Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (60)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

束帶矜莊,徘徊瞻眺。

孤陋寡聞,愚蒙等誚。

謂語助者,焉哉乎也。

Bính âm:

束(shù) 帶(dài) 矜(jīn) 莊(zhuāng),

徘(pái) 徊(huái) 瞻(zhān) 眺(tiào)。

孤(gū) 陋(lòu) 寡(guǎ) 聞(wén),

愚(yú) 蒙(méng) 等(děng) 誚(qiào)。

謂(wèi) 語(yǔ) 助(zhù) 者(zhě),

焉(yān) 哉(zāi) 乎(hū) 也(yě)。

Chú âm:

束(ㄕㄨˋ)帶(ㄉㄞˋ)矜(ㄐㄧㄣ)莊(ㄓㄨㄤ),

徘(ㄆㄞˊ)徊(ㄏㄨㄞˊ)瞻(ㄓㄢ)眺(ㄊㄧㄠˋ)。

孤(ㄍㄨ)陋(ㄌㄡˋ)寡(ㄍㄨㄚˇ)聞(ㄨㄣˊ),

愚(ㄩˊ)蒙(ㄇㄥˊ)等(ㄉㄥˇ)誚(ㄑㄧㄠˋ)。

謂(ㄨㄟˋ)語(ㄩˇ)助(ㄓㄨˋ)者(ㄓㄜˇ),

焉(ㄧㄢ)哉(ㄗㄞ)乎(ㄏㄨ)也(ㄧㄝˇ)。

Âm Hán Việt:

Thúc đới quan trang,

Bồi hồi chiêm diểu.

Cô lậu quả văn,

Ngu mông đẳng tiếu.

Vị ngữ trợ giả,

Yên tai hồ dã.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Quan (矜): cẩn thận.

Trang (莊): nghiêm túc.

Tiếu (誚): chế nhạo.

Vị (謂): gọi là.

2. Nghĩa của từ:

Thúc đới (束帶): chỉnh đốn trang phục.

Quan trang (矜莊): thái độ cần cẩn thận trang trọng.

Bồi hồi (徘徊): dáng vẻ đi tới đi lui, ví với việc lưu luyến không nỡ rời đi.

Chiêm diểu (瞻眺): phóng tầm mắt ra xa về phía trước.

Cô lậu quả văn (孤陋寡聞): ví với một người có học thức nông cạn.

Ngu mông (愚蒙): ngu muội vô tri.

Ngữ trợ (語助): trợ từ ngữ khí, dùng để bổ trợ câu văn, truyền đạt ngữ khí.

Lời dịch tham khảo

Khi các quan đại thần phải thượng triều tấn kiến nhà vua, thì y phục phải long trọng chỉn chu, và thái độ cần trang trọng cẩn thận. Khi thoái triều, thì phải lưu luyến không nỡ rời đi, liên tục ngoảnh đầu nhìn lại, để thể hiện sự ngưỡng mộ đối với sự uy nghi của vua.

Kẻ hèn có học thức nông cạn, hiểu biết nghèo nàn, đến kẻ ngu muội xem cuốn “Thiên tự văn” này rồi cũng sẽ chỉ trích, chế nhạo tôi, huống chi là các vị đây chứ?

Những trợ từ thường được nói đến cũng chính là những từ giúp tăng ngữ khí trong câu, có Yên (焉), Tai (哉), Hồ (乎), Dã (也) thông thường được đặt ở cuối câu, chủ yếu dùng để gia tăng ngữ khí, mà không có ý nghĩa thực sự nào cả.

Câu chuyện văn tự

Trang (莊): Thạch văn viết là “” khá giống với cách viết trong Tiểu triện “”, đều là do bộ Thảo (艹) và chữ Tráng (壯) ghép thành, nghĩa gốc là đám cỏ tươi tốt. Chữ Tráng (壯) có ý nghĩa là to lớn, vậy nên Trang (莊) chính là chỉ nơi có thảm cỏ xanh.

Cô (孤): trong Tiểu triện viết là “”, Lệ thư viết là “”, đều là do bộ Tử (子) và Qua (瓜) ghép thành, Qua (瓜) là loài dây leo, tuy có nhiều quả nhưng lại đều nằm đơn lẻ dưới kẽ lá, vậy nên kéo theo một nghĩa nữa là cô đơn. Cô (孤) có nghĩa gốc là chỉ đứa trẻ từ nhỏ đã không còn cha, đứa trẻ không có cha thường khóc hu hu, vậy nên chữ Cô (孤) có Qua (瓜) biểu âm.

Văn (聞): Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dáng chữ trông giống như một người đang kéo dài tai nín thở lắng nghe vậy, cách viết thứ nhất trong Kim văn “” khá giống cách viết trong Giáp cốt văn. Nhưng cách viết thứ hai trong Kim văn là “” lại khá giống cách viết trong Tiểu triện “”, đã có thể nhìn rõ ra là do bộ Môn (門) và Nhĩ (耳) ghép thành, nghĩa gốc của nó là nghe và nhận biết âm thanh, mà bộ Môn (門) trong chữ Văn (聞) đại biểu cho lối ra vào, ý nghĩa là âm thanh phải đi vào huyệt nhĩ môn sau đó mới có thể phân biệt được âm thanh.

Suy ngẫm và thảo luận

Chu Tử kính thận uy nghi

Chu Hi, tự là Phù Hối, hiệu là Hối Am, ông là một học giả và nhà giáo dục nổi tiếng thời Nam Tống, hậu nhân gọi ông là “Chu Tử”.

Chu Hi là người lễ độ thận trọng, ngay cả trong cuộc sống thường ngày, ông cũng hết sức chú trọng đến tướng mạo cử chỉ và sự uy nghi của mình. Ông thường khi ở nhà, lúc trời còn chưa sáng đã thức dậy, mặc y phục giày nón xong, thì đến kính bái trước thần vị của tiên thánh và gia đình, sau đó lại trở về thư phòng của mình. Chiếc bàn làm việc trong thư phòng của ông luôn được đặt ngay ngắn, thư sách và đồ dùng cũng được bày xếp gọn gàng ngăn nắp.

Quan sát tướng mạo cử chỉ hàng ngày của Chu Hi, thì không hề có chuyện không đúng lễ nghi. Biểu hiện đối với sự uy nghi và tướng mạo cử chỉ của ông, là cả cuộc đời chưa có khi nào buông lơi cả, luôn lấy thái độ “kính thận” yêu cầu bản thân.

“Kính thận” là ý nói phải cung kính cẩn thận; uy nghi là chỉ dáng vẻ cử chỉ trang trọng. Nhằm để quy phạm hành vi cử chỉ của mỗi người, trong những kinh điển truyền thống có cách nói “Lễ nghi tam bách, uy nghi tam thiên” (tức là lễ nghi có ba trăm, uy nghi có ba ngàn). Một người từ thuở thơ ấu đã phải bắt đầu học những quy phạm lễ nghi cần tuân thủ, từ “trạm lập tọa ngọa” (đứng ngồi nằm) đến những việc chi tiết trong cuộc sống hàng ngày đều có những yêu cầu vô cùng rõ ràng minh xác.

Do vậy một người ngoài việc không ngừng gia tăng phẩm giá đức hạnh của bản thân, bề ngoài còn phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, khiến ngôn hành và cử chỉ, tướng mạo của bản thân phù hợp với lễ tiết cũng là hết sức quan trọng, như thế mới có thể được người khác tôn trọng, đồng thời cũng là một loại thể hiện của tu dưỡng nữa đó.

(1) Khi thấy ngôn hành cử chỉ của một người phù hợp với lễ tiết, hành vi biểu hiện ra sự cung kính cẩn thận, thì bạn sẽ nhìn nhận thế nào về người ấy?

(2) Đối với hành vi trong cuộc sống hàng ngày của bản thân, cần có yêu cầu thế nào mới được xem là biểu hiện của “cung kính cẩn thận”? Hãy đưa ra ví dụ xem nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44973



Ngày đăng: 29-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.