Nhân sinh cảm ngộ: Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc



Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org] Tôi thích tĩnh tâm và quan sát mặt biển yên bình sau giông bão, thích ngưng thần mà ngắm nhìn thiên không trong sạch sau cơn mưa lớn. Mặt biển sau cơn bão thì gió lặng sóng tĩnh, khiến nhân tâm khoáng đạt và hạnh phúc; thiên không trong sạch sau cơn mưa lớn thì như tẩy thành khiết tịnh, khiến người cảm nhận vạn vật được thanh tân. Từ ngày lập chí tu luyện, tôi cảm thấy [tu luyện] tựa như sự mài giũa ngọc khí vậy, trong ma nạn và thống khổ có thể đạt được [sự] thăng hoa tâm tính. Trước ma nạn cự đại mà đứng thằng không ngã, trong trọng trách mà nhẫn nhục thực hiện những việc quan trọng, hơn nữa trong hoàn cảnh khốc liệt nghiêm trọng có thể tạo nên kẻ sỹ đại đức. Thử nghĩ, thế gian nhân loại dẫu có phát sinh bất kỳ sự việc gì đối với người tu luyện mà thuyết thì đều là hảo sự, kiên trì được tín ngưỡng bản thân như kim cương bất động, thành một hỏa diệm sơn bất khả xuyên [phá] được.

Kỳ thật, với Giác Giả chân chính mà giảng, hết thảy những phát sinh trong thế gian nhân loại, đối với người đời mà giảng, [vốn] đều như là tranh đấu giữa những kê trùng [gà rắn, sâu bọ], chỉ cười không quan tâm. Người [tu] thành tựu quả vị sơ cấp La Hán hoàn toàn xem hết thảy sự tình trong nhân loại xã hội [một cách] lãnh đạm, trong lợi ích cá nhân không kể là chịu thiệt thòi lớn thế nào đều là trong tâm vẫn thoải mái hạnh phúc mà không buông thả. Người trong thế tục thì xem danh lợi rất trọng, sau khi đạt được những thành tựu,  không nghĩ việc buông những thứ ấy khỏi tầm tay mình.

Có một bộ câu đối thuyết về cách thưởng thức phi thường:

Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc;
Khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư.

Tạm dịch:

Nhẫn nhục không kinh [động], nhìn hoa nở rồi tàn trước sân
Không nghĩ [ngợi] [quá] khứ lưu [lại gì],  vọng [ngắm] mây hợp rồi tan [giữa] thiên không

Nguyên văn 2 câu trên là từ “Tiểu Song U Ký”, là cách ngôn  trong biên tập của Trần Kế Nho triều nhà Minh về cách tu thân xử thế. Ý tứ câu đối này thuyết rằng, khi hành xử hay làm việc gi nếu có thể trong khổ nhục mà xem bình thường như việc hoa nở rồi tàn, có thể khi gặp sự việc mà bất động tâm, với công danh lợi lộc có thể xem được mất như là mây hợp rồi tan như là biến huyễn [thay đổi bất thường], có thể thản nhiên không nghĩ. Tuy nhiên tóm lại, nói [một cách] thâm sâu, tức là một bậc đại trí huệ đối với mọi sự, mọi việc, đối với danh, lợi  thì có thái độ đúng với: đắc chi bất hỉ, thất chi bất ưu, sủng nhục bất kinh, khứ lưu vô ý (được mà không mừng, mất mà không ưu [phiền], nhẫn nhục bất động, không nghĩ việc lưu [lại gì trong quá] khứ). Thái độ xử thế như thế này có thể đạt đến được tâm cảnh bình hòa, cảnh giới tinh thần là tự nhiên, đạm bạc.

Trong tâm vô tư (không tư lợi) thì trời đất khoáng đạt. Nếu trong tâm không có quá nhiều tư dục, thì sẽ không lo được lo mất. Kiên thủ [giữ] trong sâu thẳm tâm linh cao quý, kiên định theo bản thân mà nhận định con đường của mình, nhưng không phân biệt được mất trong suy nghĩ, nhưng không phân biệt xem trọng thành bại, nhưng không có cái nhìn phân biệt đối xử với người khác. Ngay cả không thể được theo ý muốn, thì chỉ là bản thân ‘vấn tâm vô quý’ (tự hỏi lòng không thẹn), chiểu theo con đường bản thân mà đi, không cần quan tâm việc bình thuyết với người khác.

Giữa nhân sinh không thể tránh được việc gặp một số người không thể lý giải được [điều này]. Vì thế mỗi khi người tu chịu khổ nhục mà vẫn hành [theo] việc quan trọng [đối với bản thân], sẽ có người cảm giác rằng họ quá nhu nhược. Kỳ thật mỗi một người chân tu đều có năng lực ‘lực khả phách sơn’ (có đủ sức để bổ núi ra), sở dĩ bị xem như nhu nhược dễ bị bắt nạt, kỳ thật nguyên nhân là người ta không hiểu được [cái] gọi là “từ bi và uy nghiêm đồng tại”. Có một vị đắc đạo đã thuyết qua: đạo gia đeo kiếm, thủ trì phất trần [quét, phủi bụi], là để thanh trừ tà ác, bảo vệ vũ trụ; thần thông phật pháp của Phật gia cũng là có sứ mệnh giống vậy, cũng là trừ tiệt tà linh, bảo hộ chúng sinh thiện lương và thương khung vô hạn.

Vào khi đêm khuya tĩnh lặng, tôi thường đơn thủ lập chưởng, mặc niệm khẩu quyết Chính Pháp. Hoàn toàn phóng hạ tự ngã, tâm linh tĩnh lặng, có thể trong thời không vũ trụ mà liên tục phát khởi năng lượng vô cùng vô tận, toàn bộ tâm và thân trong đêm khuya hòa tan trong ánh sáng an hòa và từ bi. Nhìn xa lên bầu trời, hết thảy thế gian nhân loại đơn giản là không đáng để bàn nói, chỉ có sứ mệnh của bản thân trường tồn trong tâm.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/5/15/59533.html
http://pureinsight.org/node/5809



Ngày đăng: 09-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.