Câu chuyện lịch sử: Thương Trụ Vương sợ điều gì?



Tác giả: Nhất Đẩu

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Thương, Tây Bá hầu Cơ Phát [1] xem trọng chiêu hiền đãi sĩ, lấy đức trị quốc, khiến cho vùng Tây Kỳ được cai quản rất tốt. Khi người nước Ngu và người nước Nhuế xảy ra tranh chấp, bởi vì hai nước không thể giải quyết nên đã cùng tìm đến Tây Bá hầu nhờ ông xét xử. Khi người nước Ngu và người nước Nhuế đặt chân tới vùng Tây Kỳ thấy rằng người dân nơi đây nhường đất trồng cho nhau, người đi đường đều nhường khiêm kính người già. Người của hai nước Ngu và người nước Nhuế thấy thế nói với nhau rằng: “Điều mà chúng ta tranh giành chính là điều mà người ở đây cho là một sự ô nhục, chúng ta còn tìm Tây Bá hầu làm gì, chỉ là làm nhục chính mình mà thôi”. Thế là họ theo đường cũ trở về, người dân hai nước nhường nhịn lẫn nhau, không còn xảy ra tranh chấp.

Có người vì vậy đã nói với Trụ Vương rằng: “Tây Bá hầu tích đức hành thiện, khiến cho các nước chư hầu đều noi gương ông ta, điều này sẽ không có lợi cho ngài”. Trụ Vương từ đó đã giam Tây Bá hầu vào trong nhà ngục.

(Trích từ Sử ký

Chú thích của người dịch:

[1] Cơ Xương (1152 TCN – 1046 TCN), còn hay được gọi là Chu Văn Vương, vua nước chư hầu Chu cuối thời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. (Nguồn: Wikipedia).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/7/29/44995.html

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4773



Ngày đăng: 27-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.