Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (53)
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
紈扇圓潔,銀燭煒煌。
晝眠夕寐,藍筍象床。
Bính âm:
紈(wán) 扇(shàn) 圓(yuán) 潔(jié) ,
銀(yín) 燭(zhú) 煒(wěi) 煌(huáng) 。
晝(zhòu) 眠(mián) 夕(xì) 寐(mèi) ,
藍(lán) 筍(sǔn) 象(xiàng) 床(chuáng)。
Chú âm:
紈﹙ㄨㄢˊ﹚扇﹙ㄕㄢˋ﹚圓﹙ㄩㄢˊ﹚潔﹙ㄐㄧㄝˊ﹚,
銀﹙ㄧㄣˊ﹚燭﹙ㄓㄨˊ﹚煒﹙ㄨㄟˇ﹚煌﹙ㄏㄨㄤˊ﹚。
晝﹙ㄓㄡˋ﹚眠﹙ㄇㄧㄢˊ﹚夕﹙ㄒㄧˋ﹚寐﹙ㄇㄟˋ﹚,
藍﹙ㄌㄢˊ﹚筍﹙ㄙㄨㄣˇ﹚象﹙ㄒㄧㄤˋ﹚床﹙ㄔㄨㄤˊ﹚。
Âm Hán Việt:
Hoàn phiến viên khiết,
Ngân chúc vĩ hoàng.
Trú miên tịch mị,
Lam duẩn tượng sàng.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Hoàn (紈): lụa nõn màu trắng.
Ngân (銀): là một loại kim loại quý màu trắng bạc, vì nó có sắc trắng nên các văn nhân thường gắn nó với các sự vật có sắc trắng như dải Ngân hà, tóc bạc, ánh sáng bạc, màn ảnh bạc…
Vĩ (煒): sáng chói.
Hoàng (煌): sáng rực.
Trú (晝): ban ngày.
Miên (眠): nghỉ ngơi trên giường, tục gọi là ngủ.
Mị (寐): giống như chữ miên “眠”, lúc đi ngủ mà chưa ngủ được thì gọi là mị.
Lam (藍): là một loại cỏ có thể nhuộm thành màu xanh, nhuộm một lần thành màu lam, nhuộm lần nữa thì thành màu xanh.
Duẩn (筍): vốn là chỉ phần măng tre trồi lên khỏi mặt đất, tròn trịa trắng nõn có thể ăn được. Ở đây là chỉ chiếc chiếu trúc làm bằng vỏ tre màu xanh.
Nghĩa của từ:
Hoàn phiến viên khiết (紈扇圓潔): dùng lụa nõn màu trắng làm thành cây quạt, vừa tròn trịa lại tinh khiết.
Ngân chúc (銀燭): ánh đèn (cầy) màu trắng bạc.
Vĩ hoàng (煒煌): chói sáng rực rỡ.
Trú miên (晝眠): ngủ ngày.
Tịch mị (夕寐): ban đêm đi ngủ.
Lam duẩn (藍筍): chiếc chiếu đan bằng vỏ tre non màu xanh.
Tượng sàng (象床): nghĩa gốc là chỉ cái giường làm bằng ngà voi, nhưng sau này đa phần là miêu tả sự tinh xảo sang trọng của giường ngủ, nhưng không nhất định là làm bằng ngà voi thật.
Lời dịch tham khảo
Dùng lụa nõn màu trắng làm thành cây quạt, vừa tròn trịa lại tinh khiết. Ánh đèn (cầy) màu trắng bạc, chiếu sáng cả căn phòng. Ban ngày thì nằm ngủ trưa trên chiếc chiếu đan bằng vỏ tre màu xanh, ban đêm thì ngủ trên chiếc giường bằng ngà voi.
Câu chuyện văn tự
Hoàn (紈): là một chữ hình thanh hội ý, trong Tiểu triện được viết là “ ”, có bộ Mịch (糹) biểu nghĩa và chữ Hoàn (丸) biểu âm. Mịch (糹) là sợi tơ còn Hoàn (丸) là chỉ trứng chim, vì sao lại dùng trứng chim để thể hiện và tạo ra chữ này chứ? Mọi người biết đó, trứng chim có phải đều rất trắng phải không nào, hơn nữa còn vô cùng mịn màng, trơn nhẵn. Dùng sự mịn màng, trơn nhẵn, trắng tinh khiết để miêu tả sợi tơ, có phải là rất sáng tạo không nào? Điều này đã cho chúng ta thấy được trí tuệ của người xưa rồi đó.
Vì Hoàn (紈) là sợi tơ màu trắng, cho nên dần dần đã trở thành chất liệu làm phục sức dành cho con em quý tộc, nên người ta cũng dùng cụm từ “hoàn khố tử đệ” để miêu tả con em những gia đình giàu có chỉ biết ăn chơi lêu lổng, không biết tiến thủ. Làm cho chữ Hoàn (紈) này phải chịu tủi nhục rồi.
Duẩn (筍): cũng là một chữ hình thanh hội ý, trong Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”, chữ Duẩn (筍) có bộ Trúc (竹) biểu nghĩa và chữ Tuần (旬) biểu âm, nghĩa gốc của nó là “măng”, tức là tre mới mọc. Vậy nên Trúc (竹) biểu nghĩa, thế thì tại sao lại thêm chữ Tuần (旬) nào? Bởi vì người xưa thấy rằng cây tre từ phần gốc mọc mầm đến lúc trồi lên khỏi mặt đất mất chừng 10 ngày, lúc này hình dáng của nó trên nhọn dưới mập tròn, béo nõn ăn được, mà 10 ngày là một Tuần, do vậy người xưa đã tạo ra một chữ như thế này, gọi tre non (măng) trong thời kỳ này là Duẩn (筍) . Nếu quá thời kỳ thu hái, cây măng sẽ trở nên cứng và cao, sẽ không thể ăn được nữa, nên phải đợi cây trưởng thành sẽ dùng vào mục đích khác, như làm đồ nội thất, làm giấy, than tre và vô số mục đích khác nữa.
Suy ngẫm và thảo luận
Nước Tần có một người họ Phùng, con trai của ông lúc nhỏ rất thông minh, nhưng sau khi trưởng thành thì lại mắc bệnh mơ hồ. Nghe thấy tiếng hát lại bảo là tiếng khóc, nhìn thấy màu trắng lại bảo màu đen, ăn đồ thơm lại bảo là thối, ăn đồ ngọt lại nói là đắng, làm việc xấu mà lại cho là việc tốt; phàm là cái gì cảm thấy được, nhìn thấy được, như trời đất, tứ phương đông nam tây bắc, nước lửa, nóng lạnh, không gì là không đảo ngược.
Có người họ Dương bảo với cha cậu rằng: “Ở nước Lỗ có một người quân tử đa tài đa nghệ, có thể sẽ chữa được bệnh của cậu ấy, ông sao không đi hỏi thăm xem?” Do đó cha cậu liền lên đường đến nước Lỗ, lúc đi qua nước Trần, gặp được Lão Tử Lý Đam, do đó đã đem chuyện của cậu con trai kể cho Lý Đam. Lý Đam nghe xong bảo rằng: “Ông sao biết con trai ông mơ hồ chứ? Người thời nay đều bị đúng sai mê hoặc, bị cái lợi cái hại làm cho mơ hồ. Mọi người đều mắc một bệnh ấy, vậy nên làm gì có ai biết rõ chân tướng sự vật đâu! Hơn nữa, một người mơ hồ thì sẽ không nguy hại đến một gia tộc, một gia tộc mơ hồ sẽ không nguy hại đến một thành làng, một thành làng sẽ không nguy hại đến một quốc gia, một quốc gia mơ hồ sẽ không nguy hại đến thiên hạ. Nếu người trong thiên hạ đều mơ hồ, thế thì ai sẽ làm hại cậu ấy đây? Nếu giả người trong thiên hạ đều giống như con trai của ông có suy nghĩ như thế, vậy thì người mơ hồ chính là ông đó. Bi thương và khoái lạc, âm thanh và màu sắc, thối và thơm, đúng và sai, những thứ này trộn lẫn với việc tốt xấu của mỗi người, ai có thể sửa cho đúng đây? Hơn nữa lời tôi đã nói cũng không nhất định đúng đắn, huống chi là người quân tử nước Lỗ mà ông nói ấy, bản thân ông ta cũng đang mê lạc trong lợi hại đúng sai, thì làm sao có thể giải cái mê của ông chứ? Tôi khuyên ông mang theo cái bao lương thực của ông lên và nhanh chóng về nhà đi thôi”.
(1) Cùng một sự việc, tại sao mọi người lại có cách nhìn nhận khác nhau?
(2) Bạn sẽ đối đãi như thế nào với người có cách nhìn nhận khác mình?
(3) Bạn nghĩ sao về câu nói của Lão Tử: “Người trong thiên hạ ngày nay đều không phân biệt được vì sao đúng, vì sao sai, mơ hồ không phân biệt được đâu là lợi, đâu là hại. Người mắc bệnh này rất nhiều, vốn chẳng có ai tỉnh cả”. Hãy nói ra suy nghĩ để mọi người cùng chia sẻ nhé.
(4) Sau khi đọc xong câu chuyện ngụ ngôn này rồi, hãy nói về cảm tưởng của bạn xem nhé.
Phụ lục:
Câu chuyện trên được trích từ «Liệt Tử», chương thứ 3, phần Chu Mục Vương:
Bàng Thị người nước Tần có người con, tuổi thiếu thời thông minh, đến tuổi tráng niên thì lại có bệnh mê hồ. Nghe thấy tiếng hát thì cho là khóc, nhìn thấy màu trắng thì cho là đen, ngửi mùi thơm thì cho là thối, nếm vị ngọt thì cho là đắng, làm sai thì cho là đúng: hễ cái gì cảm thấy được, nhìn thấy được, bốn phương trời đất, nước lửa nóng lạnh, không gì không bị đảo lộn. Dương Thị nói với người cha rằng: “Người quân tử nước Lỗ đa tài đa nghệ, chắc là chữa được. Ông sao không đi hỏi thăm xem?” Người cha đi đến nước Lỗ, lúc qua nước Trần thì gặp Lão Đam, nên đã kể về chuyện của người con. Lão Đam nói rằng: “Ông làm sao biết con ông mê hồ? Người trong thiên hạ nay đều mê trong đúng và sai, mơ hồ trong lợi và hại. Kẻ cùng bệnh thì nhiều, vốn chẳng có ai tỉnh cả. Hơn nữa một người mê không thể làm hại cả nhà, một nhà mê không thể làm hại cả làng, một làng mê không thể làm hại cả một nước, một nước mê không thể làm hại cả thiên hạ. Thiên hạ mê hết, ai làm hại ai đây? Nếu người trong thiên hạ đều giống con trai ông cả, thì trái lại người mê lại là ông đấy. Ai lạc, âm thanh màu sắc, mùi và vị, đúng và sai, ai có thể làm đúng được? Hơn nữa những lời này của ta chưa chắc không phải là mê, huống chi người quân tử nước Lỗ kia, càng là người trong mê, sao có thể giải được cái mê kẻ khác? Mang theo lương thực của ông, chi bằng mau về nhà đi thôi”.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44851
Ngày đăng: 13-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.