Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (38)
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
起翦頗牧,用軍最精。
宣威沙漠,馳譽丹青。
Bính âm
起(qǐ) 翦(jiǎn) 頗(pǒ) 牧(mù) ,
用(yòng) 軍(jūn) 最(zuì) 精(jīng) 。
宣(xuān) 威(wēi) 沙(shā) 漠(mò) ,
馳(chí) 譽(yù) 丹(dān) 青(qīng) 。
Chú âm
起(ㄑㄧˇ)翦(ㄐㄧㄢˇ)頗(ㄆㄛˇ)牧(ㄇㄨˋ),
用(ㄩㄥˋ)軍(ㄐㄩㄣ)最(ㄗㄨㄟˋ)精(ㄐㄧㄥ)。
宣(ㄒㄩㄢ)威(ㄨㄟ)沙(ㄕㄚ)漠(ㄇㄛˋ),
馳(ㄔˋ)譽(ㄩˋ)丹(ㄉㄢ)青(ㄑㄧㄥ)。
Âm Hán Việt
Khởi Tiễn Pha Mục,
Dụng quân tối tinh.
Tuyên uy sa mạc,
Trì dự đan thanh.
Giải thích
1. Nghĩa của chữ:
Khởi (起): chỉ Bạch Khởi
Tiễn (翦): chỉ Vương Tiễn
Pha (颇): chỉ Liêm Pha
Mục (牧): chỉ Lý Mục
Tối (最): tột cùng
Tinh (精): sở trường
Tuyên (宣): tuyên dương, truyền bá.
Uy (威): danh tiếng uy vũ
Sa (沙): cát
Mạc (漠): dải đất trữ cát rộng lớn không có nước, cây cỏ hay con người.
Trì (馳): truyền bá, lan truyền.
Dự (譽): danh tiếng
Đan (丹): đan sách, ghi chép công lao.
Thanh (青): sử xanh, ghi lại sự kiện lịch sử.
Nghĩa của từ
Khởi Tiễn (起翦): là chỉ hai danh tướng nước Tần thời Chiến Quốc.
Pha Mục (頗牧): là hai tướng giỏi nước Triệu thời Chiến Quốc.
Dụng quân (用軍): tướng lĩnh quân sự dùng binh đánh trận.
Tối tinh (最精): thành thạo nhất.
Tuyên uy (宣威): tuyên dương uy danh của đất nước.
Sa mạc (沙漠): vùng đất sa mạc.
Trì dự (馳譽): ý nói danh tiếng vang xa.
Đan thanh (丹青): phiếm chỉ sử sách.
Lời dịch tham khảo
Trong thời Chiến Quốc đã xuất hiện rất nhiều đại tướng quân, ví như Bạch Khởi và Vương Tiễn nước Tần, Liêm Pha và Lý Mục nước Triệu, họ đều rất giỏi dùng binh đánh trận.
Uy danh và tiếng tăm của những đại tướng quân này vang xa đến tận vùng sa mạc, và thanh danh của họ cũng đã được ghi chép vào trong sử sách, khiến người đời sau ngưỡng mộ.
Câu chuyện văn tự
Sa (沙): Kim văn viết là “ ” Tiểu triện viết “” hai mẫu chữ này đều do chữ Thuỷ (水) và chữ Thiểu (少) cấu thành. Nghĩa gốc của chữ Sa (沙) là chỉ những viên đá nhỏ bị nước xối vụn. Hơn nữa chữ Thuỷ (水) và chữ Thiểu (少) ý nói chỉ có ít cát ở trong nước, hoặc là ở nơi nước nông mới có thể nhìn thấy được.
Đan (丹): Giáp cốt văn viết là “”; Kim văn viết “”; Tiểu triện viết “ ”. Nghĩa chữ ban đầu của Đan là đan sa, chu sa màu đỏ; về sau cũng dùng để chỉ loại màu có sắc đỏ này. Trong thời cổ đại, đan sa thu thập được đều sẽ đựng trong đồ đựng đan bằng tre, vậy nên vòng ngoài của chữ Đan (丹) chính là đồ đựng đan bằng tre, và cái chấm ở giữa được dùng để biểu thị cho đan sa.
Thanh (青): cây cỏ mới sinh ra có màu xanh. Kim văn viết là “”, phần ở trên là hình ngọn cỏ mới trồi ra từ bùn đất; phần bên dưới là phù tiết biểu âm của Thanh (青), vì âm ban đầu của chữ Thanh là có một bộ phận âm đến từ chữ Tỉnh (井), về sau người ta lấy thứ màu của cây cỏ mới sinh ra này dùng chỉ màu xanh. Mà cách viết trong Tiểu triện “” đã rất gần với cách viết của chữ Thanh (青) ngày nay, ý nghĩa là chỉ một trong năm màu sắc, màu sắc của cỏ cây tạo thành.
Suy ngẫm và thảo luận
Triệu Vương vì sở hữu Hòa thị bích (có nghĩa là “Ngọc bích họ Hòa”) khiến Tần Vương thèm muốn, nguyện đem 15 thành đổi lấy Hòa thị bích, nước Triệu biết có lừa gạt bên trong, tuy nhiên đối mặt với nước Tần lớn mạnh lại không còn cách nào ứng phó, cuối cùng Mục Hiền đã giới thiệu Lạn Tương Như đi sứ nước Tần, và Lạn Tương Như quả đúng không phụ kỳ vọng của mọi người đã mang được ngọc bích hoàn trả về nước Triệu, nhờ đó mà được phong làm Đại phu.
Nhiều năm sau, Lạn Tương Như lại đòi lại danh dự cho Triệu Vương trước mặt Tần Vương, rồi được phong làm Thượng khanh, quan vị còn cao hơn cả Liêm Pha. Liêm Pha trong lòng nghĩ rằng: “Ta vì nước Triệu lập nên công lao hiển hách, còn Lạn Tương Như thì sao chứ? Chẳng qua chỉ là kẻ dựa vào miệng lưỡi lập công, mà chức vị lại cao hơn ta”. Do đó, ông công khai rêu rao rằng chỉ cần gặp phải Lạn Tương Như thì nhất định làm nhục ông ta. Câu nói này truyền đến tai Lạn Tương Như, Lạn Tương Như bèn giả bệnh không lên triều.
Một hôm, Lạn Tương Như đưa môn khách cùng ngồi xe đi ra ngoài, từ xa đã nhìn thấy xe ngựa của Liêm Pha đang đi đến, ông bèn vội bảo người lái xe lùi vào trong ngõ tránh đi, để xe ngựa của Liêm Pha qua trước. Môn khách cảm thấy Lạn Tương Như không nên nhát gan quá như vậy. Lạn Tương Như liền nói với những môn khách rằng: “Nếu đem so Liêm tướng quân với Tần Vương thì ai mạnh hơn?” Môn khách trả lời: “Đương nhiên là Tần Vương mạnh hơn”. Lạn Tương Như nói: “Đúng thế! Chư hầu trong thiên hạ đều sợ Tần Vương. Vì để bảo vệ nước Triệu, tôi đã dám quở trách ông ta tại chỗ, thì làm sao tôi gặp Liêm tướng quân lại phải sợ cơ chứ? Vì tôi nghĩ, nước Tần lớn mạnh không dám đến xâm phạm nước Triệu là vì có tôi và Liêm tướng quân ở đây. Nếu hai người chúng tôi bất hoà, nước Tần biết được sẽ nhân cơ hội mà đến xâm phạm nước Triệu. Vì lẽ này tôi đành nhường nhịn ông ấy vậy”.
Có người kể lại chuyện này cho Liêm Pha, Liêm Pha cảm thấy vô cùng hổ thẹn, bèn cởi áo, buộc một cây gậy bằng mận gai trên lưng rồi đi bộ đến nhà của Lạn Tương Như quỳ xin chịu tội. Lạn Tương Như thấy vậy cũng vội quỳ xuống đón tiếp, ông không những tha thứ cho Liêm Pha mà còn kết bằng hữu thân thiết với ông ấy nữa.
Chúng ta hãy thử nghĩ xem, lý do vì sao Lạn Tương Như luôn phải nhường nhịn Liêm Pha?
Liêm Pha có thể nhận lỗi là biểu hiện của sự dũng cảm, vậy các bạn hãy thử nói xem, các bạn đã bao giờ như vậy chưa?
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44499
Ngày đăng: 28-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.