Y Sơn dạ thoại (32): Tổn thương (2)
Tác giả: Ngọc Lâm
[ChanhKien.org]
Tiếp theo kỳ trước, mời các bạn tiếp tục theo dõi câu chuyện của Jane với tiêu đề “Tổn thương”.
Ở các nước phương Tây, các bác sỹ tâm lý ngoài việc cho bệnh nhân uống thuốc trị bệnh tâm thần, họ còn lắng nghe lời kể lể của họ, mà đôi khi còn dạy cho bệnh nhân một số phương pháp luyện tập để giảm các triệu chứng của họ, chẳng hạn như đấm vào cái gối để trút nỗi uất hận trong lòng, đi đến nơi không có ai và hét to lên để giải tỏa nỗi buồn chôn chặt trong lòng v.v.. Bác sĩ tâm lý của Jane vì muốn cô có thể hoàn toàn thoát khỏi những tổn thương trong tâm hồn nên đã đặc biệt chọn một ngày để tổ chức lễ tang bố dượng.
Hình thức lễ tang giống hệt như người đã chết thật: mời bạn bè, đồng nghiệp của cô đến, nhà tang lễ đặt quan tài đậy nắp, mọi thứ đều đầy đủ y như thật. Mục đích là để Jane xóa hình ảnh bố dượng khỏi ký ức của mình. Tại buổi tang lễ, Jane đã đọc một bài điếu văn dài, đánh giá về người bố dượng của mình từ mọi phương diện, và quên ông ta từ đó.
Nhưng số phận dường như đang trêu đùa với Jane, chồng cô, người sớm tối luôn ở bên cô, ngoại trừ ngoại hình, thì những thứ khác bao gồm lời ăn tiếng nói, thói quen, sở thích, thậm chí thứ tự xếp đặt các dụng cụ đều cực kỳ giống với bố dượng của cô. Điều khiến người ta càng khó tin hơn nữa là bố dượng của cô từng quy định cả nhà vào thứ sáu hàng tuần chỉ được ăn cá, Jane chưa bao giờ đụng đến cá trong đời, và chồng của cô là Mark, vào mỗi ngày thứ sáu không những ăn cá mòi ở nhà mà còn lẻn ra ngoài ăn cá. Những lúc khác, ngược lại anh ấy không cố chấp như thế. Vì vậy, cứ đến thứ sáu hàng tuần, không khí ở nhà lại căng thẳng, ảm đạm….
Để điều trị cho cô ấy, tôi đã yêu cầu cô ấy đến phòng khám của tôi vào thứ sáu. Nhưng cô ấy lại kiếm cớ từ chối hết lần này lần khác với các lý do khác nhau: lúc thì chìa khóa xe bị mất, lúc thì con bị bệnh, sau bao lần lỡ hẹn, cứ không cách nào đến chỗ tôi được. Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi.
Cuối cùng có một lần, cô ấy đến vào ngày thứ sáu, vừa buồn rầu vừa tức giận, cô ấy nói với tôi rằng vợ chồng cô ấy đã không nói chuyện với nhau mấy ngày nay. Cô ấy hỏi tôi: “Chẳng nhẽ trong đời tôi vĩnh viễn không bao giờ thoát khỏi cái bóng đen này sao?”
Tôi hỏi: “Cái bóng đen nào?”
Cô nói: “Thói quen xấu là ăn cá vào thứ sáu. Bây giờ ngay cả trẻ con cũng muốn ăn, tôi càng phản đối, chúng càng muốn ăn”.
Tôi hỏi: “Ăn cá vào ngày thứ sáu có vấn đề gì không? Có nhiều người sống gần biển sử dụng cá làm thực phẩm đấy”.
Cô ấy nói: “Ồ, bác sỹ biết đấy, cứ nghĩ đến đó là quy định của bố dượng tôi, thì tôi lại…”.
“Jane!” Tôi khuyên cô ấy: “Đã đến lúc phải khoan hồng đại lượng rồi đấy! Vì hồi nhỏ cô đã từng bị bắt nạt nên cô dùng phương pháp này để bắt tất cả những người xung quanh vốn không liên quan gì đến lịch sử này phải cùng gánh chịu hậu quả đó. Cô đã đòi hỏi người khác quá khắt khe như thế, bây giờ ngay cả con cái cũng không bằng lòng. Chúng có sai không? Nếu cô đã từng đau khổ thì hãy nên biết suy nghĩ cho người khác, yêu thương những người thân trong gia đình để họ có cuộc sống tốt hơn, không còn phải chịu đựng những đau khổ mà mình đã phải gánh chịu. Tục ngữ có câu nếu bạn cho đi bao nhiêu, thì bạn cũng sẽ nhận lại bấy nhiêu; Nếu tôn trọng người khác, thì bạn cũng sẽ được tôn trọng. Cô có nghĩ vậy không?”
Cô ấy nhìn tôi không trả lời, chìm đắm trong suy nghĩ…
Jane tự lên mạng để tìm tin tức và tài liệu về Đại Pháp (Pháp Luân Công). Sau khi đọc kỹ một số thông tin, cô thấy có nhiều vấn đề và nhiều chỗ chưa hiểu rõ nên đến phòng khám nhờ tôi giải thích cho cô. Tôi đã trả lời các câu hỏi của cô ấy một cách nghiêm túc nhất. Sau khi nghe, cô ấy đã nói với tôi điều gì đã khiến cô ấy làm như thế.
Cô nói: “Tôi đã có một giấc mơ, mặc dù tất cả những điều này chỉ là trong giấc mơ, nhưng tôi cảm thấy rằng nhất định điều đó thực sự đã từng xảy ra ở đâu đó. Lúc đó tôi sợ là mơ nên lấy móng tay móc lên một cục bùn, bây giờ tôi vẫn nhớ rõ cảnh tượng đó, thậm chí ngay cả mùi hôi vẫn còn lưu lại trong phổi tôi…”.
Tôi hỏi cô ấy: “Cô đã mơ thấy gì?”
Cô nói: “Tôi … tôi đã sơ ý rơi vào trong một vũng bùn lớn, xung quanh có tường cao đến mức không thể thoát ra được. Lúc đầu tôi nghĩ nó bẩn, nhưng nhanh chóng quen dần. Tôi thấy có những người đang cố gắng trèo ra ngoài, nhưng tất cả đều trượt xuống giữa chừng; còn có người bị kéo xuống bởi những người không thể tự thoát ra và những người không muốn họ thoát ra. Mọi người rơi xuống đây đều vì phạm tội, mắc lỗi lầm, ai ai cũng hối hận khôn nguôi nhưng dường như không có cách nào thoát ra được.
Một số người cũng không dễ gì mà trèo ra được, vì không đành lòng nhìn người thân ở lại chỗ đó, chỉ vì hảo tâm muốn kéo họ lên nhưng kết quả bản thân họ lại rớt xuống…. Người ta oán trách nhau, anh trách tôi, tôi trách anh. Những người ở đây đều có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau, thậm chí có một số người đã ở đây qua vài thế hệ…. Lúc này tôi hy vọng đó là một giấc mơ, tôi tự nói với bản thân: mau tỉnh dậy, mau tỉnh dậy. May mà tôi đã thực sự tỉnh dậy, đó thực sự là một giấc mơ…. Lẽ nào lúc này cũng là một giấc mơ?” Cô không rõ mình đã tỉnh hay chưa nên đã tự cấu mình một cái.
Nghe đến đây, tôi không biết phải nói gì, vì vậy kiên nhẫn nghe tiếp.
Cô ấy tiếp tục nói: “Ý nghĩ đầu tiên của tôi sau khi tỉnh dậy là tìm đến bác sỹ, tìm Pháp Luân Công mà bác sỹ đã nói đến. Tôi nhận được tờ rơi ở chỗ các cô luyện công ở ven hồ, trên đó có địa chỉ, tôi lần theo địa chỉ đó để tìm kiếm trên mạng”.
“Tôi đọc một số lời giới thiệu ngắn gọn về tu luyện là gì. Trước đây khi bác sỹ nói với tôi về Chân, Thiện, Nhẫn, tôi chỉ cảm thấy nó tuy rất tốt, nhưng nó quá xa vời với tôi. Lần này khi đọc kỹ những lời giới thiệu đó, tôi cảm thấy ba chữ này càng trở nên thân thương hơn, giống như ánh nắng chiếu vào tim tôi, giải thoát tôi khỏi tâm lý u ám. Hiện giờ tôi đã đích thân trải nghiệm điều đó rồi, nếu tôi bắt đầu làm theo Chân, Thiện, Nhẫn, thì tôi sẽ có thể thoát ra khỏi vũng bùn, sẽ không tiếp tục rơi xuống đó…”.
Nghe đến đây, tôi không nén nổi xúc động: Vậy là hôm nay, cô ấy khát khao muốn biết tu luyện là gì, muốn biết Đại Pháp là gì. Tôi nhớ lại rằng khi tôi phát tờ rơi chân tướng Pháp Luân Công trên đường phố, đôi khi tôi gặp phải những người qua đường thờ ơ từ chối nhận nó, vì thế để cơ duyên lướt qua, có người đã để nó trôi qua một cách dễ dàng như thế.
Jane tiếp tục nói có chút xúc động: “Bây giờ tôi biết rằng tôi không nên lại nghĩ đến chuyện trả thù nữa, bởi vì tôi biết ông ấy sắp xuống địa ngục, đúng vậy, tôi không muốn đi cùng ông ấy. Có lẽ kiếp trước tôi đã làm nhiều chuyện xấu, không chừng đã nợ ông ấy thứ gì đó…. Tôi muốn tu luyện ngay bây giờ để vứt bỏ cái tâm chỉ nghĩ đến mình. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, tôi có thể có một trái tim bình hòa, khoan dung, với giọng điệu nghiêm túc nhưng không oán hận, nói với bố dượng tôi và tất cả những kẻ bạo hành trẻ em trên thế giới rằng:
Chúng ta đến Trái Đất này là để chuộc lại tội lỗi của mình, sinh mệnh có sự luân hồi. Không nên lại làm những việc trái với thiên lý và nhân lý nữa. Hãy nhanh chóng hối cải, hãy làm lại từ đầu!”
Loạt bài “Y Sơn dạ thoại” là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.
Ngày đăng: 04-10-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.