây tranh cãi. Do đó câu thơ thứ tư nói “Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt”, nghĩa là tại những quốc gia có luật này, “chết não” được coi như “chết tự nhiên”. Trong phẫu thuật lấy tạng, mạch đập và hô hấp của cá nhân ấy mới bị cắt đứt, do đó có thể được tính là “bị sát hại”.

Hai câu thơ đầu tiên “Sự vận động của ý thức, tim, chân và tay; Sẽ được thỏa thuận giữa Naples, Lyon và Sicily” miêu tả nhịp tim và mạch đập của những người “chết não” bị lấy nội tạng vẫn còn hoạt động, do đó người ta có thể cảm nhận được “sự vận động” của chúng. Nếu như chúng ta coi La Mã cổ đại như một người, thì thành Rome chính là “đầu não”, Naples là “tim”, “Sicily” là “chân”, và “Lyon” là “tay”.

Câu thơ thứ ba mô tả cảnh tượng mổ lấy nội tạng thời hiện đại: “Gươm, lửa, nước, rồi những người La Mã cao quý chết chìm”. “Gươm” ở đây là chỉ dao phẫu thuật, “lửa” là chỉ đèn chiếu sáng khi phẫu thuật, và “nước” là chỉ thủ thuật “bơm dịch lạnh” khi phẫu thuật. “Bơm dịch lạnh” là một bước phải trải qua khi phẫu thuật lấy tạng, bởi vì như thế “nội tạng sống” rất mau chóng hạ nhiệt độ để được bảo quản ở nhiệt độ thấp. “Bơm dịch lạnh” là trước khi cắt lấy nội tạng, người ta dùng một lượng lớn “dịch lạnh” để cọ rửa nội tạng, khiến nội tạng mau chóng hạ nhiệt độ, đồng thời rửa sạch máu bám vào nội tạng. Sau khi “bơm dịch lạnh” xong, nội tạng lập tức được cắt và bỏ vào chất bảo quản. Trong suốt quá trình phẫu thuật, nếu chiểu theo quan niệm tử vong truyền thống thì trên thực tế cá nhân ấy bị “dịch lạnh” trực tiếp gây tử vong; do đó dự ngôn «Các Thế Kỷ» mới dùng chữ “chết chìm” (drowned) để miêu tả. Như vậy, “những người La Mã cao quý” ở đây, tại sao lại gọi họ là “cao quý”? Bởi vì theo luật cấy ghép tạng của Tây phương, chỉ những người “chết não” mới có thể làm người hiến tạng; những người hiến tạng này chính là “những người La Mã cao quý”.

Từ tình huống trên mà nói, lập pháp “chết não” và hiến tạng là hai cơ sở của ngành công nghiệp ghép tạng; thiếu hai cơ sở này, không ngành công nghiệp ghép tạng của quốc gia nào có thể tồn tại hợp pháp. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, có một quốc gia không có lập pháp “chết não”, lại rất ít người tình nguyện hiến tạng, nhưng số ca phẫu thuật ghép tạng hàng năm lại đứng thứ hai thế giới, đó chính là Trung Quốc. Nếu bạn hỏi một chuyên gia ghép tạng ngoại quốc, vì sao vừa thiếu lập pháp “chết não”, vừa ít người hiến tạng mà lại duy trì được một ngành công nghiệp ghép tạng “nở rộ” như vậy? Ông ấy có thể sẽ cứng họng, không tưởng tượng nổi, bởi vì điều ấy chứng tỏ ngành công nghiệp ghép tạng của quốc gia này hoàn toàn dựa trên cơ sở “giết người”, nhưng đây lại là sự thật. Công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc đúng là được xây dựng trên cơ sở “giết người”, “công nghiệp ghép tạng” của Trung Quốc thực sự là “công nghiệp giết người”.

Vậy thì nguồn cung nội tạng của Trung Quốc chỉ hạn chế trong những người “chết não” như được trình bày ở trên ư? Không phải, bởi vì phán định “chết não” thực ra là có trình tự và tiêu chuẩn nghiêm ngặt; trong quá trình người ta chết, tỷ lệ trải qua “chết não” là rất nhỏ. Theo tiêu chuẩn phán định “chết não” hiện tại của Trung Quốc, số ca bệnh đạt chuẩn là rất nhỏ, chỉ đếm trên đầu ngón tay, thế nhưng tổng số ca ghép tạng thực tế của Trung Quốc lại lên tới 5 con số. Đến năm 2000, Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải tại Trung Quốc đại lục (Bệnh viện Quân y số 2) mới hoàn thành ca phẫu thuật hiến tạng “chết não” đầu tiên ở trong nước; trong khi ấy, Trung Quốc đại lục đã thực hiện hơn 30.000 ca ghép tạng, với 99% số nội tạng này là “nội tạng tử thi”. Ở nước ngoài, “nội tạng tử thi” thì chỉ là nội tạng lấy từ người hiến tạng “chết não”; với một nước chưa có lập pháp “chết não” như Trung Quốc, hiển nhiên dễ thấy rằng “nội tạng tử thi” này chính là họ giết người để lấy nội tạng. Xét từ phương diện này, ngành công nghiệp ghép tạng trên toàn Trung Quốc đại lục chính là một hệ thống “giết người lấy tạng”.

Nếu chiểu theo lập pháp “chết não”, việc ứng dụng thực tế quy mô lớn của cấy ghép nội tạng đã là việc không hề dễ dàng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã sớm có luật “chết não”, thế nhưng đến tận năm 2003, ca ghép tạng thực sự chấp hành luật “chết não” đầu tiên mới được thực hiện. Còn tại Trung Quốc, cho dù tương lai có luật “chết não” đi chăng nữa, thì vẫn cần khắc phục ít nhất 3 khó khăn sau: (1) Thiết bị và điều kiện cấp cứu chưa đáp ứng được, đối với cấy ghép nội tạng, nếu người bệnh “chết não” không được cấp cứu kịp thời thì rất có thể “chết não” sẽ trở thành “chết tim”; (2) Thiết bị điều trị chưa đủ, bệnh nhân “chết não” cần máy móc nhân tạo để duy trì hô hấp và tuần hoàn máu, hiện tại đa số bệnh viện Trung Quốc chưa có điều kiện này; (3) Khó khăn lớn nhất chính là số người tình nguyện hiến tạng, điều này ở Trung Quốc gần như không cách nào thực hiện, còn cần một chặng đường rất dài. Vì thế mới nói, trong một thời gian dài, ngành công nghiệp ghép tạng Trung Quốc đã dựa trên cơ sở giết người để duy trì vận hành.

Mật lệnh tội ác của con thú tà ác

Các Thế Kỷ IV, Khổ 18

Nguyên văn tiếng Pháp:

Des plus lettrez dessus les faits celestes
Seront par princes ignorans reprouuez,
Punis d’edit, chassez comme celestes,
Et mis à mort là où seront trouuez.

Tiếng Anh:

Some of those studying great letters be wrought up to Heaven
Will be condemned by illiterate princes:
Punished by Edict, hunted, like criminals,
And put to death wherever they will be found.

Tiếng Việt:

Một số người học tập Đại Pháp để lên Thiên Đường
Sẽ bị kết án bởi những ông hoàng dốt nát:
Bị trừng phạt bởi sắc lệnh, truy lùng như những tội phạm,
Và bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện.

Câu thơ đầu tiên bản tiếng Anh đã được phiên dịch lại, trả lại ý nguyên gốc. “Plus lettrez” dịch thành “great letters”, “celestes” dịch thành “Heaven”, “faits” dịch thành “wrought”, phân từ quá khứ của “work”.

Bài thơ này tiên tri vô cùng chính xác rằng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tà ác đã áp dụng chính sách diệt chủng đối với những người tu luyện.

Phần 5, Chương III, chúng ta đã xác minh rằng trong «Các Thế Kỷ», “lời của Thần” (divine word) là chỉ Đại Pháp căn bản của vũ trụ; khi nào «Các Thế Kỷ» dùng “word” hoặc “letter” thì đều là đại biểu cho “Đại Pháp”.

Hai câu thơ đầu “Một số người học tập Đại Pháp để lên Thiên Đường; Sẽ bị kết án bởi những ông hoàng dốt nát”: câu thơ đầu tiên tất nhiên là chỉ học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục, còn “ông hoàng dốt nát” hiển nhiên là chỉ con thú tà ác Giang Trạch Dân. Trong những năm ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp, hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào các trại lao động, chịu đủ loại tra tấn tàn khốc, hàng chục học viên Pháp Luân Công đã bị cưỡng bức tham dự các lớp tẩy não. Tuy nhiên những sự thật này chỉ là một phần trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ tà ác, còn rất nhiều bí mật về tội ác mất hết tính người đã bị ĐCSTQ che dấu; dẫu con người không biết nhưng ông Trời có mắt, cuối cùng sẽ đến lúc thanh toán tà ác.

Hai câu thơ sau “Bị trừng phạt bởi sắc lệnh, truy lùng như những tội phạm; Và bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện” tiên tri rằng trong quá trình ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục dù không phải tội phạm nhưng bị đối xử như tội phạm; còn nghiêm trọng hơn, họ “bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện”.

Nửa sau năm 1999, Giang Trạch Dân và La Cán đã có một cuộc đàm thoại bí mật về “vấn đề Pháp Luân Công”, một số điểm chính như sau:

1. “Đối với chúng cần phải kiên quyết, đặc biệt là khiếu oan, phát chân tướng gì đó, bắt được thì đánh… đánh cho đến chết. Đánh chết tính là tự sát. Không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa táng.”

2. “Tại vấn đề này, chỉ cần có thể áp chế, có thể không cần lựa chọn hết thảy thủ đoạn, không bị ước thúc gì hết (kể cả pháp luật), làm chết người cũng không chịu trách nhiệm. Không tin tôi không trị được Pháp Luân Công.”

3. “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.”

4. “Bình thường không gửi văn kiện của đảng, chỉ đánh điện mật mã hoặc nói miệng, không ký tên, nhất loạt nói ‘Trung ương chỉ thị’ là khả dĩ rồi!

Tới năm 2000, La Cán mang theo mật lệnh của Giang Trạch Dân đến các nơi truyền mật lệnh trấn áp Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa tảng. Chính bởi mật lệnh diệt chủng của con thú tà ác Giang Trạch Dân mà tại Trung Quốc đại lục trào dâng một làn sóng tội ác bí mật giết hại các học viên Pháp Luân Công, thậm chí mổ lấy nội tạng sống từ họ. Một mặt thực hiện mật lệnh của đại ma đầu Giang quỷ, một mặt lấy nội tạng sống mang lại lợi ích kinh tế lớn; được thúc đẩy bởi hai động cơ này, mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công đã trở thành tội ác ngất trời bao phủ toàn Trung Quốc đại lục.

Tội ác mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công

Các Thế Kỷ II, Khổ 13

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le corps sans ame plus n’estre en sacrifice,
Iour de mort mis en natiuité
L’esprit diuin fera l’ame felice
Voyant le verbe en son eternité.

Tiếng Anh:

The body without soul no longer to be sacrificed:
Day of death put for birthday:
The divine spirit will make the soul happy,
Seeing the word in its eternity.

Tiếng Việt:

Cái xác không hồn sẽ không còn bị hy sinh:
Ngày cái chết được lấy làm sinh nhật:
Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc,
Thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt.

Bài thơ này rõ ràng tiên tri về tội ác mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công của con thú tà ác Giang Trạch Dân và ĐCSTQ tà ác.

Câu thơ đầu tiên “Cái xác không hồn sẽ không còn bị hy sinh”, ở bề mặt là khá khó lý giải, nhưng nếu đảo lại một chút thì sẽ rõ ngay: “Cái xác có hồn vừa mới bị hy sinh”. “Bị hy sinh” ở đây là nói người đang sống nhưng bị giết hại với phương pháp “từ từ” và “đang sống”. Từ câu thơ thứ hai “Ngày cái chết được lấy làm sinh nhật”, chúng ta có thể kết luận cách thức giết người tàn khốc này chính là “mổ lấy nội tạng sống”. Bởi vì mổ lấy nội tạng là để phục vụ cho cấy ghép, giết hại người này để cứu sống người kia, do đó “ngày chết” của người này cũng chính là “sinh nhật” của người kia. Vậy thì rốt cuộc những người bị “mổ lấy nội tạng sống” này là ai? Hai câu thơ sau đã cho chúng ta đáp án. Thơ viết: “Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc; Thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt.” Chúng ta biết rằng trong «Các Thế Kỷ», “thánh ngôn” (divine word) là chỉ “Đại Pháp”; do vậy hiển nhiên bị “mổ lấy nội tạng sống” là những học viên Pháp Luân Công.

Đồng thời, hai câu thơ sau tiên tri về các học viên Pháp Luân Công kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”, dù bị ĐCSTQ bức hại đến chết, thậm chí bị “mổ lấy nội tạng sống”, nhưng vẫn không hề lay động đức tin thần thánh. Mạng sống của họ có thể bị tước đoạt, nhưng linh hồn của họ sẽ lên Thiên Đường, “Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc”. Dù đối diện với sinh-tử nhưng họ vẫn “thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt”; họ đã đồng hóa với Đại Pháp vũ trụ và viên mãn trở về thiên quốc.

Thành phố giết người—Tô Gia Đồn

Các Thế Kỷ IX, Khổ 74

Nguyên văn tiếng Pháp:

Dans la cité de Fert sod homicide,
Fait & fait multe beuf arant ne macter,
Retour encores aux honneurs d’Artemide,
Et à Vulcan corps morts sepulturer.

Tiếng Anh:

In the city of Fort Sod homicide,
Deed, and deed many oxen plowing no sacrifice:
Return again to the honors of Artemis,
And to Vulcan bodies dead ones to bury.

Tiếng Việt:

Trong thành phố giết người Tô Gia Đồn,
Giết và giết, rất nhiều bò cày không làm hy sinh:
Trả lại danh dự của nữ thần Mặt trăng Artemis,
Và để thần lửa khiến những tử thi được mai táng.

Bài thơ này tiên tri về một “thành phố giết người” khiến người ta rợn gáy, thế nhưng qua bao nhiều năm mà không có ai khám phá được thành phố này là ở đâu, họ chỉ biết rằng thành phố được đề cập trong bài thơ là “Fert sod”. Thực ra, chữ tiếng Pháp “Fert sod” dịch sang tiếng Anh thì chính là “Fort Sod”, trong đó “Fort” mang nghĩa là “đồn lũy, pháo đài”, vốn là nơi đóng quân của binh lính. Như vậy “Fort Sod” dịch sang tiếng Trung thì chính là “Tô Gia Đồn”.

Với địa danh “Tô Gia Đồn” này, người ta có thể không còn bỡ ngỡ. Tháng 3 năm 2006, hành vi tàn bạo mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ tà ác đã bị phơi bày: khu Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh là một trại tập trung bí mật của ĐCSTQ, giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đồng thời tại nơi này tụ tập rất nhiều bác sĩ, với mục đích cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống để đem bán; thi thể các học viên Pháp Luân Công bị lấy mất nội tạng được bí mật hỏa thiêu tại chỗ. Hành vi bạo ngược khiến cả người và Thần phẫn nộ này được gọi là “tội ác chưa từng thấy trên Trái đất”, khiến toàn thế giới chấn động. Thế nhưng từ hơn 400 năm trước, “Thần mục như điện” đã sớm thấy rõ tội ác của ĐCSTQ trong trại tập trung “Tô Gia Đồn” và ghi lại trong lời tiên tri này.

Hai câu thơ đầu “Trong thành phố giết người Tô Gia Đồn; Giết và giết, rất nhiều bò cày không làm hy sinh” là tiên tri về trại tập trung Tô Gia Đồn tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, từ năm 2001 đến 2006 và mấy năm về sau, đã không ngừng giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng họ. Sự tàn nhẫn của ĐCSTQ ở đây đã lên tới mức “giết và giết”, không ai có thể chạy thoát. Câu thơ tiên tri nói “rất nhiều bò cày không làm hy sinh” là có tới ba tầng ám thị: (1) “rất nhiều bò cày” mà lại “không làm hy sinh” thuyết minh rằng “vật hy sinh” ở đây không phải là động vật, mà là người; (2) quận Tô Gia Đồn là vùng ngoại ô gần nông thôn, có “rất nhiều bò cày”; (3) từ chữ “oxen” mà xét, “oxen” là “bò đực” tức “Sửu”, “Sửu” thuộc về phương Bắc, “oxen” là giống đực thuộc “Dương”, trong hai hướng Đông-Tây thì phương Đông là “Dương”, do đó “bò đực” ở đây ám chỉ “thành phố giết người” nằm ở vùng “Đông Bắc” của một nước nào đó.

Trại tập trung Tô Gia Đồn bắt đầu đưa vào vận hành từ năm 2001; nó có một hệ thống mổ lấy nội tạng, bao gồm nơi giam giữ, nơi kiểm tra sức khỏe, và nơi phẫu thuật lấy nội tạng; nó có thể tiêu dùng nội tạng ngay tại bản địa hoặc vận chuyển đến nơi khác. Theo lời tiết lộ của nhân chứng, nơi giam giữ của trại tập trung Tô Gia Đồn ban đầu là công sự nằm dưới lòng đất, còn nơi kiểm tra sức khỏe và nơi phẫu thuật lấy nội tạng chính là Bệnh viện Tắc động mạch tại quận Tô Gia Đồn, tỉnh Liêu Ninh. Sau đó ĐCSTQ xây dựng thêm khu nhà giam quy mô lớn Khang Gia Sơn cho Tô Gia Đồn, khu nhà giam này chính là nơi giam giữ chính của trại tập trung.

Tranh sơn dầu: “Tội ác mổ cắp nội tạng”.

Trại tập trung Tô Gia Đồn đã cung cấp cho các bệnh viện ghép tạng ở Thẩm Dương một nguồn tạng lớn dị thường; 10 bệnh viện có triển khai cấy ghép tạng ở Thẩm Dương đã trở thành nơi tiêu dùng bản địa cho số tạng bắt nguồn từ trại tập trung Tô Gia Đồn. Các đơn vị chủ yếu là Bệnh viện Đa khoa Quân khu Thẩm Dương, Bệnh viện Không quân 463, bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc và bệnh viện trực thuộc Học viện Y học Thẩm Dương, v.v. Để tiêu dùng nội tạng ngay tại chỗ, Bệnh viện Không quân 463 đã không ngừng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tới 3,4 lần trong một ngày về phẫu thuật ghép thận; người hiến tạng cho bệnh viện có thể được tìm thấy ngay trong ngày. Chỉ với 26 bác sĩ và y tá, Khoa Tiết niệu Bệnh viện 643 đã thực hiện hơn 1.000 ca ghép thận chỉ trong mấy năm, ở đằng sau không biết là máu của mấy trăm người. Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Trợ giúp Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc (CITNAC), ra sức lôi kéo người ngoại quốc tới tiêu thụ nội tạng xuất phát từ trại tập trung Tô Gia Đồn, câu chào hàng đầu tiên trên trang mạng là: “Tại nơi đây, chúng tôi có thể nhanh chóng tìm được người hiến tạng; trước khi bệnh tình trở nên cam go, xin các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.” Trong phần “những câu hỏi thường gặp”, người ta vô tình bắt gặp một đoạn vấn đáp như sau:

Hỏi: Tụy được dùng cho cấy ghép có đến từ bệnh nhân “chết não” hay không?

Đáp: Nội tạng của chúng tôi không đến từ bệnh nhân “chết não”, bởi vì nội tạng kiểu như vậy có thể ở tình trạng không tốt.

Hỏi: Tiếp nhận tạng thận khi cấy ghép, liệu có thể bị nhiễm một số bệnh tật, chẳng hạn như AIDS hay viêm gan hay không?

Đáp: Về việc này thì bạn khỏi phải lo. Cấy ghép tạng thận quan trọng nhất chính là vấn đề tổ chức phối hình. Trước khi tiến hành cấy ghép thận sống, trước tiên phải kiểm tra chức năng tạng thận và tế bào bạch cầu của người hiến để đảm bảo tính an toàn của tạng thận. Do đó có thể nói so với cấy ghép tạng thận thi thể ở Nhật Bản, chỗ chúng tôi càng thêm an toàn tin cậy.

Ở đây họ đã ngang nhiên thừa nhận nguồn tạng của họ là đến từ đâu rồi, điều họ làm chính là “cấy ghép thận sống”.

Hệ thống mổ lấy nội tạng ở trại tập trung Tô Gia Đồn còn thông qua vận chuyển hàng không để phân phối nội tạng đến các trung tâm cấy ghép trên toàn quốc. Địa điểm phẫu thuật lấy nội tạng nằm cách sân bay quốc tế Đào Tiên của Thẩm Dương gần 10 km, ngoài ra không quân ĐCSTQ cũng tham gia vào quá trình chuyên chở nội tạng sống.

Trong những năm ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, các trại tập trung mổ lấy nội tạng giống như Tô Gia Đồn không chỉ có một, mà có rất nhiều trại tập trung phân bố tại nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục.

Câu thơ thứ ba “Trả lại danh dự của nữ thần Mặt trăng Artemis”: Tội ác mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công chỉ là một bộ phận trong vô số tội ác của ĐCSTQ tà ác, và chỉ là một bộ phận trong những can nhiễu và phá hoại Chính Pháp của cựu thế lực trong vũ trụ. Chúng ta đã biết rằng trong «Các Thế Kỷ», “Mặt trăng” đại diện cho “cựu thế lực” can nhiễu và phá hoại Chính Pháp vũ trụ; như vậy “danh dự của nữ thần Mặt trăng Artemis” ở đây chính là “danh dự” của “cựu thế lực”.

Câu thơ cuối cùng “Và để thần lửa khiến những tử thi được mai táng” tiên tri rằng tại trại tập trung Tô Gia Đồn và ở những nơi khác giam giữ các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng, ĐCSTQ xây dựng các lò thiêu người để hỏa táng thi thể các học viên Pháp Luân Công bị sát hại, hủy xác để xóa dấu vết.

Phẫu thuật lấy nội tạng sống

Các Thế Kỷ II, Khổ 98

Nguyên văn tiếng Pháp:

Celuy du sang resperse le visage,
De la victime proche sacrifice,
Tonant en leo augure presage,
Mais estre à mort lors pour la fiancee.

Tiếng Anh:

The one whose face is splattered with the blood
Of the victim nearly sacrificed:
Jupiter in Leon, omen through presage:
To be put to death then for the bride.

Tiếng Việt:

Kẻ với gương mặt dính đầy máu
Của nạn nhân gần như bị hy sinh:
Mộc tinh tại cung Sư Tử, điềm báo:
Sẽ bị sát hại rồi cho cô dâu.

Bài thơ này tiên tri về cảnh tượng đẫm máu khi ĐCSTQ tà ác mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

Hai câu thơ đầu miêu tả tình cảnh một học viên Pháp Luân Công bị mổ lấy nội tạng. Tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ là một hành vi vô cùng tàn nhẫn; “Kẻ với gương mặt dính đầy máu” chính là những bác sĩ tử thần khoác áo blouse trắng của ĐCSTQ. Trước hết họ rạch một đường dài lên lồng ngực hoặc ổ bụng của nạn nhân, sau đó tách các tổ chức nhân thể xung quanh nội tạng; đối với học viên Pháp Luân Công, họ chỉ dùng rất ít hoặc thậm chí không dùng thuốc mê, sau đó bơm dịch làm lạnh để rửa nội tạng, các nội tạng sống được hạ nhiệt độ tới 0-4°C, sau đó bị lấy hẳn ra ngoài. Thời gian phẫu thuật khoảng 2 giờ đồng hồ; đây là một hành vi sát nhân phi thường tàn nhẫn, có thể sánh với “lăng trì” thời xưa. Câu thơ thứ hai “Của nạn nhân gần như bị hy sinh” đặc biệt cường điệu trạng thái “gần như bị hy sinh” (nearly sacrificed) của nạn nhân. Trong hầu hết thời gian phẫu thuật, người bị mổ cắp nội tạng ở trong trạng thái hấp hối nhưng chưa chết và phải vùng vẫy trong tuyệt vọng.

Câu thơ thứ tư “Sẽ bị sát hại rồi cho cô dâu” chính là chìa khóa để phá giải toàn bộ bài thơ. Trong một thời gian rất dài, người ta không giải thích được nó có nghĩa là gì; thực ra, “sẽ bị sát hại rồi cho cô dâu” chính là giết người lấy nội tạng phục vụ cấy ghép. Chúng ta biết rằng từ 500 năm trước, vào thời Nostradamus sống hoàn toàn không có khái niệm cấy ghép (graft); từ “cấy ghép” (graft) nguyên là dùng cho cây cối, hay là “chiết cành”. Thời bấy giờ ở Châu Âu chưa có khái niệm này, và để cấp khải thị cho Nostradamus viết dự ngôn «Các Thế Kỷ», Thượng Đế Toàn Năng đã dùng một biện pháp xảo diệu để người đời sau lý giải được thủ thuật ghép tạng, đó là dùng so sánh “sẽ bị sát hại rồi cho cô dâu”. Bởi vì vào lúc cô dâu lấy chồng, hoạt động quan trọng nhất chính là “đón dâu”, hay “tiếp giá”, và “tiếp giá” này là ẩn dụ cho “ghép tạng”. Do đó trong «Các Thế Kỷ», những bài thơ nào có chữ “cô dâu” (the bride) thì thực ra là nói về cấy ghép nội tạng.

Câu thơ thứ ba “Mộc tinh tại cung Sư Tử, điềm báo” bao hàm một số thông điệp quan trọng về thời gian. “Jupiter” là Mộc tinh, cung Sư Tử (Leon) có thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 Nông lịch, cũng chính là tháng “Mùi” và tháng “Thân” trong Nông lịch. Căn cứ bài thơ tiên tri này, chúng ta có thể suy luận được mấy thời gian trọng yếu liên quan đến tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ tà ác:

1. Tháng 8 năm 2000, tháng “Giáp Thân” năm “Canh Thìn” theo Nông lịch, có khả năng là thời gian xuất hiện vụ mổ cắp nội tạng đơn lẻ đầu tiên đối với học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục.

2. Tháng 7 năm 2001, tháng “Ất Mùi” năm “Tân Tỵ” theo Nông lịch, có khả năng là thời gian ĐCSTQ xây dựng trại tập trung đầu tiên để mổ lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công.

3. Năm 2004, năm “Giáp Thân” theo Nông lịch, ĐCSTQ mở rộng toàn diện các trại tập trung trên toàn quốc để lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Đây cũng là thời gian mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công bắt đầu thành cao trào.

4. Tháng 8 năm 2005, tháng “Giáp Thân” năm “Ất Dậu” theo Nông lịch, tội ác mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ lên đến đỉnh điểm.

5. Tháng 7 năm 2006, tháng “Ất Mùi” năm “Bính Tuất”, tội ác tại trại tập trung Tô Gia Đồn của ĐCSTQ bị phanh phui, đây cũng là thời gian cái gọi là «Quy định tạm thời về quản lý ứng dụng kỹ thuật lâm sàng trong cấy ghép nội tạng người» của ĐCSTQ chính thức có hiệu lực. Thực ra đây là ĐSCTQ tà ác yêu cầu các trại tập trung các nơi xử lý nốt các học viên Pháp Luân Công còn sót lại, con thú tà ác Giang Trạch Dân chỉ thị như sau: Trước ngày mùng 1 tháng 7, có thể công khai làm phẫu thuật ghép tạng, ngày thành lập đảng đến rồi nên phải làm “nhanh lên” để làm lễ mừng thọ; La Cán yêu cầu bắt đầu từ tháng 5, toàn diện tiêu hủy những học viên Pháp Luân Công còn sót lại trong các trại tập trung.

Biểu đồ: Xu thế biến hóa số ca ghép gan của Trung Quốc (Nguồn: Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc).

Từ biểu đồ trong «Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc», chúng ta có thể thấy cơ bản xu thế biến hóa số ca ghép gan tại Trung Quốc trong những năm vừa qua. Số lượng ở đây chỉ là một phần trong tổng số ca ghép gan tại Trung Quốc đại lục, chủ yếu là đăng ký tại các bệnh viện dân sự Trung Quốc. Mặc dù tuyệt đại đa số các bệnh viện quân y Trung Quốc không hề đăng ký, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được phần nào xu thế biến hóa: Sau khi ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, số ca ghép gan tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, số lượng mỗi năm gần như đều tăng lên theo cấp số nhân. Quá trình phát triển này là phù hợp với 5 mốc thời gian mà chúng ta đã phân tích trong dự ngôn, đặc biệt sau khi tội ác tại trại tập trung Tô Gia Đồn bị phanh phui, ĐCSTQ không thể không giải quyết vấn đề trại tập trung ở các nơi. Do đó sau tháng 7 năm 2006, nguồn cung nội tạng tại Trung Quốc đại lục giảm đi rõ rệt; năm 2006 số ca ghép gan đột nhiên giảm 30%, trái ngược với tăng trưởng cấp số nhân ở những năm trước. Điều ấy chứng tỏ: Biên độ tăng trưởng lớn của số ca ghép tạng tại Trung Quốc đại lục trong những năm trước là dựa trên mổ lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Năm 2004, Trung tâm Ghép tạng Đông phương tại Thiên Tân đã hoàn thành tổng cộng 507 ca ghép gan, vượt kỷ lục thế giới về số ca ghép gan của Trung tâm Cấy ghép thuộc Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Trong hai năm 2005 và 2006, số ca ghép gan ở đây đều vượt mức 600. Tuy nhiên nửa đầu năm 2007, họ chỉ hoàn thành vẻn vẹn 15 ca ghép gan, mà Trung tâm Ghép tạng Đông phương này 2 năm trước từng thực hiện tới 24 ca ghép gan và thận trong vòng 1 ngày. Từ đó có thể thấy, những “thành tích” trong quá khứ của họ là hoàn toàn dựa vào những trại tập trung mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, đến khi rất nhiều trại tập trung bị buộc phải đóng cửa thì nguồn cung nội tạng của họ cũng đã “cạn kiệt” rồi.

Sau khi tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ bị phanh phui, những trại tập trung ở các nơi được ĐCSTQ yêu cầu xử lý nốt số tù nhân trước tháng 7 năm 2006, trung tâm ghép tạng tại các nơi của ĐCSTQ tiến hành ghép tạng một cách điên cuồng. Trên thực tế, đây là phối hợp với các trại tập trung mổ lấy nội tạng để giết người diệt khẩu: Ngày 28 tháng 4 năm 2006, Bệnh viện Tương Nhã tại Hồ Nam đồng thời tiến thành 17 ca phẫu thuật ghép tạng trong 1 ngày. Cũng ngày hôm ấy, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông về cấy ghép miễn phí gan và thận cho 20 người, bệnh nhân có thể đăng ký với Khoa Gan mật qua điện thoại; để tiêu thụ nốt số tạng trong trại tập trung, họ đã không tiếc biếu miễn phí.

Tội ác chưa từng thấy trên Trái đất

Các Thế Kỷ IV, Khổ 71

Nguyên văn tiếng Pháp:

En lieu d’espouse les filles trucidées,
Meurtre à grand faute ne sera superstile :
Dedans le puys vestules inondées,
L’espouse estainte par hauste d’Aconile.

Tiếng Anh:

In place of the bride the daughters slaughtered,
Murder with great evil no survivor to be:
In the mountains vestals inundated,
The bride extinguished by a drink of Aconite.

Tiếng Việt:

Tại nơi cô dâu xuất giá, những người con gái bị tàn sát,
Giết người với sự tà ác cực độ, không ai sống sót:
Ở những ngọn núi, các trinh nữ chết chìm,
Cô dâu bị dập tắt bởi một hớp nước cây phụ tử.

Câu thơ thứ ba bản tiếng Anh đã được phiên dịch lại, trong đó từ tiếng Pháp “puys” đã được trả lại nghĩa gốc là “mountains”; khi phân tích Các Thế Kỷ I, Khổ 11 chúng ta đã biết rằng “chết chìm” biểu thị bị giết hại bởi mổ lấy nội tạng. Người dịch tiếng Anh nguyên gốc vì không biết nghĩa cụ thể của “chết chìm” (inundated) là gì nên đã dịch chữ “puy” ở tiếng Pháp thành “giếng” (well).

Bài thơ này tiên tri về việc ĐCSTQ xây dựng rất nhiều trại tập trung ở các nơi trên toàn quốc để mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, dùng phương thức diệt chủng tàn nhẫn này để giết hại rất nhiều học viên Pháp Luân Công, phạm phải “tội ác chưa từng thấy trên Trái đất”.

Câu thơ đầu tiên “Tại nơi cô dâu xuất giá, những người con gái bị tàn sát”: Khi phân tích Các Thế Kỷ II, Khổ 98 ở trên, chúng ta đã biết rằng “tiếp giá” là “ghép tạng”, do đó “nơi cô dâu xuất giá” ở đây chính là “nơi mổ lấy nội tạng”. Còn “những người con gái bị tàn sát” ở đây chính là chỉ các nữ học viên Pháp Luân Công bị mổ lấy nội tạng trong các trại tập trung của ĐCSTQ. Dự ngôn «Các Thế Kỷ» rất nhiều lần dùng “con gái” (daughter) để biểu thị “cô gái” (girl). Điều này có nghĩa là rất nhiều nạn nhân bị ĐCSTQ mổ lấy nội tạng là phụ nữ.

Câu thơ thứ hai “Giết người với sự tà ác cực độ, không ai sống sót” mô tả tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ là “tà ác cực độ”. ĐCSTQ dùng phương thức cực kỳ tàn nhẫn là mổ lấy nội tạng để giết hại các học viên, giết người diệt khẩu, thiêu xác xóa dấu vết, đến mức “không ai sống sót”, quả thực không còn tính người; sự tà ác vô nhân đạo này khiến cả người và Trời cùng phẫn nộ!

Câu thơ thứ ba “Ở những ngọn núi, các trinh nữ chết chìm” cho thấy các trại tập trung mổ lấy nội tạng của ĐCSTQ không chỉ có một cái, mà là rất nhiều trại tập trung rải rác khắp toàn quốc; các trại tập trung này đa số nằm ở vùng núi. “Các trinh nữ chết chìm” cho thấy rất nhiều nạn nhân bị ĐCSTQ tà ác mổ lấy nội tạng là các nữ học viên Pháp Luân Công thuần khiết không tỳ vết.

Câu thơ cuối cùng “Cô dâu bị dập tắt bởi một hớp nước cây phụ tử” tiên tri về tình huống sau phẫu thuật cấy ghép nội tạng. “Cô dâu” ở đây là chỉ nội tạng được dùng cho cấy ghép. Tại Trung Quốc, sau khi tiến hành phẫu thuật ghép tạng cho bệnh nhân, người ta thường dùng thuốc Bắc để phục hồi cơ thể người bệnh, có thể bằng uống hoặc tiêm, với thành phần chủ yếu chính là hồng sâm và phụ tử. Từ gần 500 năm trước, khi Nostradamus viết «Các Thế Kỷ», trong trạng thái thông linh, ông đã thấy sau phẫu thuật ghép tạng, bệnh nhân được cho uống “nước dung dịch phụ tử”. Mặc dù bản thân Nostradamus là một y sĩ, nhưng khi hành nghề y tại Châu Âu vào thế kỷ 16, ông biết rằng phụ tử (Aconite) có độc tính rất cao, và cũng bởi không lý giải được thuốc Đông y, nên trong câu thơ này ông đã đưa vào phán đoán chủ quan, cho rằng “dung dịch phụ tử” gây tử vong: “Cô dâu bị dập tắt bởi một hớp nước cây phụ tử”.

Các phân đoạn của tội ác mổ cắp nội tạng

Các Thế Kỷ IX, Khổ 14

Nguyên văn tiếng Pháp:

Mis en planure chauderon d’infecteurs,
Vin, miel & huyle, & bastis sur fourneaux
Seront plongez, sans mal dit mal facteurs
Sept. fum. extaint au canon des borneaux.

Tiếng Anh:

Disinfection caldrons put on the flat surface,
Wine, honey and oil, and built over furnaces:
They will be immersed, innocent, pronounced malefactors,
Seven of Bordeaux smoke still in the cannon.

Tiếng Việt:

Những cái vạc tiêu độc được đặt trên bề mặt phẳng,
Rượu, mật và dầu, và được xây qua các lò lửa:
Họ sẽ bị nhấn chìm, vô tội nhưng bị chụp mũ bất lương,
Bảy ngọn khói của Bordeaux vẫn trong nòng pháo.

Câu đầu tiên bản tiếng Anh đã được sửa một chút, trong đó “d’infecteurs” được dịch thành “Disinfection”, nguyên gốc là dịch thành “Dyers”.

Bài thơ này tiên tri về quy trình của tội ác mổ cắp nội tạng, gồm 3 phân đoạn: hóa nghiệm phối hình, phẫu thuật lấy tạng và thiêu xác xóa dấu vết.

Hai câu thơ đầu tiên tri về quá trình hóa nghiệm trong một bệnh viện hiện đại. Vào thế kỷ 16 thời Nostradamus sống, người ta không biết tên các thiết bị và dược phẩm trong hóa nghiệm hiện đại, do đó ông đã dùng các đồ vật thời bấy giờ để mô tả. “Những cái vạc tiêu độc được đặt trên bề mặt phẳng” là chỉ nồi khử trùng, đèn và các dụng cụ khác được đặt lên bàn thí nghiệm. Câu thơ thứ hai “Rượu, mật và dầu, và được xây qua các lò lửa”: “rượu” ở đây là chỉ “cồn”, “mật và dầu” là chỉ các loại “môi trường nuôi cấy” và chất thử phản ứng trong phòng thí nghiệm. Hai câu thơ này miêu tả trước khi phẫu thuật ghép tạng, người ta cần tiến hành hóa nghiệm phối hình nhóm máu và kiểu gen để xem người bệnh cần cấy ghép có phù hợp với nội tạng hay không. Hóa nghiệm phối hình là bước đầu tiên trong quy trình tội ác mổ cắp nội tạng, là một bộ phận trong hệ thống mổ lấy nội tạng ở các trại tập trung. Ở hệ thống bên trong trại tập trung Tô Gia Đồn, Bệnh viện Tắc động mạch tỉnh Liêu Ninh đảm trách khâu hóa nghiệm của hệ thống. Thực ra Bắc Kinh cũng có hệ thống trại tập trung mổ lấy nội tạng tương tự, tầng hầm Bệnh viện Công an Bắc Kinh hàng năm giam giữ một lượng lớn học viên Pháp Luân Công; họ bị nhốt trong một cái lồng, bị tra tấn trên giường bệnh, hàng ngày đều bị lấy máu đi xét nghiệm, nếu máu không phù hợp thì sẽ bị khốc hình bằng sốc điện. Vì sao lại giam giữ một lượng lớn học viên Pháp Luân Công và lấy máu họ mỗi ngày? Thực ra đây chính là khâu hóa nghiệm phối hình trong hệ thống trại tập trung mổ lấy nội tạng của Bắc Kinh; tầng hầm Bệnh viện Công an Bắc Kinh và tầng hầm Bệnh viện Tắc động mạch tỉnh Liêu Linh ở Tô Gia Đồn thực ra là một bộ phận của hệ thống trại tập trung mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Trước khi phẫu thuật ghép tạng thì người ta cần phải phối hình nội tạng để xem nguồn tạng có phù hợp hay không, lấy ghép thận làm ví dụ. Tỷ lệ phối hình thành công giữa hai người không thân thích chỉ trên dưới 1%, tức là 1 bệnh nhân cần phải có 100 người khác phối hình mới đảm bảo thành công. Tại Trung Quốc đại lục, lúc cao trào mỗi năm có gần 10.000 ca ghép thận, mà thời gian chờ đợi nội tạng thường chưa đến 1 tháng; như vậy nếu không có ít nhất 100.000 người làm kho tạng sống thì căn bản không thực hiện nổi. Kho tạng sống này chính là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong những trại tập trung nằm rải rác khắp Trung Quốc.

Câu thơ thứ ba “Họ sẽ bị nhấn chìm, vô tội nhưng bị chụp mũ bất lương” nói về phân đoạn tiếp theo của tội ác mổ cắp nội tạng: phẫu thuật lấy tạng. “Họ sẽ bị nhấn chìm” ở đây và “chết chìm” trong Các Thế Kỷ IV, Khổ 71 và Các Thế Kỷ I, Khổ 11 là tương tự, đều là chỉ bị giết hại để lấy nội tạng. Đồng thời ở đây dùng “vô tội nhưng bị chụp mũ bất lương” để biểu thị các học viên Pháp Luân Công toàn toàn “vô tội” nhưng bị ĐCSTQ bịa đặt tội trạng để bức hại.

Câu thơ cuối cùng “Bảy ngọn khói của Bordeaux vẫn trong nòng pháo” là nói về phân đoạn cuối cùng của tội ác mổ cắp nội tạng: thiêu xác xóa dấu vết. Đồng thời câu thơ này cũng ám thị rằng, sau tháng 7 năm 2006, mặc dù đại đa số trại tập trung mổ lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục đã bị đóng cửa, nhưng tội ác mổ cắp nội tạng thì vẫn tiếp tục. ĐCSTQ đã vận chuyển một bộ phận học viên Pháp Luân Công bị giam trong các trại tập trung này sang các trại tập trung khác xa xôi hơn, tiếp tục thực hiện tội ác; “Bảy ngọn khói của Bordeaux vẫn trong nòng pháo” ở đây ám chỉ trại tập trung Trùng Khánh ở miền Tây Nam Trung Quốc. Thành phố “Bordeaux” nằm ở Tây Nam nước Pháp, hơn nữa “Bordeaux” nằm giữa hai con sông Garonne và Dordogne; khi phân tích Các Thế Kỷ VI, Khổ 79 về đập Tam Hiệp, chúng ta đã biết rằng điều này ám chỉ địa khu Trùng Khánh của Trung Quốc. Thượng tuần tháng 5 năm 2006, đầu sỏ tà ác Chu Vĩnh Khang của ĐCSTQ đã tới Vạn Châu, Trùng Khánh. Tại trường đảng Vạn Châu, ông ta đã mở một hội nghị bí mật kéo dài 2 ngày; khoảng ngày 7 tháng 5, một lượng lớn quân vũ trang đã áp giải một đoàn người thân phận không rõ tới Vạn Châu. Có người tận mắt chứng kiến nói rằng đây không phải là những phạm nhân mặc đồng phục nhà tù, mà rất có thể là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bí mật. Rõ ràng họ đã đưa một bộ phận học viên Pháp Luân Công trong các trại tập trung khác chuyển tới trại tập trung Vạn Châu ở miền núi của Trùng Khánh. Ở nơi này có rất nhiều bệnh viện quân đội của ĐCSTQ: Bệnh viện Tây Nam, Bệnh viện Đại Bình, Bệnh viện Tân Kiều, v.v. hàng loạt bệnh viện lớn do quân đội ĐCSTQ quản lý. Ngoài ra còn có Đại học Quân y số 3 và các trung tâm nghiên cứu y học quân đội nằm dưới sự quản lý nghiêm ngặt theo chế độ quân nhân của ĐCSTQ tà ác. Sau tháng 7 năm 2006, họ vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động tội ác mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/2/24/51196.html



Ngày đăng: 02-06-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.