Danh ngôn cuộc sống: “Gia đình tích thiện thừa niềm vui, gia đình tích ác hoạ tất đến”
Tác giả: Quán Minh
[ChanhKien.org]
Nhắc đến mối quan hệ nhân quả thiện ác hữu báo, rất nhiều người sẽ lập tức nghĩ rằng đó là lý luận từ Phật giáo. Tuy vậy, câu nói chỉ về mối quan hệ nhân quả là “Tích thiện chi gia khánh hữu dư, tích ác chi gia hoạ tất chí” (Gia đình tích điều thiện thì niềm vui có thừa, gia đình tích điều ác thì sẽ gặp tai họa) lại không bắt nguồn từ Phật giáo, mà nó nguyên là hai câu danh ngôn trong “Kinh Dịch” (một cuốn sách cổ của Trung Quốc), nguyên văn là: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”. Ý nghĩa là một dòng họ mà làm việc thiện sẽ có thể bảo hộ và chở che cho con cháu, ngược lại, một dòng họ mà làm nhiều việc ác thì tất sẽ dẫn đến tai hoạ cho cả con cháu đời sau. Từ đó có thể thấy, dân tộc Trung Hoa từ thuở xa xưa đã tiếp thu những tư tưởng về nhân quả báo ứng này. Phần lớn người Trung Quốc thời xưa đều có niềm tin vào thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Những thiên tai, nhân họa xảy ra trong cuộc sống hiện thực là những cảnh báo quan trọng đối với hành vi của con người. Nó không chỉ thể hiện qua nghiệp báo ngay trong đời này, mà còn có mối quan hệ nhân quả nhất định với những việc xấu mà tổ tiên đã gây ra.
Từ xưa tới nay, những ví dụ có thật về thiện ác hữu báo trong hiện thực cuộc sống là nhiều không kể xiết. Bởi vì thiện ác hữu báo chính là Thiên lý. Vì vậy, từ những bậc hoàng đế, tể tướng, cho đến bàn dân trăm họ, chưa từng có ai làm điều xấu mà cuối cùng không gặp phải báo ứng. Ví dụ như vào triều đại nhà Tống (960-1279) ở Trung Quốc có đại gian thần Tần Cối, mặc dù ông ta đã từng có thời nắm giữ nhiều quyền thế hiển hách, một tay che cả bầu trời, nhưng bởi vì ông ta làm nhiều điều ác, hãm hại những người trung lương, lạm sát người tốt, bởi vậy trước khi chết, ông ta đã phải chịu quả báo nhãn tiền, trên lưng ông đã mọc các cục ung nhọt và khiến ông ta chết trong sự đau đớn. Sau khi ông ta chết, người đời đã đúc tượng sắt ông ta đặt quỳ trước ngôi mộ của Nhạc Phi, để ông ta bị người đời chửi rủa nghìn năm. Đó là minh chứng cho việc làm điều ác phải chịu báo ứng. Việc làm tà ác của Tần Cối còn làm tổn hại đến con cháu đời sau, đến nỗi đời sau, rất nhiều người cảm thấy mang họ Tần là một điều ô nhục.
Tác giả bài viết này hồi nhỏ đã từng nghe kể rằng trong thôn của mình có một tên hung đồ. Vì để thoả mãn lợi ích cá nhân nên đã giết chết người hàng xóm; thân quyến của nạn nhân tuy không tới để trả thù hắn; nhưng bản thân hắn ta ngoài việc bị giam ở trong tù ra, thì một trong hai người con trai của hắn không biết tại sao lại bị rớt xuống giếng và chết chìm trong đó. Người con trai còn lại lớn lên đột nhiên mắc phải bệnh tâm thần, cuối cùng đã nhảy lầu tự sát.
Kể đến một vài ví dụ có thực đã xảy ra vài năm gần đây thì tại thôn Quan Lập, khu vực Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc. Có một thầy giáo dạy vẽ tại trường trung học mỹ thuật 68 tên là Trương Đồng Hưng, đã tổ chức cho học sinh ký tên để phỉ báng Pháp Luân Công, hơn nữa ông ta còn vẽ những bức tranh châm biếm nhằm đả kích và chửi rủa Pháp Luân Công. Kết quả là vào ngày 11 tháng 8 năm 2003, trong khi Trương Đồng Hưng đang câu cá thì một trận bão đột ngột kéo đến, ông ta đã bị sét đánh trúng và chết ngay tại chỗ. Sau khi bị sét đánh thì thân thể của Trương Đồng Hưng bị chảy máu ở phần gáy, tóc bị cháy xém, mũ và chỗ quần áo trước ngực bị sét đánh ra những lỗ thủng to bằng cái bát, phần vải xung quanh đó cũng đều bị cháy. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, đời người chỉ vài chục năm ngắn ngủi, chúng ta gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy. Vô luận là ai trên đời này đã làm những việc xấu thương thiên hại lý gì, thì ngoài việc bản thân họ phải hoàn trả nợ gây ra, con cháu đời sau có lẽ vì vậy mà cũng sẽ gặp tai hoạ.
Những ví dụ thực tế về thiện ác hữu báo là nhiều không đếm xuể. Theo sử sách có ghi chép rằng, vào thời cổ đại, ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc có một người tên là Dương Vinh, làm chức vị Thiếu Sư (một chức quan, là thầy dạy cho thái tử). Tổ tiên của ông làm nghề chèo thuyền đưa người dân qua sông, mỗi khi xuất hiện mưa lũ tới tàn phá nhà cửa người dân thì cả người lẫn súc vật và của cải đều bị cuốn đi theo dòng nước lũ. Những chiếc thuyền khác thì luôn tranh giành vét tìm của cải, hàng hóa, duy chỉ có tổ tiên của Dương Vinh là đặt việc cứu người làm trọng. Của cải, tài vật một chút cũng đều không lấy. Người dân trong thôn thấy vậy đều cười và cho rằng ông thật ngốc nghếch. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương dần dần trở nên giàu có. Một ngày nọ, một vị Thần tiên hoá thành một Đạo sĩ đến nhà và nói với cha của Dương Vinh rằng: “Tổ tiên của ngươi đã tích rất nhiều âm đức, vậy nên con cháu đời sau nhất định sẽ được thừa hưởng vinh hoa phú quý”. Vị Đạo sĩ còn nói cho cha ông nơi thích hợp để có thể xây mộ tổ tiên. Vì vậy cha của Dương Vinh nghe theo lời của Đạo sĩ đã mai táng cha và ông nội của ông ở đó. Sau khi Dương Vinh sinh ra và lớn lên, thì 20 tuổi đã đỗ trạng nguyên, sau này ông làm tới chức tam công (ba chức quan cao nhất thời phong kiến). Hơn nữa, hoàng đế còn ban cho ông cố, ông nội và cha của ông ấy một chức quan ngang với chức Thiếu Sư. Con cháu đời sau của ông không những thịnh vượng bất suy mà còn sinh xuất ra rất nhiều kẻ sĩ có tài đức, có đức.
Thần mục như điện, sơ nhi bất lậu (nghĩa là: mắt của Thần như điện, tuy không dõi theo quá sát sao nhưng khó thoát). Sự chân thành và lương thiện của con người cuối cùng sẽ được hưởng phúc báo. Ngược lại, những người làm điều xấu ác cuối cùng sẽ không cách nào thoát khỏi sự trừng phạt của ông Trời.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/3/31/43059.html
Ngày đăng: 21-08-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.