Nhân quả báo ứng: Cái chết của Lưu Tổng



Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Hồng Mai, một văn nhân thời Nam Tống, đã ghi lại một biến cố trong gia đình mình trong cuốn sách Dịch Kiến chí. Nhạc mẫu của Hồng Mai có một người anh trai tên thường gọi là Lưu Tổng, tự Tử Văn. Lưu Tổng từng làm Sĩ tào ở huyện Quỳ Châu, “Sĩ tào” gọi đầy đủ là “Sĩ tào tham quân”, là một chức quan tư pháp của địa phương thời đó. Quỳ Châu nay là huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh, Trung Quốc, nhưng về mặt địa lý, nó hẳn là thành cổ Phụng Tiết, hiện nay phần lớn đã chìm dưới nước ở vùng hồ chứa thuỷ điện Tam Hiệp.

Khi còn ở Quỳ Châu, Lưu Tổng từng thụ lý một vụ án, do quy định của pháp luật thời xưa thường không chặt chẽ và toàn diện nên án phạm có thể bị làm nhẹ đi hoặc tăng lên, có thể được tha và cũng có thể tử hình. Vụ án đó Thái thú cứ nhất định tuyên án tử hình. Lưu Tổng với tư cách là một quan thụ án, biết ý đồ của quan trên, do không muốn đắc tội nên không điều tra chứng cứ mà cứ tuân theo, kết án tử hình.

Vào năm Thiệu Hưng thứ nhất Tống Cao Tông (năm 1131), Lưu Tổng được thăng làm quan Tri huyện của huyện Lâm Giang (nay là huyện Trung, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc), và sống ở huyện Điếm Giang sau khi hết nhiệm kỳ. Tại Điếm Giang, ông ngã bệnh mà chết, trước khi chết dường như ông đã nhìn thấy một số cảnh tượng, nhiều lần tự nói chuyện một mình, tựa hồ đang muốn giải thích cho người khác điều gì đó, mọi người nghe kỹ lại, thì ra là ông ấy nói: “Khi đó tại sao tôi không muốn tranh biện với Thái thú về vụ án của anh, vì ông ấy đã chủ định phải tử hình anh rồi. Tôi không thể thay đổi quyết định của ông ấy. Anh biết điều đó rồi tại sao cứ đến đòi mạng tôi?” Mọi người rất băn khoăn không hiểu tại sao, sau khi em trai của ông Lưu kể lại sự việc, mọi người mới biết sự việc này là do nhân quả báo ứng.

Do đó, người đời sau cảm thán mà rằng: Điều mà ông Lưu thấy quả đúng như những điều trong Phật giáo giảng, con người trước khi chết thường nhìn thấy chủ nợ đến đòi nợ, đòi mạng. Những vị quan xử án nắm pháp luật trong tay, có quyền quyết định sinh tử, nhất định phải nghiêm túc, thận trọng, xem xét kết hợp chứng cứ cụ thể, tình lý và quy định pháp luật để đưa ra phán quyết công minh, nếu như không hỏi rõ đúng sai, rập khuôn quy định pháp luật một cách máy móc thì có thể sẽ phạm tội nghiệp, khi ác báo đến thì đã muộn rồi.

Nói đến đây, tôi lại nghĩ đến chuyện gia đình mình. Ông của tôi đã từng bị ĐCSTQ lừa gia nhập đội hồng quân, sau đó lại tham gia vào cái gọi là cải cách ruộng đất và các cuộc vận động khác. Vào những năm cuối đời, ông thường tự nói chuyện với chính mình, như thể đang cố tranh luận với người khác: “Đó là chính sách của đảng giết anh chứ không phải tôi”. Con cháu hỏi cụ thể ông đã nhìn thấy gì thì ông không nói, có lẽ vì đang trong thời kỳ cách mạng văn hóa, nếu tiết lộ ra ngoài có thể sẽ bị gán cho cái mác “tuyên truyền mê tín dị đoan” và bị chỉ trích. Chẳng bao lâu sau, ông nội của tôi qua đời.

Thực ra, quy luật nhân quả luôn tồn tại từ bao đời nay và rất công bằng. Suy cho cùng, việc ác đều là do những cá nhân cụ thể thực hiện, những kẻ tham gia dù có viện cớ gì, dù đó là quyết định của cán bộ hay chủ trương của đảng, họ cũng không thể thoát khỏi phần tội mà mình phải gánh chịu. Mỗi người tham gia vào chuỗi mắt xích gây tội ác đều không thể thoát khỏi sự trừng phạt của luật nhân quả, ác giả ác báo.

Phân tích kỹ thêm một chút, với tư cách là nhân viên thực thi pháp luật, nhiệm vụ tối cao và sứ mệnh cuối cùng của họ là duy trì sự công bằng và chính nghĩa của pháp luật, chứ không phải là phục tùng ý muốn hay cái gọi là chính sách của đảng để bức hại người khác. Hiện nay ĐCSTQ liên tục bức hại các học viên Pháp Luân Công, mà Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật gia, nói đúng ra là Phật Pháp. ĐCSTQ đã phạm phải tội ác khủng khiếp đó là bức hại Phật Pháp và các đệ tử Phật Pháp, tương lai nhất định sẽ bị trừng phạt và tiêu diệt. Còn những kẻ không biết phân biệt rõ tốt xấu thiện ác, nhất mực thực thi chính sách bức hại mù quáng, rất nhiều trường hợp đã gặp phải báo ứng ở các mức độ khác nhau. Bức hại Pháp Luân Công là tội ác, là tạo nghiệp, đó là vi phạm các điều khoản hiến pháp về “tự do tín ngưỡng”, cố ý vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, bất cứ ai căn bản cũng không nên làm.

Nguồn: Dịch Kiến chí, Lạc Sơn Lục quyển 7

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/283629



Ngày đăng: 08-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.