Câu chuyện lịch sử: Người sống tinh khiết



[Chanhkien.org] Nếu nguồn suối tinh khiết, nước sẽ trong sạch. Cai trị quốc gia bằng cách tạo sự tin tưởng và tự tin của quần chúng.

Trong những năm đầu của triều đại nhà Đường (627 – 647). Một nhóm người khẩn cầu Hoàng đế thanh trừ những nịnh thần. Hoàng Đế Đường Thái Tông đã đã lời họ: “Trẫm đã suy xét trước khi đề cử những vị quan, theo ý Trẫm họ rất đạo đức, làm sao các ngươi biết ai là nịnh thần?” Những người đưa thỉnh nguyện thưa: “Chúng thần không thể nói ai là nịnh thần vì chúng thần sống giữa người thường. Nhưng Bệ Hạ có thể biết, xin Ngài hãy thử họ bằng cách giả vờ nổi giận. Người nào không bị ảnh hưởng và vẫn bình tĩnh, người đó chính là quan chính trực, người nào họa theo và nịnh bợ Bệ Hạ, đó là nịnh thần”.

Đường Thái Tông nói với Phùng Đức: “Nước dơ hay sạch là tùy nguồn. Người cai trị quốc gia cũng như nguồn nước. Nếu người cai trị lừa dối mà dòi hỏi thần dân phải ngay thẳng, thật thà, thế cũng giống như muốn nước sạch mà nguồn lại dơ bẩn, như vậy không hợp lý. Trẫm luôn nghĩ Hòang đế Weiwu là người dối trá, Trẫm thật khinh bĩ lối cai trị của ông ta. Làm sao ông ta có thể làm gương tốt với lối hành xử như vậy?”

Nhà Vua nói với những người đưa thỉnh nguyện rằng: Trẫm muốn cai trị dân bằng cách tạo sự tin tưởng và tự tin của dân. Trẫm không muốn khuyến khích dân dối trá. Dù rằng đề nghị của các ngươi rất có lý, nhưng Trẫm không thể thực hành lời khuyên này.

Vào năm thứ 17 trong thời cai trị của Vua Đường Thái Tông, ngài đã nói với một vị cận thần rằng: “Giả dụ Trẫm không có sự lựa chọn, là phải bỏ một trong hai thứ thực phẩm hoặc lòng tín nhiệm của toàn dân. Trẫm sẽ bỏ thực phẩm”.

Khổng Tử đã nói: “Người cai trị không thể tồn tại nếu không được tin tưởng. Ngày tháng qua Xiang Yu cai trị toàn cỏi. Nếu Hòang đế khuyến khích từ bi và sự tin tưởng, ai có thể lấy được quyền lực của ngài”? Quan cận thần thưa: “Từ bi – chính trực – đứng đắn – trí tuệ và chân thật là 5 điều đạo đức căn bản không thể thiếu một thứ nào. Ai cố gắng theo những tiêu chuẩn này thì người đó sẽ được lợi lạc lớn lao.

Hoàng Đế Zhou của triều đại Yên, luôn khinh miệt chế diễu 5 điều này. Kết quả ông đã bị mất nước vào tay Nhà Wu. Xiang Yu mất nước vào tay Hoàng đế Gaozu Nhà Hán vì ông thiếu thành thật”.



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.