Nhân quả báo ứng: Hoàng đế thất kinh thấy vong linh hiện hình



[ChanhKien.org]

Vào năm Kiến Vũ thứ hai thời Đông Hán (năm 26), Tiên Vu Ký ở Tây Hà nhậm chức Thái thú Thanh Hà. Sau khi nhậm chức, ông liền xây dựng nơi làm việc của quan viên, nhưng chưa hoàn thành thì đã qua đời. Thái thú kế vị tên là Triệu Cao báo cáo với cấp trên rằng chi phí công trình xây dựng do Tiên Vu Ký thực hiện là hai trăm vạn bạc, nhưng Vương quan Hoàng Bỉnh và công tào Lưu Đích lại nói Tiên Vu Ký tổng cộng tiêu hết bốn trăm vạn bạc, sổ sách đối chiếu không khớp. Theo luật pháp thời bấy giờ, làm thâm hụt tài chính của quan phủ thì người nhà của Tiên Vu Ký phải gánh chịu, ruộng đất và tài sản của gia đình ông bị tịch thu, vợ con ông bị bắt làm nô lệ trả nợ. ​ Một ngày nọ, Tiên Vu Ký đã chết đột nhiên hiện hình giữa ban ngày, bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy. Vong linh ông dẫn theo tùy tùng âm phủ tiến vào phủ Thái thú. Ông cùng Hoàng Bỉnh và những người khác kiểm tra chi phí công trình, cuối cùng phát hiện ra Hoàng Bỉnh và Lưu Đích đã báo cáo sai sự thật, chính họ đã biển thủ kinh phí công trình rồi đẩy trách nhiệm cho người đã khuất. Vong linh của Tiên Vu Ký liền cầm giấy bút tự viết một bản tấu chương khiếu nại lên triều đình, trong đó viết: Con người có phẩm chất cao thì thường coi trọng tiểu tiết, còn kẻ phàm tục mới thấy rẻ thì tham, việc làm dù có bí mật đến đâu cũng sẽ bị quỷ thần nhìn thấy hết. Chung quy, họ là những kẻ xấu xa hẹp hòi, đạo đức thấp kém, tham tiền vong nghĩa, lừa dối thế nhân để cầu hiển vinh, mới làm ra những hành vi tham ô và trộm cắp bỉ ổi như vậy, thực sự là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của hoàng đế và khiến mọi người cười nhạo vì họ không xứng đáng đảm đương chức vị đó. Hoàng Bỉnh và Lưu Đích vô cớ vu tội cho tôi tham ô nhiều tiền đến vậy nên giờ tôi dù có làm ma cũng phải biện bạch. Vì vậy, từ nghìn dặm tôi gửi bản tấu chương này cho hoàng đế, nhờ Triệu Cao giúp tôi tấu lên. ​ Viết tấu chương xong, ông lên xe đi về hướng Tây Bắc hơn 30 dặm rồi bất ngờ biến mất. Còn Hoàng Bỉnh và những tên tội phạm tham nhũng khác quỳ xuống đất rồi chết. Triệu Cao dâng bản tấu chương của Tiên Vu Ký và sự việc đã qua lên hoàng đế. Khi biết chuyện, hoàng đế Quang Vũ Lưu Tú đã ban hành một sắc lệnh minh oan để khôi phục danh tiếng cho oan tình của Tiên Vu Ký, trả lại trang viên và ruộng đất đã bị tịch thu, thả vợ con ông, lại còn bổ nhiệm hậu nhân của Tiên Vu Ký làm quan thay thế, bù đắp cho những bất bình và nỗi đau mà ông đã phải chịu, hy vọng xoa dịu vong linh của Tiên Vu Ký.

Sự việc này đã kinh động đến hoàng đế, mà thời xưa lừa gạt quân vương là tội chết, hơn nữa thái thú Triệu Cao sau khi nhậm chức ở Thanh Hà cũng không cần phải ngụy tạo ra một câu chuyện thần kỳ về việc sửa án oan sai của người tiền nhiệm. Cho nên có thể nói, việc vong hồn Tiên Vu Ký hiện hình để đối chiếu sự việc là hoàn toàn chân thực. Như vậy con người chết rồi chắc chắn không phải là hết, chỉ là nguyên thần của con người đi đến không gian khác mà thôi. Thuyết vô thần hoàn toàn bị phá sản trước những sự kiện có thật không thể phủ nhận như vậy. Vậy hãy nghĩ một chút, Tiên Vu Ký sau khi chết có thể hiện hình đến dương gian tìm người đối chiếu, thế thì người sau khi chết xuống âm phủ có phải cũng có sinh mệnh sẽ tính sổ với bạn, từ cổ trong dân gian đã lưu truyền có Diêm vương, phán quan phán xét người chết, kỳ thực đúng là như vậy. Ngày nay những tên tham quan kia đừng tưởng một giây phát tài, thực ra chờ đợi họ đều là kết cục rất thê thảm. Mà ĐCSTQ thống trị ở Trung Quốc đại lục mấy chục năm qua lại càng nợ nhiều hơn, khi Thần linh phán xét ĐCSTQ thì mọi thành viên của tổ chức ĐCSTQ sẽ bị liên lụy và chịu quả báo.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/243944



Ngày đăng: 19-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.