Câu chuyện lịch sử: Ba câu chuyện về lòng khoan dung



Tác giả: Kỷ Văn

[ChanhKien.org]

Câu chuyện thứ nhất:

Thời Bắc Tống, ở huyện Sa Dương tỉnh Hồ Bắc nay là phía đông bắc Gia Ngư, có một học giả nổi tiếng tên là La Khả thông thạo thơ văn, tính tình khoan dung hào hiệp, sau khi bị bãi miễn chức quan ông đã từ bỏ con đường làm quan. Vì học vấn cao thâm và tính cách khiêm nhường của mình nên ông được làng xóm kính trọng gọi là La tiên sinh.

Lần nọ, có một người đến vườn nhà ông lấy trộm rau và bị ông phát hiện ra. Ông rón rén nhẹ nhàng ẩn mình giữa những bụi cỏ vì sợ làm kinh động tên trộm, cho đến tận khi tên trộm rau rời đi ông mới đi ra. Lần khác, lại có một người lấy trộm và làm thịt con gà của ông. Ông mang theo một bình rượu đến nhà của người ăn trộm gà. Người ăn trộm gà vô cùng xấu hổ. La Khả lại cầm tay anh ta và nói: “Rất may mắn vì cùng là đồng hương với anh, nhưng lại không thể làm gà và chuẩn bị rượu ngon để chiêu đãi anh, tôi thực sự cảm thấy ngại quá”. Thế là ông cùng người trộm gà uống rượu cho đến tận lúc say mới về. Thậm chí ông không kể chuyện đó với ai. Từ đó không có ai đến lấy trộm thứ gì của ông nữa.

Câu chuyện thứ hai:

Ngụy Hiếu Văn Đế là vị quân vương thứ sáu thời Bắc Ngụy, ngay từ khi còn thơ ấu ông đã là người nhân từ thiện lương, vô cùng độ lượng.

Có một lần người hầu bưng đồ ăn tiến dâng lên cho ông, không may làm đổ canh nóng lên tay Hiếu Văn Đế. Người hầu sợ hãi vội quỳ xuống đất xin tha tội. Hiếu Văn Đế không hề trách phạt anh ta, cũng không giáng tội anh ta. Còn có một lần khác, trong khi Hiếu Văn Đế dùng bữa, bỗng nhiên ông phát hiện trong đồ ăn có côn trùng và rác bẩn, Hiếu Văn Đế chỉ cười mà không trách phạt Ngự Thiện phòng.

Câu chuyện thứ ba:

Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Thái tổ Hoàng đế của nhà Thanh tấn công thành Ông Khoa Lạc, ông bị trúng một mũi tên từ đối thủ của mình là Ngạc Nhĩ Quả Ni, máu tươi chảy đến tận chân. Lại có một người tên là Lạc Khoa, bắn mũi tên trúng vào cổ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mũi tên đó có móc ngược, ông rút mũi tên ra, máu lập tức tuôn như suối, khiến ông ngất đi. Sau này khi công hạ được thành Ông Khoa Lạc, Ngạc Nhĩ Quả Ni và Lạc Khoa đều bị bắt, nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích không trừng phạt họ, thậm chí còn phong chức quan cho hai người.

Trong từ điển văn hóa đảng của ác đảng Trung Cộng, hai chữ khoan dung chỉ có danh xưng chứ không có thực chất, nội hàm ý nghĩa của nó đã bị ép buộc thêm vào nhân tố giả – ác – đấu. Trên miệng người ta nói khoan dung nhưng thực chất lại sử dụng thủ đoạn và phương pháp đấu tranh – “người không phạm ta, ta không phạm người, nếu như người phạm ta, ta tất sẽ phạm người”. So với sự khoan dung trong văn hoá truyền thống là hoàn toàn ngược lại. Chỉ bằng cách thuận theo trào lưu tam thoái hiện nay, tuyển chọn thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà giáo ác đảng Trung Cộng, nghiêm túc đọc kỹ hai cuốn kỳ thư “Cửu bình” và “Giải thể văn hoá đảng” mới có thể thoát khỏi sự khống chế của văn hoá đảng trong tư duy và tinh thần, mới có thể thực sự quay trở về với văn hoá truyền thống, mới có thể khôi phục lại sự huy hoàng của dân tộc Trung Hoa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/119343



Ngày đăng: 29-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.