Nhân sinh cảm ngộ: Thế giới rộng mở khi ta buông bỏ tự ngã
Tác giả: Quán Minh
[ChanhKien.org] Một trí giả từng nói với tôi: “Lòng từ bi là khi một người có thể vứt bỏ tự ngã của mình và suy nghĩ từ quan điểm của những người khác trong bất kể vấn đề gì mà anh ta gặp phải.” Tuy nhiên, do chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại càng ngày càng xuống thấp, mọi người chỉ coi trọng bản thân mình và ngày càng hiếm người thật lòng đặt mình vào hoàn cảnh của những người khác và suy nghĩ cho họ. Bản thân tôi đã chứng nghiệm được việc vứt bỏ tự ngã của mình chỉ sau khi bắt đầu tu luyện. Khi một người cạnh tranh và đấu đá cho những ham muốn và lợi ích cá nhân, các xung đột sẽ xảy ra không ngừng nghỉ. Cổ nhân dạy “thanh thản mang lại may mắn và hòa bình tạo ra giàu có” là rất đúng đắn. Chúng ta chỉ nhận được một điều gì khi chúng ta cho đi, và chỉ thu hoạch sau khi đã lao động chăm chỉ. Khi một cá nhân bỏ qua cái tôi của mình, anh ta sẽ thật sự cảm nhận được cảnh giới tinh thần của “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (sau khi qua rặng liễu tối, sẽ là hoa tươi và một ngôi làng phía trước).
Có một câu chuyện kể rằng thời xưa, một người bị lạc trong một sa mạc. Trên bờ vực của cái chết, ông phải đối mặt với những cơn đói và khát không thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, ông vẫn lê từng bước chân nặng nề tiến về phía trước. Cuối cùng, ông đã tìm thấy một túp lều nhỏ bị bỏ hoang một thời gian dài. Phía trước của túp lều có một máy bơm nước, nhưng nó không chứa một giọt nước nào. Trong cơn tuyệt vọng, ông bất chợt nhận thấy một ấm đun nước để cạnh máy bơm. Miệng của ấm đun nước đã được đóng bằng một mảnh gỗ và một tờ giấy nhỏ đã được đặt trên ấm đun nước cho biết: “Hãy đổ nước trong ấm đun nước này vào trong máy bơm trước sau đó mới có thể bơm nước. Nhưng xin hãy nhớ đổ đầy nước vào cái ấm này trước khi rời khỏi đây”. Sau khi đọc xong, ông cẩn thận mở tấm gỗ ra và nó thật sự có nước.
Vào thời điểm đó, người đàn ông đã phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Hoặc là ông sẽ đổ nước vào cái ấm và có thể nước sẽ không còn chảy ra từ vòi nước nữa và ông sẽ chết khát ở nơi hoang mạc này, nhưng nếu ông uống chỗ nước đó và cứu mạng sống của chính mình thì những người đến sau đó sẽ không có hy vọng. Sau một lát do dự, ông cảm thấy như có một cảm hứng tuyệt diệu mang đến cho ông sức mạnh và ông quyết định làm theo những chỉ dẫn ghi trên tờ giấy. Nước đã chảy ra và ông uống cho đến khi thỏa mãn cơn khát đã giày vò ông. Sau khi nghỉ ngơi một chút, ông đổ nước vào đầy cái ấm, đậy nắp lại và ghi thêm vào tờ giấy nhỏ là: “Xin hãy tin tôi, những điều ghi trên tờ giấy này là thật và chỉ khi bạn dẹp bỏ được sự lo ngại về sự sống chết, bạn mới có cơ hội để tận hưởng vị ngọt của làn nước suối”.
Buông bỏ cái tôi là đức tính hy sinh cho những người khác và cũng là một cảnh giới tinh thần cao cả. Khi một người thật sự đặt tự ngã của mình xuống, trí tuệ sẽ xuất hiện giúp anh ta phân biệt được đâu là chân đâu là giả, và anh ta sẽ nhận được những phần thưởng bất ngờ. Mặc dù trong thế giới này, không phải lúc nào ta cũng nhận lại được ngay sau khi cho đi nhưng chỉ khi cho đi ta mới có thể nhận lại và có cơ hội để tận hưởng làn nước mát lành. Do vậy, bất cứ khi nào tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới hy sinh tiền bạc và thời gian để làm rõ sự thật và cứu độ chúng sinh với gia đình của họ, bất kể thời tiết mùa hè nắng gắt nóng bức hay mùa đông lạnh giá, trái tim của tôi được lấp đầy với hàng ngàn cảm xúc.
Dẹp bỏ cái tôi của mình, gạt bỏ sống chết sang một bên và hy sinh cho người khác mà không ích kỷ chính là cảnh giới tinh thần của một bậc giác ngộ!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/9/2/39802.html
http://www.pureinsight.org/node/4198
Ngày đăng: 02-02-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.