Y Sơn dạ thoại (23): Quan điểm của Trung y về dịch bệnh



[ChanhKien.org]

Năm 2020 dịch bệnh hoành hành trên toàn thế giới, trong kinh hoàng và vô vọng, mọi người ước mong thảm họa này mau mau kết thúc. Nhưng thực tế thật tàn khốc, việc dịch bệnh kết thúc lúc nào không phải là điều mà con người có thể làm chủ. Con người vẫn đang khốn khổ tìm cách thoát khỏi dịch bệnh. Kỳ thực văn hóa truyền thống Trung Quốc vô cùng bác đại tinh thâm, Trung y truyền thống từ lâu đã hiểu rõ về dịch bệnh, vì vậy hôm nay chúng ta hãy đàm luận về cách nhìn nhận của Trung y đối với dịch bệnh.

Vì sao xảy ra dịch bệnh? Theo góc nhìn của Trung y thì có hai nguyên nhân chính, một là “do tự bản thân con người gây ra”, hai là “do Trời tạo ra”.

Trung y giảng về thiên nhân hợp nhất, nhân (con người) và thiên (có thể hiểu là thiên nhiên, Trời, Đạo Trời…) phải hòa hợp với nhau, con người nên thuận thiên nhi hành (sống và hành xử thuận theo tự nhiên) thì Trời sẽ bảo hộ con người được an toàn. Lấy thí dụ về khí hậu, khí hậu trên Trái Đất rất phù hợp cho sự sinh tồn của con người, mùa xuân khí hậu ôn hòa, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh giá, sự thay đổi như vậy của thiên tượng là chính khí của bốn mùa (tức bốn mùa biến đổi theo quy luật tự nhiên, bình thường). Vậy nên dù thời tiết biến đổi nhưng chỉ cần con người tôn trọng tự nhiên, thuận thiên nhi hành, chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt thì sẽ không sinh bệnh do thay đổi thời tiết.

Có thể có người nói rằng dịch bệnh là do vi trùng và vi rút gây ra, không liên quan gì đến khí hậu cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt, khi bàn luận cần phải dựa trên cơ sở khoa học (chứ không nói chuyện thuận theo tự nhiên). Thực ra đề cập trên  đây về Trung y là chỉ lấy “khí” làm ví dụ, thêm một ví dụ khác, Trung y có thể không chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, nhưng Trung y từ lâu đã biết bệnh ở tỳ vị liên quan đến “âm hỏa”, so với Tây y thì đã phát triển hơn mấy trăm năm. Nếu theo khoa học mà xét thì các nhà khoa học cũng biết rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm, vậy nên kết luận khoa học cũng không phải là tuyệt đối, tất nhiên cách nhận thức vấn đề lại càng  không thể tuyệt đối hóa. Thuốc trong Trung y có nguồn gốc từ tự nhiên, thành phần của nó rất phong phú, cơ thể con người  là một hệ thống cực kỳ phức tạp, thuốc của Trung y có thể bảo vệ cơ thể con người loại trừ mầm bệnh và phục hồi các tổn thương, những điều này Tây y khó có thể  có hiệu quả đạt được như thế, vậy nên không thể  lấy Tây y để áp đặt cho Trung y được.

Trong Trung Y có một khái niệm là “Tự tác nghiệt” (nghiệt do mình tự gây ra), chính là chỉ việc con người “thương vu tứ thời chi khí, giai năng vi bệnh”, tức là khí hậu bình thường, nhưng người lại nghịch thiên nhi hành (sống và hành xử trái với đạo Trời), ăn uống sinh hoạt không điều độ sẽ sinh ra bệnh, nếu rất nhiều người không theo Thiên đạo mà hành xử thì sẽ tạo nên dịch bệnh. Đây là một thí dụ để dễ dàng hình dung, nếu muốn hiểu được Trung y thì không thể cứ ôm giữ những quan niệm hiện đại của Tây y. Con người hiện đại đạo đức suy đồi, môi trường ô nhiễm, lối sống không lành mạnh, đó chẳng phải là nghịch thiên nhi hành sao? Đó chẳng phải sẽ mang đến các loại bệnh hiện đại như ung thư, bệnh động mạch vành, hen suyễn sao? Theo Trung y đó cũng là bệnh tự bản thân tạo ra.

Học thuyết Ngũ vận Lục khí của Trung y cho rằng có sáu khí là phong, hỏa (quân), thử (tướng), thấp, táo, hàn, mỗi năm mỗi khí chủ trì hơn 60 ngày, tuần hoàn không nghỉ. Đây là vòng tuần hoàn trong một năm. Vòng tuần hoàn lớn hơn là vòng tuần hoàn trong 60 năm, suy rộng ra thì còn có những vòng tuần hoàn lớn hơn nữa. Tây y nghiên cứu vi sinh vật, Trung y lại nghiên cứu khí hậu, điều này có thể khiến mọi người khó lý giải. Kỳ thực nói một cách dễ hiểu là Trung y và các lý thuyết của nó nghiên cứu về sự biến đổi của khí hậu, hoặc cũng có thể nói là nghiên cứu về sự biến hóa của thiên tượng. Các trận dịch bệnh trong lịch sử đều không giống nhau, vì sao chúng ta  không nghiên cứu sự biến hóa của thiên tượng cho được? Hơn nữa khi hiểu được sự biến hóa của thiên tượng thì sẽ hiểu được sự biến hóa của cơ thể con người, sẽ lý giải được bệnh tật diễn biến như thế nào, cũng như nên điều chỉnh trạng thái bất chính của cơ thể con người ra sao. Không phải vì tác giả là người làm Trung y nên tâng bốc, mà có ý nói rằng không thể nhìn nhận đánh giá Trung y một cách nông cạn.

Nếu liên kết Lục khí và Ngũ vận  với nhau, ta có thể phát hiện rằng hỏa và thử tương tự nhau, do đó Trung y có thể chia bệnh thành “thương phong”, “thương thử”, “thương thấp”, “thương táo” và “thương hàn”. Trung y cho rằng “thương hàn” là bệnh khó chữa nhất vì khí hàn là “khí có lực sát thương nhất”. “Thương hàn” lại được phân làm hai loại, một là “trúng hàn mà phát bệnh ngay”, hai là “hàn độc tiềm ẩn trong cơ xương mà không phát bệnh ngay. Nếu đến mùa xuân cảm ôn khí mới phát thì gọi là ôn bệnh, còn nếu đến mùa hè cảm nhiệt khí mới phát thì gọi là nhiệt bệnh. Nhiệt bệnh nóng đến cực điểm, lại trở về ôn”.

Làm thế nào để chữa khỏi bệnh truyền nhiễm hay bệnh dịch do “thương vu tứ thời chi khí” gây ra? Trong điều trị lâm sàng, chúng ta có thể tham khảo một số sách Trung y như “Thời bệnh luận”, “Thương hàn luận”, ngoài ra còn có những tài liệu khác về ôn bệnh, nhiệt bệnh. Nhìn tổng thể, con người nên thay đổi lối sống không đúng đắn của mình, cần hiểu rằng nhân loại đã lợi dụng khoa học một cách  vô độ  dẫn đến lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, văn hóa biến dị và suy thoái đạo đức, từ đó cần chú trọng phát huy hơn nữa các ngành nghề và văn hóa truyền thống của nhân loại như y học cổ truyền Trung Quốc, như vậy mới có thể tiếp tục bảo vệ và nâng cao sức khỏe tổng thể của nhân loại.

Còn có một khái niệm khác là “Thiên tác nghiệt” (nghiệt do Trời làm ra” tức là chỉ “Thời hành chi khí” (khí của thời tiết bất thường) dẫn đến bệnh tật, tức là con người chưa mắc sai lầm lớn, nhưng khí hậu lại bất thường. Trung y cho rằng: “Thời tiết bất thường là mùa xuân lẽ ra nên ấm thì lại rét đậm, mùa hè lẽ ra nên nóng thì lại lạnh, mùa thu lẽ ra nên mát mẻ thì lại nóng gay gắt, mùa đông lẽ ra nên lạnh thì lại quá ấm áp. Những hiện tượng này tức là không phải thời tiết đó mà lại có khí đó, trong một năm đó, bất kể người già trẻ, lớn bé đều mắc bệnh giống nhau, thì đó tức là khí của thời tiết bất thường mà tạo ra”. Đặc điểm của nó là lan truyền bùng phát, mọi người mắc bệnh giống nhau, đều dùng thuốc chữa như nhau. Ví dụ, con người gặp phải thời đại dịch bệnh, thời đại chiến tranh, thời đại đói kém, thời đại hỗn loạn, thời đại âm dương đảo lộn, v.v. thì đều là những dị tượng và tai họa có tính phổ biến, có thể gọi là “do Trời tạo ra”. Nhân loại dù không muốn nhưng cũng không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều “bệnh dịch” truyền nhiễm dễ lây lan này.

“Khí của thời tiết bất thường” có hai loại, một là biến đổi khí hậu của vòng tuần hoàn nhỏ bốn mùa trong năm không diễn ra bình thường, nhưng trong vòng tuần hoàn lớn 60 năm thì nó là bình thường. Trong tình huống này Trung y phân tích sự thái quá và bất cập của ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để chữa trị. Ví dụ như, vào năm 1956 ở Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm não Nhật Bản, tạp chí “Tân Trung Y” của Trung Quốc đại lục đã tổng kết kinh nghiệm dùng bài thuốc thanh nhiệt Bạch Hồ Thang có hiệu quả trị bệnh tốt, đến năm 1957 dịch bệnh viêm não Nhật Bản tái phát, “Tân Trung Y” lại rập khuôn máy móc dùng lại bài thuốc đó nhưng không còn hiệu nghiệm, sau đó đổi sang dùng Tam Nhân Thang có tính lợi thấp thì có hiệu quả. Thiên tượng biến hóa khác nhau sẽ mang đến những trạng thái khác nhau, người thường khó mà đoán được việc này, đây là sự thật không cần bàn luận, vậy nên người xưa nói rằng “người tính không bằng trời tính”. Bệnh tật là muôn hình vạn trạng, nhưng nó lại tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch, khi các kỹ năng cơ bản của y học cổ truyền Trung Quốc không bị mai một thì Trung y có thể khống chế hầu hết các loại bệnh.

“Trời tác nghiệt” còn có một loại tình huống khác, đó là sự xuất hiện của một thứ khí dịch bệnh không nên tồn tại trong trời đất. Bản chất của khí dịch bệnh này là sát nhân, là khí bất chính thực sự, là thảm họa. Mặc dù loại bệnh dịch này rất nguy hiểm, nhưng theo quan điểm của Trung y  thì không cần phải quá bận tâm đến việc biện chứng luận trị, nguyên tắc điều trị là phần lớn lấy xông hương tẩy uế, thanh nhiệt giải độc, không được chần chừ do dự mà hỏng việc.

Trung y cho rằng con người có thể tránh được dịch bệnh do “tự  tác nghiệt” cũng như có thể tìm cách đối phó với dịch bệnh do “Thiên tác nghiệt”. Nếu con người quy chính nhân tâm, bệnh dịch trong dự ngôn sẽ không xảy đến; Cho dù bệnh dịch có sinh ra, thì “Hoàng Đế Nội Kinh” có câu “chính khí tồn nội, tà bất khả can”, nghĩa là “có chính khí bên trong, thì tà không làm gì được”, chỉ cần con người còn chính khí, Trời nhất định không tuyệt đường của con người. Vì vậy  khi các bác sĩ đang nỗ lực hết mình để cứu chữa, thì thực sự hy vọng rằng mọi người có thể nắm bắt lấy cơ hội “Trời không tuyệt đường của con người” mà giữ vững lương tri, tránh xa tà linh, khôi phục văn hóa truyền thống, chớ nên trượt sâu vào bờ vực nguy hiểm. Những điều chúng tôi nói ở trên dường như không có liên quan gì đến chẩn đoán và điều trị cụ thể của Trung y, nhưng Trung y truyền thống lại nói “thượng công trị vị bệnh” (thầy thuốc giỏi là trị bệnh khi bệnh chưa đến), vì vậy điều này cũng là việc trong bổn phận của Trung y, kỳ thực cứu tính mệnh con người cũng là việc trong bổn phận của một con người.

Vì vậy đối đãi với vi rút viêm phổi ở Vũ Hán, Trung y đề xuất ngoài việc sử dụng thuốc để chống lại vi rút, còn có hai phương pháp:

1. Tâm tồn thiện niệm, giữ vững tín ngưỡng sẽ có lợi cho việc chống vi rút

Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, ngoài việc sử dụng thuốc để phòng và chữa trị bệnh, thì từ phương diện tinh thần mà nói, tín ngưỡng của bản thân cũng rất quan trọng.

Người có tín ngưỡng, luôn có tâm thái bình hòa và điềm tĩnh, nên sẽ có ít suy nghĩ tiêu cực như sợ hãi, lo lắng và oán giận. Vì thế họ có thể có một trạng thái tinh thần và khả năng miễn dịch tốt hơn.

Có một học viên Pháp Luân Công, khi thấy những người xung quanh lo lắng và rối loạn vì dịch bệnh, anh ấy vẫn giữ thái độ bình hòa, chỉ chuẩn bị tốt những thứ nên chuẩn bị. Có người hỏi: tại sao anh không lo lắng gì cả? Anh cho biết vì có đức tin nên trong lòng nên anh thực sự an tâm. Anh  tin rằng nếu chiểu theo đức tin của mình, giữ vững các nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn mà làm một người tốt, thì anh ấy sẽ có một chốn trở về và vận mệnh tốt. Vì vậy khi dịch bệnh lây lan, anh không cảm thấy hoảng loạn. Nếu thấy một người trở về từ vùng dịch, thì trong lòng anh ấy cũng sẽ không oán hận, cũng không đối xử khác biệt với người đó. Anh ấy giữ vững tâm thái và trạng thái tích cực như vậy, kỳ thực sẽ giúp khả năng miễn dịch được duy trì ở trạng thái tốt, chính khí cũng sẽ được đủ đầy.

Trung y dạy rằng “chính khí tồn nội, tà bất khả can”, có nghĩa là người có đủ chính khí không dễ bị tà bệnh xâm nhập quấy nhiễu. Chính khí này bao hàm trạng thái tinh thần tích cực của một người, bao gồm lòng thiện lương, sự khoan dung, bình hòa, không oán hận, không hoảng sợ v.v.

2. Tập thể dục hoặc thiền định thích hợp

Trong khi thiền định tâm thái bình hòa, chính khí sẽ theo đó mà đến, tà bệnh không dễ xâm nhập. Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu, gia tăng tân trần đại tạ, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch. Thiền định có thể khiến trong lòng bình yên, thư giãn tinh thần ở mức độ cao. Trong”Hoàng Đế Nội Kinh” nói: “Điềm đạm hư vô, kỳ khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai?” (Điềm tĩnh hư vô, khí ấy sẽ theo đó mà sinh ra, giữ vững tinh thần ở bên trong, bệnh tật sao mà đến được?) Điều đó có nghĩa là: Trong thiền định nếu có tâm thái bình hòa, xem nhẹ vật chất, chính khí sẽ theo đó mà đến, chính khí chính là khả năng miễn dịch, khả năng miễn dịch sẽ tăng lên, nếu tinh thần sung mãn, thì sẽ không sinh ra bệnh tật, tự nhiên sẽ khỏe mạnh.

Loạt bài “Y Sơn dạ thoại” là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/264175



Ngày đăng: 05-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.