Chính Pháp chi hành (20): Càng kiên định trại lao động cải tạo càng không dám giam giữ



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(4) Muốn rời khỏi trại lao động cải tạo

Vào ngày trại trưởng Bạch trực ban, lúc nửa đêm đột nhiên chị ta đi vào và bắt gặp chúng tôi đang luyện công. Khi Đại đội trưởng đội cai ngục trực ban, cũng nhẹ nhàng mở cửa, sau đó đột nhiên xông vào, nhìn xem chúng tôi có luyện công hay không. Thời điểm đó, viên cảnh sát nào nói Sư phụ không tốt, chúng tôi lập tức ngăn lại, bọn họ liền không dám nói gì.

Trại trưởng Bạch thường xuyên tập trung chúng tôi lại để “giáo huấn”, các đồng tu từng người một đứng dậy lên tiếng, không ai sợ cô ấy cả. Trại trưởng Bạch yêu cầu chúng tôi tập trung lại cùng “học tập”, buộc chúng tôi đọc các sách công kích, bôi nhọ Pháp Luân Công. Chúng tôi cùng nhau thảo luận, quyết không thể để chuyện này được tiến hành; nếu thuận theo họ, nói không chừng bước tiếp theo lại phải làm gì đó nữa! Vì vậy chúng tôi nói, không thể để cho họ bắt đầu việc này. Có một hôm người của thành phố đến tìm bà Thạch để nói chuyện. Bởi vì bà Thạch giọng lớn, ngộ tính tốt, lại cam đảm, nên bà nói chuyện với người của thành phố rất lâu. Các đồng tu phòng số 2 chúng tôi hầu như ngộ tính đều tốt, hễ ai đó ngộ ra sự việc gì, chỉ cần nói với mọi người, là tất cả chúng tôi đều ngộ ra được.

Chúng tôi cùng nhau thảo luận rằng không thể mãi bị giam ở đây, nên nghĩ biện pháp ra khỏi đây mới đúng. Lúc đó có người nói, nếu không còn cách nào thì khi chúng ta ăn cơm hãy mang theo túi đồ rồi thoát ra ngoài. Tôi nói còn cầm theo túi gì nữa? Lúc chúng ta đang ăn cơm thì cùng nhau xông ra cửa chính; nếu họ dám động đến chúng ta, thì nói với họ hãy đợi nhặt xác chúng tôi đi! Buổi tối hôm đó, vừa mới mở quyển Chuyển Pháp Luân, tôi lập tức nhìn thấy lời Sư phụ giảng: “do đó sư phụ của họ cũng gặp tai hoạ” (“Bài giảng thứ bảy”, Chuyển Pháp Luân). Nhìn thấy câu này, tôi giật cả mình, lúc nãy tôi nói câu hãy để họ nhặt xác là sai rồi. Tôi ngộ rằng: Chúng ta làm tốt hay không tốt đều không phải là một việc đơn giản; làm được tốt sẽ có ảnh hưởng tốt đối với Pháp, nếu làm không tốt sẽ gây ra rất nhiều phiền phức cho Sư phụ. Cho nên sau này làm bất cứ việc gì đều phải dùng Pháp để đo lường.

(5) Càng kiên định, trại lao động cải tạo càng không dám giam giữ

Có một sinh viên đại học, mẹ của cô ấy ở Mã Tam Gia bị tà ngộ, đã cùng với lãnh đạo của trại lao động yêu cầu chuyển cô đến Mã Tam Gia giam ở vài ngày. Được sự đồng ý của trại lao động nên cô đã bị chuyển đến Mã Tam Gia ở cùng mẹ một tuần. Sau khi trở về chúng tôi phát hiện cô ấy đã thay đổi, lời nói ra đều không ở trong Pháp, không còn giống một người tu luyện. Chúng tôi đều cảm thấy kỳ lạ, làm sao mới đi có vài ngày mà đã biến thành như thế này? Mọi người đều cùng cô nói chuyện, tư tưởng cô có chút chuyển biến, có tinh thần hơn. Không lâu sau, mẹ cô ấy lại yêu cầu với lãnh đạo trại lao động đưa cô đến Mã Tam Gia, lần này thời gian tương đối dài. Sau khi trở lại có vẻ nghiêm trọng hơn lần trước, tà ngộ triệt để rồi, lời nói và hành vi đã ly khai Pháp, hơn nữa còn nói với chúng tôi những ngôn từ của tà ác. Chúng tôi đều nói cô hãy im miệng. Sau đó cô ấy không còn đọc sách và luyện công nữa, vậy mà còn nói rằng bản thân đang tu luyện. Một hôm, cô ấy viết gì đó lên những đồ vật trong phòng, chúng tôi không biết cô đang viết gì, sau đó mới biết cô đang viết những lời chỉ trích. Khi biết chúng tôi rất tức giận: Làm sao có thể để cô ấy viết những thứ này ở đây chứ? Chúng tôi đều ngăn cô ấy lại, cô ấy không dám viết nữa.

Có một lần trại trưởng Bạch tẩy não chúng tôi, chúng tôi không thuận theo, cô ấy liền tức giận, yêu cầu chúng tôi viết kiểm điểm, trừng phạt thân thể, bắt bà Giáp và năm người chúng tôi ra ngoài hành lang quay mặt vào tường. Một lát sau, đội trưởng đội cai ngục thấy trại trưởng rời đi liền cho chúng tôi về phòng. Một hôm trại trưởng mở cuộc họp riêng cho phòng chúng tôi và chỉ vào tôi nói, nếu thả chị về nhà chị còn đi Bắc Kinh không? Tôi nói đi chứ! Tôi làm sao có thể không đi khi Pháp vẫn chưa được chính. Sau đó nghe nói họ báo cáo chúng tôi lên trại lao động cải tạo, mấy ngày nữa là có lệnh đưa tới. Nhưng vài ngày sau bà Thạch, Tiểu Triệu và bà Giáp đều bị người của khu phố tới đón đi.

Có một đồng tu ở Liêu Dương lúc rời đi, bị tịch thu sách Chuyển Pháp Luân. Đội trưởng đưa cô đến phòng trực ban của đội trưởng để lục soát người, cô kiên quyết từ chối. Vì vậy, họ Nguỵ giả nhân giả nghĩa cùng hai đội trưởng khác ra tay, cưỡng đoạt lấy quyển sách, cô vừa đi vừa khóc và nói với chúng tôi, nhất định đòi lại sách. Sau khi cô ấy đi, chúng tôi đều đến cửa sắt lớn tìm đội trưởng đòi lại sách. Chúng tôi mười người thì một quyển sách không đủ để xem, mọi người đều muốn đọc, cả buổi tối thay phiên nhau mỗi người đọc hai giờ, lần lượt gọi nhau dậy đọc sách. Nếu có bút giấy để chép tay một quyển Chuyển Pháp Luân thì có sách để đọc rồi, tôi nói với mọi người suy nghĩ của mình, mọi người đều đồng ý. Sau khi cảnh sát kiểm tra phòng lúc nửa đêm, chúng tôi bắt đầu chép sách, lúc đó mọi người đều không muốn cầm bút chép cho lắm, tôi nghĩ chỉ cần mọi người có sách để đọc, tôi vất vả một tí cũng không sao, mỗi đêm ngủ hai tiếng nhưng tinh thần rất tốt. Mọi người đều hướng nội tìm, nhận ra được tư tâm của mình, đó là không muốn vì mọi người phó xuất. Sau khi nhận thức được đề cao, thì mọi người đều tranh nhau chép sách, trong vòng mấy ngày đã chép xong. Tiểu Tô lại đưa ra chín quyển sách nhỏ đã chép hoàn chỉnh, được bọc trong một bìa sách rất đẹp. Nhưng vài ngày sau đột nhiên cảnh sát tập trung chúng tôi ở phòng số 1, bắt chúng tôi cởi quần áo lục soát người, xem có cất giấu vật gì của Đại Pháp không. Trong phòng số 3 chỉ có túi đồ và vật dụng hàng ngày của chúng tôi, ở đó có vài cảnh sát đang lục lọi các túi, cả những nơi bí mật nhất của chúng tôi đều bị lục soát. Ngay cả cuốn Chuyển Pháp Luân được viết lên khăn giấy, cất giấu ở bên trong chiếc quần cotton cũng bị tịch thu. Tất cả những chỗ bí mật đều bị lục soát, chỉ còn lại bản chép tay mà tôi và Tô Gia đặt trong gối lúc sáng là không lục được, tại sao lần này bị tổn thất nghiêm trọng như vậy? Hơn nữa tất cả sách Đại Pháp mà chúng tôi đã chép trong thời gian lâu như vậy đã bị cảnh sát tìm thấy trong thời gian ngắn ngủi, là bởi vì kẻ phản bội kia đã mật báo.

Hai ngày sau, chồng của Anh Liên và người của khu phố đến đón cô ấy, nói là đến đón cô về nhà. Lúc đó, chúng tôi đều sợ bị lừa, bị chuyển đi nơi khác cho nên không cho cô ấy đi, sau đó cô quả thật bị đội trưởng và chồng lôi đi. Cùng ngày hôm đó, có người từ Pháp Khố đến đón Ngọc Liên và một đồng tu khác đi. Khi sắp đi, cô ấy đã đem kinh văn chép tay cất giấu trong tay áo, khi đến phòng trực của đội trưởng thì bị phát hiện ra. Đội trưởng nói cô ấy thái độ không tốt nên đã bắt hai người họ đeo còng tay. Trong phòng bỗng chốc chẳng còn mấy người, vì thế họ gộp người của hai phòng lại trong một phòng.

Trong trại lại đổi một nhóm đội trưởng khác, có ba người đội trưởng đến điểm danh, tôi có một kinh văn chép tay để trong túi áo trước ngực, bởi vì nó lồi lên một chút nên đã bị đội trưởng phát hiện và cướp đi mất. Tôi nhiều lần yêu cầu trả lại nhưng không được, cô ấy nói là đã nộp lên cấp trên rồi. Không biết tôi và cô ấy có duyên phận gì, về sau cô ấy trở nên rất tốt với tôi, thường gọi tôi quét dọn vệ sinh cho cô ấy, tôi liền tìm cơ hội hồng Pháp cho cô. Nhưng mà đối với người khác thì cô ấy lại rất nghiêm khắc, có chuyện gì mọi người đều nhờ tôi tìm cô ấy.

Có một hôm tình cờ đúng ca trực ban của cô ấy, chồng tôi và bí thư khu phố đến đón tôi, nói là đón tôi về nhà, nhưng tôi không tin. Bởi vì mấy hôm trước nghe đội trưởng nói sắp có lệnh đưa xuống. Khi đi ra, các đồng tu hai bên cổng sắt lớn bíu lại nói với tôi: Dù đi về đâu thì cũng nên báo cho chúng tôi biết tin nhé. Khi đi trong sân, các đồng tu nam bên trong song sắt nhoài người ra lớn tiếng hỏi tôi: Đi đâu đấy? Tôi nói không biết. Các đồng tu nam phía sau lan can sắt duỗi tay ra vẫy chào tôi với khuôn mặt tươi cười, từng ánh mắt kính phục tiễn tôi rời đi. Cảnh tượng đó thật sự làm xúc động lòng người. Trên xe, bí thư khu phố nói rằng sau khi về nhà đừng bao giờ quay lại đó nữa. Lúc này tôi mới tin rằng mình có thể về nhà. Ở Long Sơn một tháng rưỡi tôi ngộ được rằng: Vô luận xảy ra chuyện gì, những gì mà người ta nói từ trước đến nay đều không tính; càng kiên định, càng không phối hợp với tà ác, thì càng sớm rời khỏi nơi đó; ngược lại, những ai làm trái lương tâm viết cái gọi là “đoạn tuyệt”, “cam đoan”, thì từng người một đã bị kết án.

Có một người đã từng đến Thiên An Môn, Bắc Kinh sớm nhất để giăng biểu ngữ, đã viết “giấy đoạn tuyệt”, nhưng lại bị chuyển đến Mã Tam Gia, sau đó bị kết án. Một cụ bà viết giấy cam đoan không luyện công, hơn nữa còn biểu hiện rất thành thực, phối hợp với tà ác, cũng bị chuyển đến Mã Tam Gia. Những người kiên định tu luyện chúng tôi, từng người đều đi khỏi rồi, nhưng những người không kiên định ấy tất cả đều chưa đi được! Chủ nhiệm luôn muốn đem những người không nghe lời chúng tôi đến trại giáo dưỡng, nhưng cứ không được phê chuẩn. Cuối cùng chúng tôi không cần điều kiện nào, đường đường chính chính bước ra khỏi trại giam.

Hết thảy đều là Sư phụ quyết định, từ trước đến nay con người nói gì đều không tính. Ngay cả trại trưởng Bạch cũng thấy kỳ lạ: Pháp Luân Công rốt cuộc là chuyện gì? Những học viên lúc đến tay đeo còng, chân bị xiềng, kiên trì không viết cam đoan không nghe lời lại được thả về nhà vô điều kiện; còn những học viên ngoan ngoãn nghe lời viết giấy cam đoan, thì từng người một đều bị kết án. Lúc ở lớp tẩy não Phòng 610, tôi cứ tưởng rằng sẽ bị chuyển đến Mã Tam Gia; lần này lại nghĩ như vậy nhưng đều không phải, hơn nữa còn được thả về nhà. Tôi nhớ tới lời Sư phụ giảng: “Dùng tư tưởng của con người không nghĩ ra nổi việc của Thần”.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/2242



Ngày đăng: 02-11-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.