Y Sơn dạ thoại (09): Duyên cha và con gái
Tác giả: Ngọc Lâm/ Thánh Liên/ Tống Thần Quang
[ChanhKien.org]
Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận một chút về chủ đề: hai người ruột thịt cùng mắc một căn bệnh, chỉ cần chữa khỏi bệnh cho một trong hai người thì người kia cũng sẽ tự khỏi không cần chữa, bạn có tin chuyện này không? Qua tài y thuật thần kỳ của thầy thuốc Trung y Ngọc Lâm, bạn sẽ tin rằng hiện tượng này có tồn tại. Sau đây là câu chuyện của Ngọc Lâm: “Định mệnh của cha và con gái”.
Anh K bị bệnh dạ dày đã lâu, qua quá trình điều trị, bệnh tình có chút biến chuyển tốt, nhưng gần đây lại bị lại. Vợ anh ấy kể với tôi nguyên nhân tái phát bệnh lần này bệnh của anh:
Công ty của anh K có giao dịch kinh doanh với Trung Quốc. Một ngày nọ, một người bạn Trung Quốc gửi cho anh bức ảnh của một cô bé và hỏi anh có muốn nhận cô bé làm con nuôi không. Kể từ đó, gia đình mất đi sự yên bình. Từ khi nhìn thấy bức ảnh của cô bé này, anh như người mất hồn. Đầu tiên là anh khóc lóc xin vợ nhận bé gái này về nuôi, sau đó anh ấy chạy đến cửa hàng đồ chơi mua sắm như điên, lựa chọn kỹ càng tỉ mỉ, mua một đống đồ chơi của con gái. Tiếp đó là những lần làm việc dường như không có điểm kết với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc… Đây mới chỉ là mở đầu của câu chuyện.
Đầu tiên phía Trung Quốc nói với anh rằng họ không thể tìm thấy đứa trẻ, không có tung tích; sau đó lại nói với anh ta rằng cô bé đã bị người ta bắt đi; tiếp đó anh nhận được thông tin đứa bé đã được gửi trở lại cô nhi viện; sau đó, người ta lại có thông tin đứa bé bị ốm và được đưa đến bệnh viện, cuối cùng thì có tin là đứa trẻ đã chết…
Anh K nghe được tin này dường như phát điên, nhất định không chịu tin: “Ồ, không, không thể, không thể nào! Không thể như thế, nó là con của tôi, cầu xin các vị hãy giúp tôi tìm thấy nó! Nhất định phải tìm được nó…” Anh quỳ xuống đất và gọi điện thoại cho phía Trung Quốc, như thể cầu Chúa vậy. Nhưng đầu dây bên kia dửng dưng trả lời bằng một câu “xin lỗi” rồi cúp máy.
Anh K không thỏa hiệp mà tìm đến các thượng nghị sĩ và dân biểu Quốc hội để thỉnh cầu họ giúp đỡ. Cuối cùng anh đặt vé máy bay sang Trung Quốc, mang theo ảnh chụp đứa trẻ, thề nếu không tìm thấy đứa trẻ sẽ quyết không rời khỏi Trung Quốc quay trở về.
Sau nhiều khó khăn gian khổ, cuối cùng anh ấy đã tìm thấy đứa trẻ thoi thóp nằm trong một góc của một cô nhi viện ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vì bệnh đau dạ dày và đưa em về Mỹ. Trong khoảng thời gian này anh K đã phải chịu vô số trắc trở và đau khổ…
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cô bé này là khi anh K đưa nó đến phòng khám của tôi để điều trị bệnh dạ dày. Tôi hỏi anh, tại sao bố mẹ bé lại bỏ rơi nó? Anh K nói: “Vì bé không chịu bú mẹ. Khi nó ra đời chỉ có thể uống sữa bò, nếu không sẽ đổ bệnh, vừa nôn trớ vừa tiêu chảy. Ở vùng nông thôn Tứ Xuyên, sữa bò quả thật rất đắt đối với những người nông dân như cha mẹ cô bé, vì không thể nuôi nổi nên họ đã gửi cô bé vào cô nhi viện”.
Hai năm sau, anh K trở lại cùng con gái đã biết nói. Vì bệnh dạ dày của con gái lại tái phát. Lần này anh K kể cho tôi nghe một câu chuyện rất đáng kinh ngạc:
Anh kể: “Sau khi tìm thấy nhau, tôi không rời xa nhau con gái một bước. Vì không muốn xa nhà nên tôi đã xin nghỉ việc để ở bên cháu hàng ngày. Một ngày nọ, tôi đưa con bé đi du lịch bằng tàu hỏa. Trong cuộc hành trình, tôi mới biết được kiếp trước giữa chúng tôi là có quan hệ nhân duyên gì.
Ở trên tàu có quyển tạp chí du lịch giới thiệu về du lịch Châu Á, con bé lật giở chơi, khi con bé nhìn thấy một bức ảnh về Việt Nam, nét mặt nó bỗng trở nên trầm lại và nói với tôi một cách nghiêm túc: ‘Bố, bố luôn là bố của con. Con, mẹ và bố đã sống ở chỗ này’. Con bé dùng ngón tay nhỏ bé chỉ vào một ngôi nhà tranh nhỏ trên bức ảnh, ‘Có một hôm bố cõng con sau lưng chạy, chạy mãi, mẹ chạy theo sau, bố bị trúng đạn đại bác, bố ngã lăn ra không nói được nữa. Con và mẹ đã khóc, khóc hoài, khóc rất lâu rất lâu… con vẫn đi tìm bố mãi…’
Nói đến đây, anh K khóc nức nở, “Ông biết không, bao nhiêu lần tôi đã gặp ác mộng, lần nào cũng là máy bay, đại bác, chiến tranh, bom đạn, chạy trốn… Mỗi lần tôi lại nghe được tiếng khóc thê lương của một đứa trẻ ‘Bố ơi, bố ơi,’, lần nào tôi cũng đều thức giấc vì tiếng khóc”.
Bây giờ tôi mới hiểu rõ tại sao hai cha con này lại mắc căn bệnh giống nhau. Thế là tôi tìm một sợi dây, một đầu buộc vào cổ tay của anh K và đầu kia buộc vào tay của bé gái. Khi mũi kim cắm vào người anh K, cô bé lập tức hốt hoảng đứng lên kêu “Bố ơi, bố ơi, bố sẽ không bị chết vì đau đâu? Bố sẽ không chết đâu? Bố nói đi!” anh K cười, “Không sao đâu, bố rất thoải mái”. Đứa trẻ bình tâm lại và thở dài như người lớn. Theo cách này, bệnh của hai cha con có thể được chữa khỏi bằng cách dùng sợi dây buộc họ lại với nhau.
Kỳ thực, sợi dây đó cũng được tạo ra để mọi người nhìn thấy, bởi vì ở một không gian khác, nguồn bệnh của họ thực ra có cùng một căn nguyên.
Sau khi xem xong câu chuyện vừa rồi, lúc này các bạn đang nghĩ gì? Có lẽ các bạn cho rằng điều này rất khó tin phải không? Căn bệnh đau dạ dày của hai cha con, chỉ cần châm cứu cho người cha mà bệnh của cả hai cha con đều được đồng thời chữa khỏi? Điều này nếu dùng khoa học hiện đại thì không thể giải thích được! Trong các bài trước, chúng tôi đã nhiều lần đề cập rằng Trung y bác đại tinh thâm, nó động chạm đến rất nhiều không gian mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy. Chẳng phải thầy thuốc Ngọc Lâm đã nói rồi sao? Sợi dây đó là để làm cho con người xem, sợi dây đó bản thân không có tác dụng chữa bệnh gì, chỗ cao tay của thầy thuốc là ở chỗ nhìn ra căn nguyên của bệnh và tiến hành loại bỏ đồng thời căn nguyên nguồn bệnh của hai cha con trong không gian vi quan. Dùng sợi dây chẳng qua chỉ là để bệnh nhân tiếp nhận được mà thôi.
Nói đến đây, tôi nhớ đến một tuyệt kỹ y học cổ đại của Trung Quốc là bắt mạch qua sợi tơ, chắc các bạn đã từng nghe nói về nó rồi phải không? Điều này đã được miêu tả trong Tây Du Ký. Trong Phong Thần Diễn Nghĩa và truyện về Càn Long cũng có tình tiết nhắc đến bắt mạch bằng sợi tơ. Mọi người đều coi đó là chuyện thần thoại không có thực, nhưng sự thực không phải vậy.
Một người bạn của tôi có cụ là ngự y trong triều đình nhà Thanh, người bạn này nói rằng cụ anh có thể bắt mạch qua sợi tơ, nhưng nó hoàn toàn khác với cách giải thích của khoa học hiện nay. Anh cho biết: Thực ra bắt mạch qua sợi tơ chỉ là thủ thuật che mắt, chứ thực ra nó không phải là dựa vào những rung động nhỏ ở trên sợi tơ để chẩn đoán. Nguyên nhân khởi tác dụng thật sự đằng sau là dùng thiên mục để nhìn thấu nhân thể, phàm là các thầy thuốc có thể bắt mạch qua sợi tơ đều có công năng thấu thị, họ dùng thiên mục để xem chỗ có bệnh, chỉ là nếu không có một hình thức nào đó thì người thường sẽ không chấp nhận được. Một người bạn là thầy thuốc cũng nói: Quả thực là như vậy. Thời cổ đại, chuẩn mực đạo đức của thầy thuốc rất cao, đều là đang giúp đời cứu người, chứ không phải truy cầu quá nhiều lợi ích. Thần y Hoa Đà năm đó chính là được cao nhân chỉ điểm, đả khai thiên mục, ông đã dùng thiên mục để khám bệnh cho Tào Tháo.
Rất nhiều sự tích về các danh y nổi tiếng trong lịch sử như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Biển Thước… họ đều sử dụng thiên mục để khám bệnh. Trước nay rất ít người biết được về bắt mạch qua sợi tơ, cũng có người biết về nó nhưng cũng không tin, đó là điều được lưu truyền bí mật trong những người tu luyện và danh y. Hiện nay bác sĩ học y khoa tốt nghiệp từ các học viện y khoa cũng không có mấy ai hiểu được về nó. Người bình thường lại càng không có cách nào biết được.
Chúng ta hãy quay trở lại câu chuyện về căn bệnh của hai cha con này, nếu nói hai người thân thích chỉ cần chữa bệnh cho một người thì người kia sẽ khỏi theo, chuyện này có chút khó tin. Thực ra đúng là như vậy đó, tiếp theo đây chúng tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện có tên là “Lý do con bị bệnh là tại cha” của tác giả Tống Thần Quang.
Tiêu Xuyên có một đứa con trai đáng yêu tên Tiểu Nguyệt, năm nay 8 tuổi. Tiêu Xuyên đã già bất ngờ có một đứa con trai, vì vậy ông yêu con trai như cục vàng trong tay. Tuy nhiên Tiểu Nguyệt có một khoảng thời gian luôn bị nghẹt mũi, đặc biệt là vào ban đêm, thường bị nghẹt mũi mà ngủ không ngon giấc. Nhìn thấy con trai đau đớn, Tiêu Xuyên còn cảm thấy khó chịu hơn cả con trai mình.
Tiểu Nguyệt hay bị nghẹt mũi, nguyên nhân bề ngoài giống như cảm mạo phong hàn, dẫn đến khí quản không thông. Có lần, khi điều trị cho Tiểu Nguyệt, Tiêu Xuyên cũng cảm thấy mũi của mình có vẻ đỡ nghẹt. Sau đó, mỗi lần khi điều trị cho Tiểu Nguyệt, Tiêu Xuyên đều cảm thấy rằng mũi của mình cũng đang được điều trị. Sau này, theo trí nhớ của Tiêu Xuyên, khi còn nhỏ mũi của ông cũng bị nghẹt, sau này khi trưởng thành, tuy không còn tệ hại như khi còn nhỏ nhưng ông thường cảm thấy mũi bị nghẹt. Trong thời gian điều trị cho Tiểu Nguyệt thì mũi của cha Tiểu Nguyệt cũng được điều trị.
Từ đó có thể nói, có vẻ như nguyên nhân mũi của Tiểu Nguyệt bị nghẹt là vì phong hàn ngoại cảm, khiến khí cơ trong phổi bị tắc nghẽn, nhưng dựa vào biểu hiện của người bố, có thể suy đoán ra nguyên nhân gây bệnh thực ra là trên thân người bố.
Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng rất nhiều bệnh có thể di truyền. Có nhiều loại bệnh di truyền trực tiếp, có loại bệnh di truyền cách thế hệ, nếu như nói vấn đề bệnh về mũi của Tiêu Xuyên đã được truyền lại cho con trai ông thông qua di truyền, vậy thì khi người con đang được điều trị thì người cha cũng cảm thấy biểu hiện của việc điều trị, nó dường như chỉ rõ rằng có một mối liên kết vô hình vượt qua gen di truyền, kết nối cha con họ bằng một thông đạo trong không gian khác. Phải chăng hiện tượng này cho chúng ta thấy rằng, trong chủng vật chất vượt qua cả bệnh tật này còn có tồn tại một chủng vật chất không thể biểu hiện bằng hiện tượng bệnh tật. Vậy đó là loại vật chất gì?
Trong phần “Chuyển hóa nghiệp lực” – Bài giảng thứ tư trong sách Chuyển Pháp Luân có một đoạn:
Giới tu luyện giảng rằng nguyên thần bất diệt. Nếu nguyên thần bất diệt, thì nó có thể có những hoạt động xã hội tại đời trước, như thế trong hoạt động của đời trước nó có thể đã mắc nợ ai đó, nạt dối ai đó, hoặc giả phạm những điều không tốt khác, như sát sinh, v.v.; như thế tạo thành nghiệp lực. Những thứ ấy, tại không gian khác, tích lại về sau; [người ta] luôn mang chúng theo; vật chất màu trắng cũng lại như thế; nhưng không chỉ có một nguồn ấy. Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại [những thứ ấy].
Xem xét theo quan điểm đó, nguyên nhân căn bản dẫn tới mắc bệnh là nghiệp lực, còn bệnh chỉ là biểu hiện trên bề mặt của cơ thể con người. Về việc nghiệp lực dẫn đến bệnh tật, Trung y và Tây y đương nhiên không thể can thiệp, giống như dùng dụng cụ sửa xe ô tô không thể sửa được đồng hồ đeo tay. Cho nên, ví dụ của cha con Tiêu Xuyên cho thấy họa phúc của con cháu đời sau có liên quan đến ông bà cha mẹ. Vì cái “nhân” mà đời cha ông gây ra điều ác thì sẽ dẫn đến “kết quả” trên thân thế hệ trẻ sau này. Ví dụ về việc này không phải hiếm ở Trung Quốc, biểu hiện ra ở trên thân thể của những người bức hại người tu luyện Pháp Luân Công. Ngược lại, nếu một người có thể tích đức làm việc thiện, thì đó không chỉ là phúc trạch cho con cháu, mà cũng có thể là ân huệ cho bề trên. Những câu chuyện như vậy nhiều vô số kể trong các học viên Pháp Luân Công và trong những người trợ giúp và ủng hộ Pháp Luân Công.
Loạt bài về Y Sơn dạ thoại là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện và Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.
Ngày đăng: 24-03-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.