Một số giác ngộ về “luyện công”
Tác giả: Tiểu Liên
[Minh Huệ] “Tu” và “luyện” là không thể tách rời. Tu thứ nhất, luyện thứ nhì; tu là quan trọng bậc nhất, luyện có tác dụng bổ trợ. Chỉ tu không luyện thì công lực bị trở ngại, cũng như người chỉ nghiên cứu học vấn. Chỉ luyện không tu, thì không xứng là người tu luyện, không cách nào đề cao tầng. Đến giai đoạn cuối tu luyện trong Chính Pháp này, mỗi đệ tử chân chính đều nghiêm khắc chiểu theo ba điều Sư phụ dạy. Chúng ta đều rất bận, có lúc sao nhãng luyện công. Tôi là một trong số ấy, ngoài ra trong một giai đoạn đã từng có biểu hiện rất nghiêm trọng. Sau một thời gian liên tục học Pháp và được Sư phụ điểm hoá, tôi đã dần dần hiểu rõ ra: vào thời khắc cuối cùng trong Chính Pháp này, luyện công là vô cùng trọng yếu.
Có một bạn đồng tu rất tinh tấn trong học Pháp tu tâm và luyện công nâng cao tâm tính. Tôi phát hiện rằng chính niệm của anh rất đầy đủ, ngoài ra chính niệm ấy cũng không cần dụng ý để phát. Với hết thảy mọi điều chung quanh, anh ấy đều dùng chính niệm để đối đãi. Khi phát chính niệm trừ ác, bộ phận đã chuyển hoá thành vật chất cao năng lượng của anh rất lớn, cự ly giữa các lạp tử vi quan là rất nhỏ, hơn nữa chỗ gián cách lại có vành đai năng lượng vật chất rất trong sáng (trong suốt), do đó khi trừ ác, công năng rất mạnh, ngoài ra rất bền bỉ, hiệu quả cao, thân thể bề mặt không hề dễ dàng mệt mỏi.
Khi các đệ tử Đại Pháp luyện công, thì phần vũ trụ đối ứng với họ cũng như thế, khi ấy các vật chất bất hảo đều bị quét sạch xuống. Nói một cách hình tượng, thì khi luyện công thật tốt (tất nhiên điều kiện tiên quyết là học Pháp và đề cao tâm tính cũng phải rất tốt), thì những chấp trước cũng như cấu thành vật chất biến dị đều bị lột bỏ ra, thân thể càng ngày càng trong sáng (trong suốt), hơn nữa các thứ màu sắc đều tương biến và đề cao, vô cùng đẹp mắt.
Còn bạn đồng tu nào vẫn thiếu sót trong luyện công thì sao? Trạng thái rất rõ: thân thể rất chóng mệt, khi phát chính niệm hoặc học Pháp đều có nhiều tạp niệm. Bởi vì thân thể chưa được chuyển hoá đến trình độ ấy, tà ác vẫn còn chỗ sơ hở để dùi vào, cảm giác không được khoẻ. Hiệu quả trừ ác cũng không được như ý.
Tôi thường nghĩ, “không thấy hứng thú luyện công” hoặc “không có thời gian luyện công” nghĩa là sao? Đó là con ma lười biếng hay là do tâm truy cầu sự thoải mái (an dật tâm)? Có lẽ là do cả hai. Nhưng tôi nghĩ rằng chủ yếu là vì chúng ta chưa lý giải thấu đáo phần giảng Pháp của Sư phụ [về luyện công].
Người luyện công bình thường có mục đích là viên mãn. Đệ tử Chính Pháp [cần phải] làm chính lại hết thảy những gì bất chính, [có mục đích] đến thế gian để cứu độ tất cả những ai đáng được cứu, trừ sạch hết thảy tà ác. Nói cách khác, chúng ta cần thành tựu bộ phận của mình trong đại khung vũ trụ hoàn thiện này. Như vậy ngoài việc cần phải vứt bỏ những thứ biến dị và chấp trước cũng như dựng lập uy đức vô biên ra, chúng ta cũng cần phải tu xuất được một thân thể gồm công năng hoặc thần thông! Mà hết thảy những thứ ấy chẳng phải thông qua luyện công để diễn hoá thành hay sao?
Thực ra, nếu chúng ta có thể coi “sao nhãng luyện công” là một tâm chấp trước cần vứt bỏ, coi các tế bào của thân thể bề mặt cùng các lạp tử vi quan trong đó là những chúng sinh của mình cần cứu độ, thì như thế sẽ không còn suy nghĩ rằng mình sẽ lại sao nhãng luyện công nữa.
Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối cùng, chúng ta thật sự cần phải hoàn toàn coi bản thân mình là một vị Thần, một vị Thần đang cần chứng ngộ bộ Pháp của vũ trụ này một cách toàn diện hoàn chỉnh! Bản thân chúng ta nếu tu chưa tốt, thì chúng sinh kia sao có thể cứu độ được đây!
Tôi còn hạn chế về tầng nhiều lắm, trên đây chỉ là một số thể ngộ cá nhân, nay viết ra chỉ để tham khảo.
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2003/11/23/61038.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/12/4/42842.html
Ngày đăng: 24-08-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.