Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus (33): Quân đội tà ác



Tác giả: Lực Thiên Quân

[Chanhkien.org]

Chương V: Tội ác của ĐCSTQ

Phần 3: Quân đội tà ác và chiến tranh

Hồng quân ĐCSTQ, căn nguyên của tội ác

Các Thế Kỷ I, Khổ 16

Nguyên văn tiếng Pháp:

Faux à l’estang, ioint vers le Sagittaire.
En son haut auge de l’exaltation
Peste, famine, mort de main militaire,
Le Siecle approcher de renouation.

Tiếng Anh:

A scythe joined with a pond in Sagittarius
at its highest ascendant.
Plague, famine, death from military hands;
the century approaches its renewal.

Tiếng Việt:

Lưỡi liềm nối liền với cái ao tại chòm sao Nhân Mã
Khi nó thăng lên vị trí tối cao.
Bệnh dịch, nạn đói, và cái chết trong tay quân đội,
Thế kỷ đến gần sự tân sinh của nó.

Bài thơ này tiên tri về quân đội tà ác của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra tai họa trầm trọng cho nhân dân Trung Quốc, tạo nên “bệnh dịch, nạn đói”, đặc biệt trong 3 năm nội chiến, chính quyền tà ác ĐCSTQ kiến lập gây ra tai họa vô cùng cho nhân dân.

Hai câu thơ đầu “Lưỡi liềm nối liền với cái ao tại chòm sao Nhân Mã; Khi nó thăng lên vị trí tối cao” tiên tri về 3 năm nội chiến, từ 1947 đến 1949, công cụ đấu tranh bằng bạo lực vũ trang của ĐCSTQ—bạo lực chiến tranh của quân đội ĐCSTQ đạt đến đỉnh điểm; ĐCSTQ thông qua nội chiến để đoạt chính quyền, do đó nói “Khi nó thăng lên vị trí tối cao”; “lưỡi liềm” (scythe) ở đây biểu thị cờ đỏ “búa liềm” của ĐCSTQ. Trong 12 cung Hoàng đạo của tử vi Tây phương, “cung Nhân Mã” đứng ở “vị trí tối cao”, vị trí này tương đương với “Tý” trong 12 Địa chi của Trung Quốc. Như vậy, “chòm sao Nhân Mã” (Sagittarius) ở đây tương đương với “Hợi Tý Sửu” trong 12 Địa chi Trung Quốc, đại biểu mùa Đông và phương Bắc; do đó câu thơ thứ nhất “Lưỡi liềm nối liền với cái ao tại chòm sao Nhân Mã” tiên tri thời gian nội chiến từ năm 1947 “Đinh Hợi”, đến năm 1948 “Mậu Tý” và 1949 “Kỷ Sửu”. Từ phương vị mà nói, ở đây còn tiên tri nội chiến 3 năm do quân đội ĐCSTQ gây ra đến từ viện trợ phương Bắc. Sau khi tuyên chiến với Nhật, Liên Xô tiến vào vùng Đông Bắc Trung Quốc; ĐCSTQ nhận được viện trợ của Liên Xô tại Đông Bắc, hình thành quân đội chủ lực của ĐCSTQ trong nội chiến; điều này sẽ được đề cập sau.

Câu thơ thứ ba “Bệnh dịch, nạn đói, và cái chết trong tay quân đội”; ở một phương diện là tiên tri bản thân nội chiến do quân đội ĐCSTQ gây ra đã là một tai họa to lớn đối với nhân dân Trung Quốc; quan trọng hơn chính là “bệnh dịch” truyền bá chủ nghĩa cộng sản trong quân đội ĐCSTQ. Sau khi đoạt chính quyền, đây chính là “đảng vệ quân” duy trì sự thống trị bằng bạo lực của ĐCSTQ.

Câu thơ thứ tư “Thế kỷ đến gần sự tân sinh của nó” tiên tri rằng sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, “con thú tà ác” được nói đến trong «Thánh Kinh» bắt đầu hình thành, trận đại chiến Chính-tà trong vũ trụ đã đến rất gần; Trung Quốc là sân khấu chính của Chính Pháp vũ trụ khiến “thế kỷ” được “tân sinh”.

Hiệp định đình chiến bị ĐCSTQ lợi dụng

Các Thế Kỷ II, Khổ 80

Nguyên văn tiếng Pháp:

Apres conflit du Ieffé l’éloquence,
Par peu de temps se tramme faim, repos,
Point on n’admet les grands à deliurance,
Des ennemis sont remis à propos.

Tiếng Anh:

After the conflict by the eloquence of the wounded one
For a short time a soft rest is contrived:
The great ones are not to be allowed deliverance at all:
The enemies will restore at the proper time.

Tiếng Việt:

Sau cuộc xung đột, nhờ tài giảo biện của kẻ bị thương
Trong một thời gian ngắn, giấc ngủ nhẹ được trù tính:
Những kẻ vĩ đại không được phép điều động thêm:
Các kẻ thù sẽ hồi phục đúng lúc.

Nguyên câu thơ thứ tư bản tiếng Anh dịch là “They are restored by the enemies at the proper time“, nay chúng ta sửa lại theo đúng nguyên văn.

Bài thơ này tiên tri về giai đoạn đầu chiến bại của ĐCSTQ trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng sau khi Nhật Bản đầu hàng; ĐCSTQ thông qua “tài giảo biện” để lừa gạt và lợi dụng hòa giải quân sự của người Mỹ, lợi dụng hiệp định đình chiến Quốc-cộng, đặc biệt hiệp định đình chiến Đông Bắc, được một thời gian xả hơi để phục hồi nguyên khí.

Nói về nội chiến Quốc-cộng, người ta thường cho rằng bắt đầu sau khi Nhật Bản đầu hàng. Kỳ thực, chiến lược của ĐCSTQ trong kháng chiến chính là giả vờ kháng Nhật để ngầm khuếch trương thế lực; ĐCSTQ coi Quốc Dân Đảng là kẻ thù lớn nhất, hết thảy đều là chuẩn bị cho nội chiến. Trong toàn bộ kháng chiến, ĐSCTQ chỉ 2 lần đụng độ lớn với quân Nhật, một là trận Bình Hình Quan, hai là trận đại chiến Bách Đoàn. Những chỉ huy nào làm trái mệnh lệnh không đánh Nhật của ĐCSTQ đều bị kiểm thảo; thậm chí hồi ấy Tân Tứ quân ban đầu có 4 chi đội, chỉ vì kiên trì lập trường kháng Nhật mà bị ĐCSTQ tự mình tiêu diệt. ĐCSTQ không hề kháng chiến chính diện mà dùng quân du kích đánh chiếm địa bàn, thành lập chính quyền địa phương, bổ sung quân đội, cướp đoạt tài nguyên, tích lũy kim tiền, chuẩn bị nội chiến. Theo ước tính của nhân viên Liên Xô đóng tại Diên An, năm 1943, ĐCSTQ sản xuất tới 44,76 tấn thuốc phiện, đạt thu nhập tương đương 650 triệu đô-la Mỹ ngày nay, trở thành tập đoàn buôn bán ma túy lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Ngược lại, trên chiến trường chính với quân Nhật, quân đội Quốc Dân Đảng đánh 38 trận đại chiến, hy sinh 3 triệu tướng sĩ, bao gồm hơn 200 tướng, quả là hiếm thấy trong lịch sử. Thế nhưng trong thời kỳ kháng chiến khó khăn, khi quân chủ lực Quốc Dân Đảng tiêu hao hơn một nửa, bị quân Nhật vây khốn tại địa khu Tây Nam, thì ĐCSTQ thấy thời cơ đã đến. Từ cuối năm 1939, ĐCSTQ bắt đầu phát động tấn công dồn dập bộ đội kháng Nhật mà Quốc Dân Đảng bố trí sau lưng địch, chiếm các địa bàn của Quốc Dân Đảng, lại còn viết: “đả kích phe ngoan cố Quốc Dân Đảng”. Tháng 2 năm 1940, trong bức điện báo gửi Liên Xô, Mao Trạch Đông đắc ý: Trong nội chiến, “thắng lợi thường ngả về chúng ta”; “tại Hà Bắc chúng ta tiêu diệt 6.000 người, tại Sơn Tây 10.000 người.” Để một mình khống chế khu vực Hoa Bắc, tháng 3 năm 1940, Bát Lộ quân của ĐCSTQ bất ngờ tập kích Quân đoàn 97, Tân Ngũ quân, v.v. của Quốc Dân Đảng tại vùng phụ cận Hoa Bắc, giết hại 3 quân đoàn với tổng cộng 60.000 đồng bào kháng Nhật (theo hồi ức «Thù trong» của nhà truyền giáo người Anh tại Trung Quốc). Mùa Đông năm 1940, cái gọi là “quyết chiến Hoàng Kiều” của Tân Tứ quân đã “tiêu diệt” 2 sư đoàn với 15.000 bộ đội kháng Nhật của Quốc Dân Đảng, giết hại 2 tướng Quốc Dân Đảng. Nội chiến mà ĐCSTQ phát động để tàn sát đồng bào kháng Nhật đều xảy ra trước “sự biến Hoản Nam”; tuy nhiên Quốc Dân Đảng vì đại cục kháng chiến nên đã không công khai hóa nội chiến mà chỉ biết nuốt nước mắt.

8 năm kháng chiến chống Nhật trong lịch sử Trung Quốc thực ra là 2 năm quan sát của ĐCSTQ và 6 năm nội chiến; nội chiến của ĐCSTQ đối với Quốc Dân Đảng đã sớm bắt đầu từ năm 1940.

Tháng 9 năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Mao Trạch Đông còn ngồi trên bàn đàm phán «Hiệp định đình chiến» trước khi ĐCSTQ nổ phát súng đầu tiên sau kháng chiến. Trong “chiến dịch Thượng Đảng”, ĐCSTQ tiêu diệt hơn 35.000 quân Quốc Dân Đảng; sau đó trong các chiến dịch Hàm Đan, Bình Tuy, Tân Phổ, ĐCSTQ lại tiêu diệt thêm hơn 100.000 quân Quốc Dân Đảng.

Tháng 1 năm 1946, dưới sự điều đình của Tướng Mỹ Marshall, «Hiệp định đình chiến» đã được ký kết, trong đó quy định quân Quốc Dân Đảng sẽ tiến về Đông Bắc để tiếp nhận chủ quyền. Thế nhưng ngay sau đó, ĐCSTQ trắng trợn tiến công quân đội Quốc Dân Đảng tại Đông Bắc nhân lúc Tướng Marshall về nước. Tháng 3 và tháng 4 năm 1946, ĐCSTQ chiếm lĩnh các thành thị lớn là Tứ Bình, Bản Khê, Trường Xuân, v.v. Khi ấy hai đội quân tinh nhuệ của Quốc Dân Đảng là Tân Nhất quân và Tân Lục quân đã tiến hành phản kích, hai bên chiến đấu kịch liệt tại Tứ Bình. Trung tuần tháng 5, ĐCSTQ chiến bại, bị bức bách phải lùi về Trường Xuân và Tứ Bình; quân đội Quốc Dân Đảng thừa thắng truy kích, đuổi quân chủ lực ĐCSTQ qua sông Tùng Hoa Giang. ĐCSTQ chịu chiến bại, bị quân Quốc Dân Đảng bức đến gần Cáp Nhĩ Tân. Chính lúc này, ngày 6 tháng 6 năm 1946, một mệnh lệnh ngừng bắn đã đến và cứu mạng ĐCSTQ tại Đông Bắc, đây chính là «Hiệp định đình chiến Đông Bắc»; bài thơ tiên tri chính là nói về tình huống lúc bấy giờ.

Hai câu đầu tiên “Sau cuộc xung đột, nhờ tài giảo biện của kẻ bị thương; Trong một thời gian ngắn, giấc ngủ nhẹ được trù tính” là tiên tri sau khi chiến bại tại Tứ Bình, ĐCSTQ muốn lợi dụng sự hòa giải quân sự của Mỹ để ngăn cản quân Quốc Dân Đảng tiếp tục truy kích, mượn thời cơ để “nghỉ ngơi”. Với hành động quân sự của ĐCSTQ, đàm phán và «Hiệp định đình chiến» đã trở thành mớ giấy lộn, thế nhưng sau khi thất bại, ĐCSTQ lại lập tức dùng “tài giảo biện” để lừa dối và lợi dụng người Mỹ. Từ kháng chiến chống Nhật cho đến chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ vẫn luôn bị giả tướng và “tài giảo biện” của ĐCSTQ đánh lừa. Khi ấy, người Mỹ đã ép Quốc Dân Đảng đình chiến tại Đông Bắc, đối với ĐCSTQ mà nói thì chính là “cứu vãn cách mạng, cứu nguy cho đảng”.

Hai câu thơ sau “Những kẻ vĩ đại không được phép điều động thêm; Các kẻ thù sẽ hồi phục đúng lúc” tiên tri sau mệnh lệnh đình chiến Đông Bắc, “những kẻ vĩ đại”—quân đội Quốc Dân Đảng “không được phép điều động thêm”, còn những kẻ cơ hội ĐCSTQ—”kẻ thù” của nhân dân có thời gian ổn định lại và “hồi phục đúng lúc”. Không chỉ có vậy, tại Đông Bắc, ĐCSTQ dựa dẫm vào Liên Xô, không ngừng nhận viện trợ của Liên Xô, lợi dụng thời cơ để thu nạp nhân viên và vũ khí của ngụy quân Nhật, thành lập các cấp chính quyền, bổ sung quân đội, thành lập dã chiến quân Đông Bắc, trở thành đội quân chủ lực đoạt chính quyền của ĐCSTQ.

“Dã chiến” Đông Bắc

Các Thế Kỷ IV, Khổ 48

Nguyên văn tiếng Pháp:

Plannure, Ausonne fertille, spacieuse,
Produira tahons si tant de sauterelles,
Clarté solaire viendra nubileuse,
Reger le tout, grand peste venir d’elles.

Tiếng Anh:

The fertile, spacious Ausonian plain
Will produce so many gadflies and locusts,
The solar brightness will become clouded,
All devoured, great plague to come from them.

Tiếng Việt:

Bình nguyên Ausonian phì nhiêu và rộng lớn
Sẽ sản sinh rất nhiều ruồi vàng và châu chấu,
Sự rực rỡ của ánh Mặt trời sẽ bị che đậy,
Ăn tươi nuốt sống tất cả, bệnh dịch lớn sẽ đến từ chúng.

Bài thơ này tiên tri về nội chiến Quốc-cộng lần thứ 2, tại bình nguyên Đông Bắc “phì nhiêu và rộng lớn”, sẽ sản sinh rất nhiều lính quân đội ĐCSTQ; trong nội chiến, họ tựa như “châu chấu” “ăn tươi nuốt sống tất cả”, khiến mảnh đất Trung Hoa Đại Địa chìm trong “bệnh dịch chủ nghĩa cộng sản”.

Câu thơ đầu tiên “Bình nguyên Ausonian phì nhiêu và rộng lớn” có từ “Ausonian” là tên gọi Hy Lạp cổ của một tiểu trấn (comune) miền Nam nước Ý, thuộc Lazio, thế nhưng đây lại không phải là “bình nguyên phì nhiêu và rộng lớn”; do đó “Ausonian” ám chỉ địa danh bên ngoài Châu Âu, kỳ thực là chỉ bình nguyên đất đen ở Đông Bắc Trung Quốc.

Câu thơ thứ hai “Sẽ sản sinh rất nhiều ruồi vàng và châu chấu” tiên tri ở bình nguyên Đông Bắc Trung Quốc sẽ sản sinh rất nhiều lính quân đội ĐCSTQ; trong «Các Thế Kỷ», chiến thuật biển người của quân đội ĐCSTQ được ví thành “châu chấu”. Sau đây tôi sẽ trình bày chiến thuật biển người của ĐCSTQ tà ác không thèm đếm xỉa đến tính mạng binh lính như thế nào. “Biển người” là chiến thuật người trước nối tiếp người sau ùn ùn kéo đến điểm tác chiến, rất giống với “họa châu chấu” (lính ĐCSTQ mặc quân phục vàng xanh như châu chấu); rất nhiều người từng tác chiến với ĐCSTQ đã trải qua cảm giác này. Trên thế giới không có quân đội nào như ĐCSTQ, đem binh sĩ biến thành cỗ máy chiến tranh vô tri vô giác, sẵn sàng hy sinh tất cả quân lính chỉ để giành chiến thắng. Tà linh ĐCSTQ hoàn toàn không trân quý sinh mạng binh lính; trong cuộc hành quân Trường Chinh, Mao Trạch Đông nằm trên cáng được binh sĩ khiêng “trèo lên núi tuyết, vượt qua thảo nguyên”; các binh sĩ khiêng cáng mệt nhoài, còn Mao Trạch Đông thản nhiên “ngâm thơ làm phú” trên cáng.

Tháng 8 năm 1940, Nhật Bản đầu hàng, để chiếm lĩnh Đông Bắc, ĐCSTQ phái 107.000 bộ đội và khoảng 20.000 cán bộ đảng và các nhân viên kỹ thuật của 100 trung đoàn nhập quan; suốt dọc đường, quân đội ĐCSTQ gần như không có chuẩn bị hậu cần nào, toàn là cướp lấy vật tư của nhân dân để dùng. Ngày 17 tháng 12 năm ấy, trong bức điện báo gửi Trung ương ĐCSTQ, tướng Hoàng Khắc Thành nói: Bộ đội dọc đường “đi đến đâu ăn đến đấy, ăn không nấu kịp, hệt như châu chấu, nhân dân oán thán khắp nơi”; và tận đến 2 năm sau “trong chiến dịch Thẩm Dương Liêu Ninh, bộ đội vẫn cứ đi đến đâu ăn đến đấy, đến nhà nào ăn nhà đấy, thậm chí có lúc không để lại gì”, tập tính “châu chấu” không hề thay đổi (theo «Tuyết trắng máu hồng» của Trương Chính Long). Đây chính là nguyên nhân quân đội ĐCSTQ được gọi là “châu chấu”.

Câu thơ thứ ba “Sự rực rỡ của ánh Mặt trời sẽ bị che đậy” tiên tri rằng quân đội ĐCSTQ dùng chiến thuật biển người với số lượng lớn và cuối cùng đánh bại quân Chính phủ Quốc Dân Đảng. “Sự rực rỡ của ánh Mặt trời” ở đây chỉ cờ “Thanh Thiên Bạch Nhật” của Quốc Dân Đảng, cũng là nói rằng: “châu chấu” ĐCSTQ nhiều tới mức “che đậy” cả “Mặt trời” Quốc Dân Đảng. Tháng 9 năm 1948, ĐCSTQ phát động chiến lược phản công, tiêu diệt quân đội của Quốc Dân Đảng tại Đông Bắc trong “chiến dịch Thẩm Dương Liêu Ninh” kéo dài 52 ngày, chiếm lĩnh toàn bộ Đông Bắc.

Sau đó, “châu chấu” ĐCSTQ từ vùng bình nguyên Đông Bắc ùn ùn kéo đến Bắc Bình, Thiên Tân, rồi bay khắp Trung Quốc, đúng như câu thơ thứ tư mô tả: “Ăn tươi nuốt sống tất cả, bệnh dịch lớn sẽ đến từ chúng”.

Chiến tranh dã man cuốn sạch toàn quốc

Các Thế Kỷ III, Khổ 82

Nguyên văn tiếng Pháp:

Freins, Antibol, villes autour de Nice,
Seront vastees fort, par mer & par terre,
Les sauterelles terre & mer vent propice,
Prins, morts, trossez, pillez sans loy de guerre.

Tiếng Anh:

Fréjus, Antibes, towns around Nice,
They will be thoroughly devastated by sea and by land:
The locusts by land and by sea the wind propitious,
Captured, dead, bound, pillaged without law of war.

Tiếng Việt:

Fréjus, Antibes, các thị trấn quanh Nice,
Chúng sẽ bị phá hủy hoàn toàn từ biển tới đất:
Đám châu chấu thuận theo cơn gió từ đất tới biển,
Bắt, giết, trói, cướp phá bất chấp luật chiến tranh.

Bài thơ này tiên tri về nội chiến Quốc-cộng lần thứ 2, “dã chiến quân” ĐCSTQ (tức quân đội chiến đấu dã man) tác chiến hung dữ trên toàn quốc, cuối cùng giành thắng lợi.

Hai câu thơ đầu tiên “Fréjus, Antibes, các thị trấn quanh Nice; Chúng sẽ bị phá hủy hoàn toàn từ biển tới đất” tiên tri quân đội ĐCSTQ phát động chiến tranh cuốn sạch toàn quốc, những địa danh trong câu thơ hàm chứa mấy tầng ý. “Nice” là một đô thị lớn ở miền Đông Nam nước Pháp; “Antibes” là một hải cảng lớn hơn ở gần đó, ở đây chỉ thành phố cảng Thiên Tân gần Bắc Kinh; “Fréjus” là một thành phố nhỏ cạnh biển ở Đông Nam nước Pháp, ở đây chỉ Thượng Hải. “Chúng sẽ bị phá hủy hoàn toàn từ biển tới đất” là tiên tri “chiến dịch Bình Tân” tại Thiên Tân và “chiến dịch Hoài Hải” tại Thượng Hải trong nội chiến Quốc-cộng lần 2. Cuối cùng, miền duyên hải Đông Nam Trung Quốc trở thành chiến trường tối hậu cho sự rút lui của Quốc Dân Đảng về Đài Loan; đánh đến đây, chiến tranh của ĐCSTQ đã cuốn sạch toàn quốc và gần như chiếm lĩnh hoàn toàn Đại Lục.

Câu thơ thứ ba “Đám châu chấu thuận theo cơn gió từ đất tới biển” tiên tri về “dã chiến quân” của ĐCSTQ, cũng chính là “đám châu chấu” này. Trên toàn quốc, ĐCSTQ phát động tiến công đối với quân đội của Chính phủ Quốc Dân “từ đất tới biển”, cuối cùng thắng lợi.

Câu thơ cuối cùng “Bắt, giết, trói, cướp phá bất chấp luật chiến tranh” tiên tri về sự dã man của quân đội ĐCSTQ. “Bất chấp luật chiến tranh” ở đây đã chỉ rõ rằng “châu chấu” trong «Các Thế Kỷ» không phải là châu chấu thật, mà là quân đội dã man “bất chấp luật chiến tranh”, tức “đám châu chấu” “dã chiến quân” của ĐCSTQ. Trong Phần 1 Chương này, khi phân tích Khóa 11 dự ngôn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng nói về ĐCSTQ, chúng ta đã biết rằng đặc điểm quân đội ĐCSTQ chính là chữ “dã” này, nghĩa là “dã chiến quân” chiến đấu dã man. “Bắt, giết, trói, cướp phá bất chấp luật chiến tranh” ở đây thuyết minh rằng ngoài “bắt” và “giết” ra, quân đội ĐCSTQ còn chuyên “trói” và “cướp phá”, không điều ác nào không làm. Sách lược “bất chấp luật chiến tranh” của quân đội ĐCSTQ còn bao gồm “chiến thuật biển người” bất chấp sinh mạng binh sĩ, “chiến thuật công đồn” bất chấp tính mạng tài sản nhân dân, v.v. Do đó, mỗi cuộc chiến tranh mà ĐCSTQ gây ra đều khiến tính mạng và tài sản của nhân dân Trung Quốc chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều một cuộc chiến tranh thông thường.

Xuất binh viện Triều Tiên, máu nhuộm đỏ nước khác

Các Thế Kỷ V, Khổ 85

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par les Sueues & lieux circonuoisins,
Seront en guerres pour cause des nuees,
Gamp marins locustes & cousins,
Du Leman fautes seront bien desnuees.

Tiếng Anh:

Through the Suevi and neighboring places,
They will be at war over the clouds:
Swarm of marine locusts and gnats,
The faults of Geneva will be laid quite bare.

Tiếng Việt:

Thông qua Suevi và các địa phương láng giềng,
Chúng sẽ trong trận chiến trên các đám mây:
Bầy châu chấu biển và đám muỗi nhỏ,
Sai lầm của Geneva sẽ được đặt khá lộ liễu.

Bài thơ này tiên tri trong giai đoạn đầu chiến tranh Triều Tiên, nằm ngoài dự đoán của quân Mỹ, ĐCSTQ xuất binh sang giúp Triều Tiên tác chiến và đánh quân Mỹ “không kịp trở tay”.

Câu thơ đầu tiên “Thông qua Suevi và các địa phương láng giềng” có chữ “Suevi” chỉ “Xô-viết”, ám chỉ Liên Xô; “các địa phương láng giềng” chỉ nước Triều Tiên láng giềng với Trung Quốc. Câu thơ này tiên tri dưới sự bang trợ của Liên Xô, quân đội ĐCSTQ triển khai chiến tranh tại nước Triều Tiên láng giềng; đây chính là cuối năm 1950, quân đội ĐCSTQ lấy danh nghĩa “quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc” để xuất binh sang Triều Tiên.

Câu thơ thứ hai “Chúng sẽ trong trận chiến trên các đám mây” tiên tri chuẩn xác phi thường địa điểm giao chiến giữa quân Mỹ và quân đội ĐCSTQ tiến vào Triều Tiên là “trên các đám mây”, tức “chiến dịch Vân Sơn”.

Ngày 1 tháng 11 năm 1950, trong tình huống quân Mỹ không hay biết gì, quân đội ĐCSTQ đem quân chủ lực 39 bao vây trung đoàn kỵ binh số 8 thuộc sư đoàn kỵ binh số 1 của quân Mỹ, triển khai “chiến dịch lần thứ 1” sau khi quân đội ĐCSTQ tiến vào Triều Tiên.

Câu thơ thứ ba “Bầy châu chấu biển và đám muỗi nhỏ” tiên tri trong chiến tranh Triều Tiên, quân đội ĐCSTQ tiếp tục dùng “chiến thuật biển người” “từ đất tới biển” để tiến công “quân Liên Hợp Quốc” do Mỹ đứng đầu; “châu chấu biển” ở đây chỉ “châu chấu do Trung Nam Hải phái tới”. Khi phân tích Các Thế Kỷ 10, Khổ 38 trong Phần 1 Chương I nói về cuộc thảm sát Thiên An Môn, chúng ta đã biết rằng “quân đội của biển” (The army of the sea) chính là chỉ “quân đội của Trung Nam Hải”. Do đó “châu chấu biển” ở đây hiển nhiên chỉ “châu chấu” của ĐCSTQ, còn “đám muỗi nhỏ” tất nhiên chỉ “quân đội nhân dân Triều Tiên”.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra; ngày 19 tháng 10, 4 quân đoàn của quân đội ĐCSTQ bí mật tiến vào Triều tham chiến; ngày 25 tháng 10, quân đội ĐCSTQ giao chiến cùng quân đội Nam Triều Tiên; từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 11, quân đội ĐCSTQ bao vây tiêu diệt trung đoàn kỵ binh số 8 thuộc sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ, đồng thời tăng viện cho binh đoàn kỵ binh số 5 rút lui.

Câu thơ thứ tư “Sai lầm của Geneva sẽ được đặt khá lộ liễu”, trong đó “Geneva” là nơi đóng hội sở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ “quân Liên Hợp Quốc” do Mỹ đứng đầu mà Hội đồng Bảo an phái xuất. Câu thơ này tiên tri trong chiến tranh Triều Tiên, “quân Liên Hợp Quốc” rõ ràng đã mắc “sai lầm” “khá lộ liễu”, chính là: hoàn toàn không dự đoán được hình huống ĐCSTQ xuất quân tuyên chiến với Liên Hợp Quốc, không thu thập được tin tình báo về việc ĐCSTQ vượt sông Lục Giang, bị đánh “trở tay không kịp”. Cho dù như vậy, sau “chiến dịch Vân Sơn”, tổng chỉ huy MacArthur của “quân Liên Hợp Quốc” vẫn khăng khăng rằng việc ĐCSTQ xuất quân chỉ mang tính tượng trưng; kết quả đến tháng 11 và 12 năm 1950, “quân Liên Hợp Quốc” gặp trận tấn công “chiến dịch lần thứ 2” của quân đội ĐCSTQ, buộc phải rút lui về phía Nam vĩ tuyến 38. Thực ra, “quân Liên Hợp Quốc” rõ ràng đã mắc “sai lầm” khi đánh giá thấp “tính tà ác” của quân đội ĐCSTQ. Trong Các Thế Kỷ III, Khổ 82 ở trên, chúng ta đã biết rằng quân đội ĐCSTQ là “đám châu chấu” “bất chấp luật chiến tranh”; “chiến tranh không tuyên chiến” đối với họ là thói quen thường ngày. Trên thực tế, Chính phủ Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn chưa hề thanh tỉnh trong khi nhận thức tính tà ác và lừa dối của ĐCSTQ; từ chiến tranh kháng Nhật, nội chiến Quốc-cộng, chiến tranh Triều Tiên, cho tới vấn đề nhân quyền hiện tại, họ đều bị ĐCSTQ lừa.

Kỳ thực trước nội chiến Triều Tiên, Mao Trạch Đông đã hứa hẹn với Kim Nhật Thành là sẽ xuất binh, vì sao phải xuất binh? (1) ĐCSTQ là chính quyền dựa vào khủng bố để duy trì, “đại địch trước mặt” là lý do tốt nhất để chế tạo khủng bố đỏ. Không có địch nhân, thì họ chế tạo một địch nhân để đáp ứng như cầu giết chóc; từ cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6 cho tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đều là ĐCSTQ chế tạo địch nhân để duy trì khủng bố. Chiến tranh Triều Tiên vừa nổ ra, ĐCSTQ lập tức có cớ để “tìm bắt đặc vụ, trấn áp phản cách mạng”; số người “bị xử bắn, bị đánh chết, bị bức tự sát” trong nước “ước chừng 3 triệu người”; “chỉ riêng Bắc Kinh đã có 30 nghìn đợt đại hội xử bắn với khoảng 3 triệu 400 nghìn lượt người tham dự”; “tại trung tâm thành phố Bắc Kinh có một đợt đại hội công thẩm 200 người, sau đó họ bị xử bắn giữa đám đông, óc phọt cả vào người xem bên cạnh”; khủng bố đỏ trên toàn quốc hình thành. (2) Chiến tranh Triều Tiên nổ ra là cơ hội để ĐCSTQ nhận thêm viện trợ từ Liên Xô, từ hải quân tới không quân, cho tới các loại xí nghiệp công trình quân sự, lại còn có thể đặt trọng điểm kinh tế vào công nghiệp quân sự. Có được công nghiệp quân sự và quân đội hiện đại rồi thì sự thống trị của ĐCSTQ càng thêm vững chắc, còn nhân dân Trung Quốc phải trả giá như thế nào, đời sống nhân dân cải thiện ra sao thì ĐCSTQ không thèm quan tâm. (3) Có thể giải quyết 2 vấn đề lớn của chính quyền ĐCSTQ mới kiến lập: Thứ nhất là “tù binh” quá nhiều, trong nội chiến Quốc-cộng, “bộ đội khỏi nghĩa” Quốc Dân Đảng, “chiến sĩ giải phóng” của quân đội ĐCSTQ quá nhiều, không xử lý được, thì đưa ra tiền tuyến trong chiến tranh Triều Tiên là thích hợp nhất, “quân tình nguyện” ra đời từ đó. Thứ hai là vấn đề “xử lý công thần”, dã chiến quân số 4 của Lâm Bưu từng được coi là “binh hùng tướng mạnh”, nay ĐCSTQ đưa lên tiền tuyến ở chiến trường Triều Tiên nhưng Lâm Bưu không được chỉ huy; ĐCSTQ cố ý để Bành Đức Hoài chưa từng chỉ huy “ba chiến dịch lớn” trong “chiến tranh giải phóng” ra chỉ huy, còn Lâm Bưu về nhà “dưỡng bệnh”; kết quả “binh hùng tướng mạnh” trên chiến trường Triều Tiên “tiêu hao” không ít, khi kết thúc chiến tranh số binh sĩ Trung Quốc thương vong khoảng 1 triệu, máu người Trung Quốc nhuộm đỏ mảnh đất Triều Tiên.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/3/19/51758.html



Ngày đăng: 07-06-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.