Y Sơn dạ thoại (28): Phòng chống dịch bệnh – Năng lượng tự thân có thể tiêu diệt “siêu vi khuẩn” (Phần 1)



Tác giả: Văn Hinh

[ChanhKien.org]

Một năm nay, đại dịch đã càn quét cả thế giới. Làn sóng dịch bệnh này chưa yên, làn sóng bệnh dịch mới lại nổi lên, vết thương của đợt dịch trước còn chưa hồi phục, đợt dịch thứ hai khủng khiếp hơn lại đến và giờ đây đã bùng phát dữ dội. Xem ra thật khủng khiếp! Trong một năm qua, nhân loại đã huy động các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, tốn rất nhiều công sức để chế tạo ra vắc-xin trong thời gian sớm nhất, năng lực lớn nhất của nhân loại đã đến cực hạn rồi. Nhưng virus lại biến đổi! Mọi người thử nghĩ xem, một khi virus Trung Cộng biến đổi trên quy mô lớn, chẳng phải những loại vắc-xin này sẽ trở thành vật trưng bày sao? Chúng sẽ không thể có bất kỳ tác dụng nào! Nếu quả đúng là như thế, đến lúc ấy mọi người sẽ phải làm thế nào? Chẳng lẽ chỉ có cách bó tay chịu trói, chờ cái chết ập đến? Vậy làm thế nào để cứu?

Bước vào thế kỷ 21, nhân loại đã có nhiều đột phá chưa từng có trong lĩnh vực khoa học. Năm 2017, Giáo sư Thi Nhất Công, phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc kiêm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong một bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của “Diễn đàn Tương lai” đã nói rằng khoa học đã phát triển cho đến ngày nay, nhưng mọi người nhìn thế giới hoàn toàn giống như người mù sờ voi. Mọi người luôn nghĩ đó là thế giới khách quan, nhưng trên thực tế, khối lượng vật chất đã biết chỉ chiếm 4% vũ trụ, còn sự tồn tại của 96% vật chất còn lại chúng ta lại hoàn toàn không biết đến.

Robert Jastrow, người khai phá ngành hàng không vũ trụ của Mỹ, có câu nói nổi tiếng: “Khi nhà khoa học leo lên một ngọn núi, anh ta thấy rằng nhà thần học đã ngồi ở đó!”

Đối với việc nghiên cứu khoa học về cơ thể con người, những người dám phá bỏ những quan niệm cố hữu đã và đang gõ một cánh cửa khác tới nhận thức của con người về vũ trụ. Có lẽ đây chính là phúc âm khi nhân loại đối mặt với nguy hiểm?

Vậy liệu có cách chống lại bệnh dịch không? Tất nhiên là có. Như chúng ta đã nói vừa rồi, bệnh dịch là thứ siêu thường, vì vậy để chống lại bệnh dịch thì tất nhiên chúng ta cũng phải sử dụng phương pháp siêu thường.

Bạn có biết chăng? Trên thế giới này có một nhóm người như vậy, thông qua tu luyện, họ có đủ năng lượng để tiêu diệt siêu vi khuẩn trong cơ thể, điều này được các nhà khoa học phát hiện ra trong các thí nghiệm y sinh.

Ngay từ năm 2005, các nhà khoa học của Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín về lĩnh vực y học thay thế. Thông qua các thí nghiệm trên các tế bào bạch cầu trong máu của một nhóm học viên Pháp Luân Công, đã chứng minh rằng: khả năng thực bào và tiêu diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu trung tính (Neutrophil hoặc Neutrocyte) trong máu người tu luyện Pháp Luân Công được tăng cường rõ rệt so với những người khỏe mạnh bình thường, ngoài ra các gen điều hòa liên quan đến khả năng kháng virus (chẳng hạn như Interferon Gamma hay IFN-γ) cũng tăng lên rõ rệt, chúng có thể có sức đề kháng mạnh hơn (khả năng miễn dịch) đối với các loại virus và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.

Sự lây lan nhanh chóng của đại dịch này đã khiến mọi người chú ý đến những “siêu vi khuẩn” trong thế giới vi sinh vật. Bởi vì các thí nghiệm khoa học đã phát hiện ra rằng, trên thân thể các học viên Pháp Luân Công mang một loại kháng sinh siêu tự nhiên có thể tiêu diệt “siêu vi khuẩn”.

Theo Wikipedia, vi sinh vật là thuật ngữ chung chỉ những sinh vật nhỏ bé khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, trong đó những vi sinh vật có cấu trúc tế bào được gọi là các loại vi khuẩn, còn virus là loại vi sinh vật không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh. Hôm nay chúng ta không nói về virus mà hãy nói câu chuyện về vi khuẩn.

Học viên Pháp Luân Công Đức Duyên đã vô tình thực hiện một thí nghiệm vi sinh, phát hiện trên người cô có một loại kháng sinh siêu tự nhiên, loại kháng sinh này có thể tiêu diệt một loại “siêu vi khuẩn” có hại với cơ thể con người gọi là khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

Đức Duyên năm nay 22 tuổi, cô sinh ra ở Đức và bắt đầu học Pháp Luân Công cùng cha mẹ khi mới vài tháng tuổi. Đức Duyên lớn lên trong các Pháp lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công, khi trưởng thành, Đức Duyên xuất sắc cả về đạo đức và tư cách, dễ dàng trúng tuyển vào trường đại học, học chuyên ngành y.

Những người từng tiếp xúc với Đức Duyên đều cảm thấy cô ấy là một cô gái trầm tĩnh, khiêm tốn và tu dưỡng đạo đức tốt.

Chúng ta hãy nói về thí nghiệm vi sinh đầu tiên của cô ấy.

Một năm vào học kỳ mùa đông, trong khóa học về vi sinh vật học tại trường đại học, ở buổi học đầu tiên học sinh sẽ nhận được một vài đĩa thạch để nuôi cấy và quan sát vi sinh vật trên đó, và dùng nó để làm các thí nghiệm khác nhau.

Các sinh viên được yêu cầu nhúng ngón tay vào đĩa thạch máu (blood agar) để tìm hiểu xem tay họ bẩn đến mức nào. Sau đó đặt các đĩa đó vào lồng ấp để nuôi cấy vi khuẩn ở đó, cho phép chúng sinh sôi lên tới số lượng có thể nhìn thấy được để dễ quan sát.

Vài ngày sau, khi Đức Duyên nhận lại cái đĩa có dấu vân tay của mình, cô đã rất ngạc nhiên, những sinh viên khác có thể nhìn thấy rõ ràng các đám vi khuẩn trên đĩa của họ, nhưng trên đĩa của Đức Duyên hầu như không có gì.

Bản thân Đức Duyên cũng cảm thấy rất kỳ lạ: “Tại sao trên đĩa của mình lại không có gì? Mình có rửa tay trước khi đến lớp không? Nhưng sau đó thực sự mình cũng đã chạm vào một số thứ mà!”

Đức Duyên hàng ngày tu luyện Pháp Luân Công, bề ngoài trông cô ấy không khác gì những người khác, luyện công có thể giúp thân thể tràn đầy năng lượng, nhưng năng lượng này lại biểu hiện ra sao, chẳng nhẽ vi khuẩn trên dấu vân tay của Đức Duyên đã bị tiêu diệt hoặc bị khống chế bởi năng lượng mà cô mang theo?

Tất nhiên, vẫn chưa thể đưa ra kết luận như vậy được, vì đây chỉ là kết quả của một thí nghiệm, mọi người có thể nói rằng đó là ngẫu nhiên, hãy cùng xem thí nghiệm thứ hai của Đức Duyên.

Thí nghiệm vi sinh thứ hai mà giáo viên đưa ra là kiểm tra sự tồn tại của vi sinh vật trên các đồ vật bên ngoài hoặc trong nhà mà mình tiếp xúc. Đức Duyên đã chọn một tờ tiền. Vài ngày sau, khi nhận lại chiếc đĩa, Đức Duyên càng ngạc nhiên hơn khi chiếc đĩa đã cho tiếp xúc với tờ tiền này cũng rất “sạch sẽ”, còn trên đĩa của nhiều người khác lại có những ổ vi khuẩn sinh trưởng.

Lúc đó Đức Duyên cũng rất bối rối, vì mọi người đều biết rằng tiền giấy rất bẩn.

Cần nói rõ rằng, thí nghiệm mà Đức Duyên tham gia là một thí nghiệm trong lớp vi sinh vật trong trường đại học Đức. Nó không phải là một thí nghiệm nhằm mục đích chứng minh rằng cơ thể cô ấy có năng lượng. Việc giảng dạy y khoa ở Đức rất nghiêm ngặt và thiết bị y tế rất tiên tiến.

Từ kết quả của thí nghiệm thứ hai, có thể thấy rằng ngón tay của Đức Duyên và những thứ cô ấy đã chạm vào đều không nhìn thấy vi khuẩn, nhưng cô ấy thực sự sống trong một thế giới có vi khuẩn, trên con chuột máy tính hay bất cứ thứ gì bên cạnh cô ấy đều có vi khuẩn.

Lời giải thích hợp lý duy nhất là năng lượng do Đức Duyên tu luyện Pháp Luân Công tạo ra có ảnh hưởng đến sự sinh sản của vi khuẩn. Nếu nói năng lượng trên cơ thể của Đức Duyên có thể tiêu diệt vi khuẩn là đúng, thế thì rõ ràng xung quanh cơ thể cô sẽ có một lớp bảo vệ, có thể ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, nếu vi khuẩn không thể xâm nhập thì cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh.

Vậy năng lượng này rốt cuộc tồn tại như thế nào? Có lẽ thí nghiệm thứ ba có thể giải đáp vấn đề này.

Loạt bài “Y Sơn dạ thoại” là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/265519

Bài liên quan: Thí nghiệm khoa học: Tại sao trên tay các học viên Pháp Luân Công không có vi khuẩn?



Ngày đăng: 11-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.