Nhân sinh cảm ngộ: Tính chính trực đã nói giùm họ
Tác giả: Quán Minh
[Chanhkien.org] Lịch sử giống như một tấm gương. Bằng cách nhìn vào đó ta có thể thấy được nhiều chi tiết thú vị. Đọc lịch sử làm cho con người ta cảm thấy siêu việt thời không, giống như một cuộn băng chiếu lại những sự việc đã qua. Có rất nhiều điều đã xảy ra trong lịch sử, và chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ từ chúng bằng cách đọc sách lịch sử. Cuốn “Sử Ký”, một kiệt tác được viết bởi sử học gia Trung Quốc thời cổ đại Tư Mã Thiên là một ví dụ như vậy. Ngày hôm nay sau khi đọc “Sử Ký”, tôi đã để ý một câu thành ngữ nói về tính ngay thẳng của con người: “Đào lý bất ngôn, hạ tự thành hề.” [Người ngay thằng không cần nói nhiều, tính chính trực đã nói giùm họ].
Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ câu chuyện về cuộc đời của Lý tướng quân trong “Sử Ký”. Trong đó viết: “Lý tướng quân không có tài ăn nói. Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, người dân khắp nơi đã khóc thương cho ông vì lòng trung thành và sự ngay thẳng của ông đối với người khác. Đó là, tính chính trực của một người đã nói giùm họ.” Hành vi cao thượng và thái độ chân thành của một người có khả năng cảm hóa nhân tâm một cách thật tự nhiên.
Những từ ngữ này đề cập đến Lý Quảng, một đại tướng quân thời Tây Hán. Ông là người văn võ song toàn, đã lãnh đạo ba quân trường kỳ chiến đầu chống lại quân Hung nô, và lập nên chiến công hiển hách góp phần ổn định biên cương của nhà Hán. Là một đại tướng quân, ông không chỉ có võ nghệ vô địch và tài thao lược phi thường, mà còn nổi tiếng vì sự chăm lo cho các binh sĩ. Vào một hôm khi đang hành quân trong thời tiết vô cùng lạnh lẽo, Lý tướng quân trông thấy một binh sĩ có chân bị thương sau trận chiến đấu, đi lại vô cùng khó khăn. Ngay lập tức ông xuống ngựa để nhường cho người lính đó và an ủi anh ta: “Nhà ngươi chân bị thương đi lại thật bất tiện, hãy cưỡi tạm ngựa của ta vậy.” Tất cả binh sĩ đều vô cùng cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp đó. Sau khi dựng trại tạm nghỉ, Lý tướng quân phát hiện rằng lương thực cho quân đội bị thiếu. Ông đã chia sẻ khẩu phần ăn của mình cho người lính bị thương kia và đi ngủ với cái bụng rỗng không.
Lòng chân thành và sự quan tâm đến bộ hạ của Lý tướng quân đã làm cho binh sĩ vô cùng cảm động và họ thề sẽ trung thành với ông. Họ từ đó luôn luôn dốc toàn lực để chiến đấu và giành được nhiều thắng lợi. Sau khi Lý tướng quân qua đời, các binh sĩ cũng như bách tính {trăm họ} đều khóc lóc thảm thiết. Tư Mã Thiên đã ghi lại điều đó trong “Sử Ký” và khen ngợi Lý tướng quân. Người đời cũng tôn vinh Lý tướng quân là “đại anh hùng”.
Kỳ thực, tâm hiển thị là một thói quen rất xấu. Sự đạo đức và tính cao thượng của một người luôn được công nhận bởi người khác mặc dù họ không hề ra. “Đào lý bất ngôn, hạ tự thành hề” cho thấy một cảnh giới tinh thần cao thượng, thể hiện một phẩm chất đạo đức cao đã qua tu dưỡng. Đối với người tu luyện, chúng ta cũng nên nhún nhường và khiêm tốn, từ đó tinh tấn thực tu, nâng cao đạo đức và đồng hóa với nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/2/14/57822.html
http://www.pureinsight.org/node/5695
Ngày đăng: 18-05-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.