Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (33)
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[ChanhKien.org]
Nguyên văn:
世祿侈富,車駕肥輕。
策功茂實,勒碑刻銘。
Bính âm:
世(shì) 祿(lù) 侈(chǐ) 富(fù) ,
車(jū) 駕(jià) 肥(féi) 輕(qīng) 。
策(cè) 功(gōng) 茂(mào) 實(shí) ,
勒(lè) 碑(bēi) 刻(kè) 銘(míng) 。
Chú âm:
世﹙ㄕˋ﹚祿﹙ㄌㄨˋ﹚侈﹙ㄔˇ﹚富﹙ㄈㄨˋ﹚ ,
車﹙ㄐㄩ﹚駕﹙ㄐㄧㄚˋ﹚肥﹙ㄈㄟˊ﹚輕﹙ㄑㄧㄥ﹚。
策﹙ㄘㄜˋ﹚功﹙ㄍㄨㄥ﹚茂﹙ㄇㄠˋ﹚實﹙ㄕˊ﹚,
勒﹙ㄌㄜˋ﹚碑﹙ㄅㄟ﹚刻﹙ㄎㄜˋ﹚銘﹙ㄇㄧㄥˊ﹚。
Âm Hán Việt:
Thế lộc xỉ phú,
Xa giá phì khinh.
Sách công mậu thực,
Lặc bi khắc minh.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Thế (世): đời người, thế hệ
Lộc (祿): bổng lộc
Xỉ (侈): xa xỉ, lãng phí
Phú (富): giàu có, sung túc
Xa (車): chiếc xe
Giá (駕): lái, kéo, chỉ con ngựa kéo xe
Phì (肥): mập mạp, phì nhiêu
Khinh (輕): nhẹ, nhẹ nhàng, linh hoạt
Sách (策): kế sách, sách lược
Công (功): công lao
Mậu (茂): đông đúc
Thực (實): xác thực, chân thực
Lặc (勒): chạm khắc
Bi (碑): bia đá
Khắc (刻): dùng dao điêu khắc
Minh (銘): chữ khắc, văn từ khắc trên kim loại hay đá nhằm ca ngợi công đức hoặc để cảnh tỉnh bản thân.
Nghĩa của từ:
Thế lộc (世祿): bổng lộc được hưởng qua nhiều đời.
Xỉ phú (侈富): giàu có xa xỉ hào hoa.
Xa giá phì khinh (車駕肥輕): ngựa kéo xe vừa to vừa khỏe, xe vừa nhẹ vừa tốt.
Sách công mậu thực (策功茂實): công lao bày mưu hiến sách lược vừa lớn lại nhiều.
Lặc bi khắc minh (勒碑刻銘): bài văn ca ngợi được khắc trên bia đá.
Lời dịch tham khảo:
Con cháu của các đại thần có cống hiến cho đất nước đều được hưởng bổng lộc hậu đãi, sống cuộc sống sung túc xa hoa, mang áo da vừa nhẹ vừa ấm, có ngựa to khỏe kéo xe.
Nhằm biểu dương công lao bày mưu hiến sách lược cùng những cống hiến to lớn của các đại thần cho đất nước, những sự tích của họ được chọn lựa và viết thành những bài ca ngợi, và được khắc trên bia đá lưu lại cho hậu thế, để con cháu đời sau lấy đó làm ngưỡng mộ và noi theo.
Câu chuyện văn tự:
Trong bài này chúng ta sẽ giới thiệu mọi người làm quen với chữ Khắc “刻” này nhé.
Khắc “刻” cũng là một chữ hình thanh hội ý. Trong chữ Giáp cốt không có chữ này, nhưng chữ “ ” trên thạch văn (bài viết trên đá) có cách viết tương tự chữ Khắc “” của Tiểu triện. Chữ Khắc của Tiểu triện là có bộ Đao “刀” biểu nghĩa và chữ Hợi “亥” biểu âm, ý nghĩa ban đầu của nó là “khắc”, tức là dùng đao đẽo gọt đồ vật, vậy nên bộ Đao biểu nghĩa. Chữ Hợi “亥” giống với chữ Thỉ “豕” (biểu âm), Thỉ “豕” chỉ “con lợn” (豬), con lợn có tập tính không ngừng dùng mõm ủi đất về phía trước, điêu khắc cũng là dùng đao không ngừng tiến chà về phía trước, vậy nên bộ Hợi “亥” biểu âm. Hán tự chính là ảo diệu, thú vị như thế đấy, đặc biệt là chữ hình thanh hội ý, chỉ cần nhìn hình dáng, thanh âm của chữ, thì có thể hiểu được ý nghĩa đại khái của nó rồi. Do đó, học Hán tự cũng không phải là khó. Chỉ là do chịu ảnh hưởng của thói quen học các loại chữ khác trước đây mà nhất thời không thể thích ứng, cảm thấy khó khăn, nhưng nếu bạn có thể buông bỏ cái tâm ấy xuống, và từ từ điều chỉnh phương pháp học, như thế bạn đã có thể tận hưởng niềm vui của việc học Hán tự, đặc biệt là Hán tự chính thể rồi đó.
Suy ngẫm và thảo luận:
(1) Sau khi học xong bài học của ngày hôm nay, chúng ta đã hiểu được những vị hoàng đế cổ đại đối đãi ra sao với các đại thần có công với triều đình rồi, ngoài việc lập bia ca ngợi lưu danh hậu thế ra, còn cho con cháu nhiều đời của họ được hưởng thụ đãi ngộ hậu hĩnh, sống cuộc sống xa hoa. Các bạn có cảm nghĩ gì về thể chế như thế ?
(2) Tại sao hoàng đế lại trọng đãi các công thần của mình như vậy?
(3) Việc trọng đãi này có ảnh hưởng thế nào đối với đất nước và con cháu nhiều đời của các công thần? Bạn nghĩ nên trọng đãi những người có cống hiến cho đất nước như thế nào là phù hợp?
Ngày đăng: 30-03-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.