Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (20): Thần tại nhân gian
Tác giả: Lực Thiên Quân
[Chanhkien.org]
CHƯƠNG III: Vũ trụ Chủ Thần tại nhân gian
Phần 2: Thần tại nhân gian
Tôi nghe một tiếng lớn từ trên ngai phán, “Kìa, lều tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người; Ngài sẽ ở giữa họ, và họ sẽ là dân Ngài. Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ và làm Đức Chúa Trời của họ.” (Khải Huyền, 21:3)
Thánh nhân sẽ xuất hiện tại Châu Á
Các Thế Kỷ X, Khổ 75
Nguyên văn tiếng Pháp:
Tant attendu ne reuiendra iamais
Dedans l’Europe, en Asie apparoistra
Vn de la ligue yssu du grand Hermés,
Et sur tous Roys des Orients croistra.Tiếng Anh:
Long awaited he will never return
In Europe, he will appear in Asia:
One of the league issued from the great Hermes,
And he will grow over all the Kings of the East.Tiếng Việt:
Được đợi từ lâu, Ngài sẽ không bao giờ trở lại
Ở Châu Âu, Ngài sẽ xuất hiện ở Châu Á:
Người của liên minh với Thần Hermes vĩ đại,
Ngài sẽ vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông.
Bài thơ này tiên tri rằng, Thánh nhân “được đợi từ lâu” là sẽ đến nhân gian vào thời mạt thế để cứu độ chúng sinh kỳ thực sẽ “xuất hiện ở Châu Á”; từ “xuất hiện” ở đây là chỉ “chuyển sinh” và “sinh ra”. Bởi vì đối với một cuốn sách tiên tri siêu việt cả ngàn năm như «Các Thế Kỷ», “được đợi từ lâu” thì ít nhất cũng phải trên 100 năm, nhất định không phải là chờ đợi chỉ trong một đời. Chúng ta biết rằng, Cứu Thế Chủ dù đã đến cũng vậy, dù chưa đến cũng vậy, đều là trong hình thức xã hội hiện đại, mà ở xã hội hiện đại việc di chuyển từ Châu Á đến Châu Âu là chuyện rất dễ dàng, không hề có chướng ngại nào để Ngài “sẽ không bao giờ trở lại”. Trong số “các vị Vua” của phương Đông hiện nay, những người không thể sang Châu Âu là rất hiếm, nói gì đến “sẽ không bao giờ trở lại”. Bản thân điều này chứng minh rằng vị Thánh nhân này đã từng có một kiếp sống “ở Châu Âu”, rồi sau đó chuyển sinh sang Châu Á, vì thế mới nói Ngài “không bao giờ trở lại” Châu Âu. Do đó, để lý giải được bài thơ tiên tri này thì nhất định phải viện dẫn khái niệm luân hồi chuyển sinh của Phật gia. Con người không chỉ có một đời, một đời người sau khi kết thúc thì có thể chuyển sinh, kiếp sau cũng có thể là người. Như vậy hai câu đầu bài thơ tiên tri này ý nói rằng: Thánh nhân cứu thế “được chờ đợi từ lâu”, mặc dù đã từng chuyển sinh tại Châu Âu trước đó, nhưng Ngài sẽ không chuyển sinh lại Châu Âu nữa, mà sẽ xuất hiện ở Châu Á.
Câu thơ thứ ba: “Người của liên minh với Thần Hermes vĩ đại”. Thần Hermes, theo thần thoại Hy Lạp, là một trong 12 vị Thần trên đỉnh Olympus; Ngài vừa là vị thiên sứ truyền ý chỉ của Thần đến nhân gian, lại cũng chưởng quản ngôn ngữ, văn tự, khẩu thuật, v.v. Do đó câu thơ này nói vị Thánh nhân sẽ là người giảng đạo lý cho nhân loại và truyền Đạo của Thần Phật trong vũ trụ. Câu thơ thứ tư “Ngài sẽ vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông” hàm ý rằng Ngài là “Vua của các vị Vua” chân chính.
Người con của Công Chúa là một vị Thần
Các Thế Kỷ IV, Khổ 99
Nguyên văn tiếng Pháp:
L’aisné vaillant de la fille du Roy,
Repoussera si auant les Celtiques,
Qu’il mettra foudres, combien en tel arroy,
Peu & loing puis profondes Hesperiques.Tiếng Anh:
The valiant elder son of the King’s daughter,
He will hurl back the Celts very far,
Such that he will cast thunderbolts, so many in such an array
Few and distant, then deep into the Hesperias.Tiếng Việt:
Người con trai cả can đảm của Công Chúa,
Ngài sẽ đưa những người Celt trở lại rất xa,
Như Ngài sẽ phóng ra thật nhiều tia sét
Ít và xa, rồi sâu trong những người Hesperia.
Bài thơ này tiên tri về “Người con trai cả của Công Chúa”, Ngài sở hữu đủ loại Thần lực, có thể “phóng ra thật nhiều tia sét”; kỳ thực đây là một vị Thần, một vị Thần tại nhân gian.
Như vậy, người con trai cả của “Công Chúa” này rốt cuộc là ai? Từ xưa đến nay chưa hề có vị Công Chúa nào có một người con như vậy cả, do đó vẫn chưa có ai phá giải được bài thơ này. Thực ra, “Công Chúa” (King’s daughter) mà bài thơ này nói đến hoàn toàn không phải là người, mà là một địa danh, chính là thành phố “Công Chủ Lĩnh” thuộc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc; trong tiếng Hán, “Công Chủ” (公主) có nghĩa là “Công Chúa” (Princess). Vì vậy “Người con trai cả của Công Chúa” chính là người con sinh ra tại thành phố “Công Chủ Lĩnh” của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc —người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh— Ngài chính là vị Thần tại nhân gian, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp và tạo nên rất nhiều kỳ tích.
«Các Thế Kỷ» dùng một hệ thống các vị Thần, thường là lấy các vị Thần trong thần thoại Hy Lạp hoặc La Mã để biểu thị; trong đó, Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp và Thần Jupiter trong thần thoại La Mã là những vị Thần tối cao, là Chủ Thần của vũ trụ; vũ khí của các Ngài chính là sấm sét, là Thần chưởng quản sấm sét. Như vậy bài thơ tiên tri này nói “Người con trai cả can đảm của Công Chúa” “Ngài sẽ phóng ra thật nhiều tia sét”, ngụ ý rằng người sáng lập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí Tiên sinh, không phải là một vị Thần tại nhân gian, mà là Chủ Thần của vũ trụ. Nguyên nhân tôi đề tên Chương III: “Vũ trụ Chủ Thần tại nhân gian” cũng là vì thế.
Năm 1997, người sáng lập Pháp Luân Công du Thanh Đông Lăng
Các Thế Kỷ VIII, Khổ 27
Nguyên văn tiếng Pháp:
La voye auxelle l’vn sur l’autre fornix.
Du muy de ser hor mis braue & genest,
L’escript d’empereur le fenix
Veu en celuy ce gu’à nul autre n’est.Tiếng Anh:
The auxiliary way, one arch upon the other,
Many deserted except for the brave one and his genet.
The writing of the Phoenix Emperor,
seen by him which is (shown) to no other.Tiếng Việt:
Đi đường phụ, hết mái vòm này đến mái vòm khác,
Hoang phế rất nhiều, ngoại trừ người dũng cảm và chú mèo,
Những chữ viết của Hoàng đế Phượng Hoàng,
Ngài nhìn thấy rằng chính không phải ai khác.
Chữ “muy” ở câu thơ thứ hai bản tiếng Pháp nguyên là tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là “rất nhiều”, ở đây chúng ta sửa lại bản dịch tiếng Anh cho đúng thành “Many”.
Đây là một bài thơ tương đối khó hiểu trong «Các Thế Kỷ; nó tiên tri chuẩn xác rằng vào một lúc nào đó, người sáng lập Pháp Luân Công —Lý Hồng Chí Tiên sinh— sẽ vân du đến một lăng mộ hoàng gia; đây chính là Thanh Đông Lăng tại Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, quần thể lăng mộ chủ yếu của Đế vương và hậu phi thời nhà Thanh.
Điều khiến người ta khó hiểu nhất chính là hai câu sau bài thơ: “Những chữ viết của Hoàng đế Phượng Hoàng, Ngài nhìn thấy rằng chính không phải ai khác”; người bình thường rất khó lý giải. “Phượng Hoàng” ở đây là chỉ những phi tần của các bậc Đế vương thời cổ đại; hai câu này chính là nói rằng: Thư pháp văn tự của một vị Hoàng đế triều Thanh, được chính bản thân Hoàng đế ấy nhìn thấy; nói cách khác, thư pháp của một Hoàng đế triều Thanh được chính bản thân Ngài sau khi đã chuyển thế đến xem.
Chúng ta lại xem hai câu đầu tiên bài thơ. Câu thơ đầu tiên “Đi đường phụ, hết mái vòm này đến mái vòm khác”; các kiến trúc cổ Trung Quốc, đặc biệt là lăng mộ, đều thích dùng cổng vòm, do đó khi đi trên đường vào lăng thì qua “hết mái vòm này đến mái vòm khác”. Câu thơ thứ hai “Hoang phế rất nhiều, ngoại trừ người dũng cảm và chú mèo”, là miêu tả ngoại trừ người đến thăm lăng mộ ra thì có rất ít người. Thực ra câu thơ thứ hai này bao hàm tới hai câu chuyện; đương nhiên từ 500 năm trước, Nostradamus đã thấy và viết ra lời tiên tri này. Thứ nhất là vì sao nói Thanh Đông Lăng “hoang phế rất nhiều”? Bởi vì vào năm 1928 thời kỳ Dân Quốc, quân phiệt Tôn Điện Anh từng đào trộm Thanh Đông Lăng; đương thời bộ đội quân phiệt đã dùng thủ đoạn hoang dã trắng trợn để đào trộm các văn vật cổ trong Đông Lăng, chính điều này đã khiến Tôn Điện Anh trở thành “kẻ đào trộm mộ” khét tiếng. Một câu chuyện khác chính là “người dũng cảm và chú mèo” trong bài thơ, chỉ đích thị người giữ lăng Khang Hy, “Hoàng thập tứ tử” của Hoàng đế Khang Hy. Hoàng tử thứ 14 của Khang Hy tên là Dận Đề, là người thông minh và dũng cảm nhất trong số các Hoàng tử; khi Chuẩn Cát Nhĩ dẫn quân xâm nhiễu Tây Tạng thì ông được bổ nhiệm làm Phủ Viễn Đại Tướng quân, chủ trì việc quân ở Tây Bắc, chiến công hiển hách. Lịch sử truyền lại rằng Hoàng tử Dận Chân đã cướp ngôi Vua vốn thuộc về Hoàng thập tứ tử để trở thành Hoàng đế Ung Chính; lời đồn này thật giả còn chưa rõ. Tuy nhiên sau khi Ung Chính kế vị, quả là có triệu hồi Hoàng thập tử tứ từ tiền tuyến Tây Bắc về giam cầm tại lăng Khang Hy, khiến vị Hoàng tử “dũng cảm” này phải làm bạn với chú mèo tại lăng Khang Hy suốt quãng đời còn lại. Sau khi Ung Chính qua đời thì không hề theo phép an táng “phụ táng tử tùy” tại Thanh Đông Lăng, mà cho xây mới Thanh Tây Lăng.
Trong khi giải thích Các Thế Kỷ X, Khổ 75 ở trên, chúng ta đã đề cập đến khái niệm luân hồi chuyển sinh của Phật gia, nói rằng: Thánh nhân cứu thế “được chờ đợi từ lâu”, mặc dù đã từng chuyển sinh tại Châu Âu trước đó, nhưng Ngài sẽ không chuyển sinh lại Châu Âu nữa, mà sẽ xuất hiện ở Châu Á. Như vậy sau khi ở Châu Âu, Thánh nhân sẽ chuyển sinh vào Châu Á; Hoàng đế Khang Hy “văn trị võ công” “vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông” ấy rất có thể là một kiếp chuyển sinh của người sáng lập Pháp Luân Công —”người con trai cả can đảm của Công Chúa”. Sau khi chuyển sinh đến Công Chủ Lĩnh tỉnh Cát Lâm, Ngài mới bắt đầu chân chính hiển hiện Thần tích, hồng truyền Đại Pháp, cứu độ chúng sinh, cứu vãn vũ trụ trước nguy cơ diệt vong. Loại uy đức này không chỉ “vượt qua tất cả các vị Vua của phương Đông”, mà còn siêu việt hết thảy Thần Phật trong vũ trụ.
Người sáng lập Pháp Luân Công sang Tây phương
Các Thế Kỷ II, Khổ 29
Nguyên văn tiếng Pháp:
L’oriental sortira de son siege,
Passer les monts Apennins, voir la Gaule,
Transpercera du ciel les eaux & neiges
En vn chacun frappera de sa gaule.Tiếng Anh:
The Easterner will leave his seat,
To pass the Apennine mountains to see Gaul:
He will transpire the sky, the waters and the snow,
And everyone will be struck with his rod.Tiếng Việt:
Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp,
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.
Bài thơ này đã sớm bị đệ tử Đại Pháp phá giải rồi. Nó tiên tri rằng sau khi truyền Pháp tại Trung Quốc, người sáng lập Pháp Luân Công sẽ sang Tây phương và giảng Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương, khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên toàn thế giới. Bài thơ này tiên tri là sang Pháp (“Gaul” là một địa danh cổ thuộc Pháp), nhưng trên thực tế người sáng lập Pháp Luân Công lại sang Mỹ.
Trong Phần 1 Chương này, chúng ta đã xác minh: «Các Thế Kỷ» dùng “Mặt trăng” để đại biểu cho “cựu thế lực” can nhiễu và phá hoại Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời dùng “Mặt trời” để đại biểu Pháp Luân Đại Pháp hoặc Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp. Trong đó, Các Thế Kỷ IV, Khổ 30 nói “Hơn 11 lần Mặt trăng Mặt trời sẽ không muốn”, tức tiên tri rằng Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn không thừa nhận hết thảy an bài của “cựu thế lực”, còn Các Thế Kỷ IV, Khổ 31 là nói về Sư phụ Pháp Luân Đại Pháp giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc vào tiết Nguyên tiêu 2003. Chính trong bài giảng Pháp vào tiết Nguyên tiêu 2003 này, người sáng lập Pháp Luân Công đã giải thích tại sao Ngài không chiểu theo điều bài thơ tiên tri nói là sang Pháp, Ngài nói:
“Tôi có thể chọn đi bất cứ đâu, và đúng là tôi đã chọn ở tại Mỹ quốc. Lúc đầu cựu thế lực đã an bài cho tôi sang Pháp, và điều đó thậm chí còn được đề cập trong một số lời tiên tri.” (bản dịch chưa chính thức).
Như đã phân tích ở trên, Các Thế Kỷ X Khổ 75 đề cập tới “Thần Hermes vĩ đại”, là để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng đạo lý cho nhân loại và truyền Đạo của Thần Phật trong vũ trụ. “Thần Hermes vĩ đại” này có một cây thần trượng trong tay dùng để đánh thức thế nhân, do đó câu thơ thứ tư mới nói: “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khiến thế nhân như bừng tỉnh từ giấc mơ, và thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/1/20/50528.html
Ngày đăng: 17-05-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.