Câu chuyện Không tu Đạo đã ở trong Đạo



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Liêu Ninh

Không tu Đạo đã ở trong Đạo, là đoạn Pháp Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân (quyển 2) khai thị cho người thế gian, không có quan hệ quá nhiều với tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta, tuy nhiên tại thế gian xác thực có loại hiện tượng này tồn tại. Cha của tôi chính là giống như Sư phụ giảng: “Họ không tranh với đời, ‘gì tôi đáng được thì hãy đưa tôi, không đáng được thì tôi không lấy’. Họ cũng không dùng hình thức tu luyện thông thường, thậm chí không hiểu tu luyện [là sao]; nhưng là có sư phụ đang quản; cũng rất ít phát sinh mâu thuẫn với người khác. Đó chính là điều người ta giảng trong quá khứ là ‘không tu Đạo mà đã ở trong Đạo’. Một người thông thường, họ cũng có thể làm được ‘vô sở cầu’, nhưng loại người ấy cuối cùng không đắc quả vị. Họ không thể đắc công, họ chỉ có thể đi tích đức cho mình một cách vô hạn độ, tích được rất nhiều đức. Chẳng qua là rất nhiều người sẽ làm hại họ; làm người tốt là rất khó làm. Càng như thế sẽ càng tích rất nhiều đức. Nếu muốn luyện công, thì đương nhiên sẽ chuyển hoá thành rất nhiều công. Nếu không muốn luyện công, thì có thể đời sau đắc phúc báo, làm đại quan, phát đại tài. Tất nhiên, đại đa số người thuộc loại ‘không tu Đạo mà đã ở trong Đạo’ này, đều là có lý do đằng sau, có người đang quản họ. Họ cũng ở trạng thái không tu Đạo, nhưng tư tưởng và cảnh giới của họ, là ở trong Đạo; như vậy, tương lai họ sẽ quay trở về nơi nguyên lai của mình. Không tu Đạo nhưng họ là đã tu rồi đó, chính là có người diễn hoá công cho họ; tự họ cũng không biết. Một đời có nhiều tai nạn, chịu khổ hoàn trả hết nghiệp, tâm tính sẽ đề cao trong suốt một đời mà không tự biết; họ luôn ở trạng thái đó. Đó đều là có lý do đằng sau. Là người thường thì rất khó làm như thế.” (“Chuyển Pháp Luân [Quyển 2] – Không tu Đạo đã ở trong Đạo”)

Một đời nhiều kiếp nạn của cha tôi là được mẹ tôi kể lại và bản thân tôi tự thân chứng kiến. Lúc đầu, những hành vi của cha tôi khiến cho tôi không thể hiểu nổi, cho rằng cha tôi quá ngốc, thật không thể tưởng tượng nổi, cho đến khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đọc đến “Chuyển Pháp Luân [Quyển 2]” tôi mới đột nhiên tỉnh ngộ, Thiên lý và lý tại nhân gian là ngược lại với nhau.

Thời kỳ Dân Quốc, ông nội làm lính tại vùng phía trong Sơn Hải Quan, về sau lấy vợ thứ hai (vợ bé), bà nội tôi một mình nuôi dưỡng cha tôi và chú hai chú ba. Khi cha tôi được mười mấy tuổi đã đi làm thuê dài hạn ở những nơi khác để kiếm sống. Nghe mẹ tôi kể lại, sau năm 1949 Trung Cộng giành được chính quyền, gia đình tôi bị định là thành phần phú nông (đây là một sự thật không hợp lý), nhận phải mọi sự khuất nhục. Cha tôi vào thời niên thiếu đã có trí nhớ hơn người, trong các lĩnh vực như thư pháp, hội hoạ, chu dịch bát quái, y học đều là nổi bật hơn người. Chịu thiệt, nhẫn nhượng, không để ý đến được mất của bản thân, xem mệnh cho người ta vô cùng chính xác nhưng lại không nhận một đồng tiền nào. Trong trí nhớ của tôi, cha tôi chưa bao giờ lợi dụng người khác, xe buýt chèn bắp chân ông đến tím tái, tài xế đưa ông đi bệnh viện nhưng lại bảo tài xế lái xe đi đi, tự ông trả tiền thuốc giảm viêm, mấy ngày liền không xuống giường được. Ông cũng không nói xấu về hàng xóm, người thân và bạn bè. Khi cha tôi làm kế toán ở bệnh viện thị xã, có một số suất đến học bổ túc tại bệnh viện bệnh truyền nhiễm Cẩm Châu, bệnh viện đã cho cha tôi [một suất], nhưng đến trước hôm báo tên một ngày thì lại bị người khác loại ra. Mẹ tôi cảm thấy trong tâm khó chịu, nhưng cha tôi lại không coi trọng điều đó.

Thảm họa mười năm vừa bắt đầu, không hiểu sao bố tôi lại bị đội an ninh của công xã nhân dân định là phản cách mạng. Ông bị bắt đội mũ giấy và dẫn đi đấu tố ngoài đường, bị nhốt trong một căn phòng tối của trường tiểu học, chị tôi phải đưa cơm từng bữa, được ba ngày năm ngày, mười ngày tám ngày, thì phải vác “tấm vải trắng phản cách mạng”, các công việc bẩn thỉu, mệt mỏi của cả đội sản xuất đều giao cả cho ông, một khi có vận động gì liền đem ông ra xử phạt cùng người có tội, tôi nhìn thấy cha tôi đã gánh chịu mọi đau khổ tại nhân gian, nhưng ông không hề kêu ca hay giận dữ, lúc đó tôi cảm thấy thật bất công, bất bình với xã hội và rất hận Đảng cộng sản. Khi đó tôi học lớp 1, trong lớp tổ chức gia nhập hồng tiểu binh, những ai tham gia sẽ mua một chiếc phù hiệu hình thoi chữ vàng nền đỏ, cả lớp bốn mươi hai người chỉ có tôi và một bạn thuộc thành phần địa chủ là không mua, tôi chỉ có thể sử dụng điều này để trút sự bất mãn của mình với Trung Cộng. Khi tổ chức nhập đoàn ở trung học, cả lớp tôi đã có hơn một nửa lớp gia nhập, cũng có không ít người chọn tôi gia nhập, tôi lặng người và không đọc tên của mình lên, vì vậy cũng khỏi cần làm tam thoái.

Năm 1976, do di dời lòng hồ nên gia đình tôi chuyển về quê sinh sống. Sau Cách mạng Văn hóa, cha tôi tìm được việc làm trở lại, bởi vì cần phải dựa vào mối quan hệ và đi cửa sau, mà cha tôi lại không phải là loại người thế tục như vậy nên ông đành chấp nhận số phận. Sau khi về quê, cha tôi làm đại diện cho “Xích cước y sinh” (bác sĩ chân đất) [1]. Vì khi tôi lên trung học ở chung một phòng với cha mẹ tôi, người bệnh trong thôn cũng không phải là chỉ xem bệnh ban ngày, cũng không phải là chỉ đi tiêm ban ngày. Buổi tối và nửa đêm thường có người gõ cửa và tìm đến thầy thuốc. Cha tôi không nề hà chút khó khăn nào, bất kể mưa gió, hễ nhờ ông là được giúp. Do cha tôi có nền tảng về Trung Y tốt, có nghiên cứu sâu về điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu não và viêm gan. Người đến khám có cả người thân, gia đình, bạn bè, cha tôi thường dựa theo bệnh tình mà kê đơn thuốc. Trong trí nhớ của tôi, có vài người bị viêm gan và tắc mạch máu não đã được cứu chữa kịp thời mà không để lại di chứng gì. Lúc đó tôi đang chuẩn bị theo học Trung Y, nhưng đủ nguyên nhân các loại nên tôi không học thành công. Để cảm ơn sự tận tâm của cha tôi với người bệnh, họ hàng, bạn bè đã tặng tiền và quà cho gia đình chúng tôi, bố tôi từ chối hết khiến họ rất khó xử. Những năm bố tôi còn là “bác sĩ chân đất”, ai từng được cha tôi khám bệnh đều khen ngợi cha là một vị đại phu giỏi, y thuật giỏi.

Mùa thu năm 1992, cha tôi ngã bệnh, ông được đưa đến bệnh viện huyện, bác sỹ chẩn đoán là “nhiễm độc đường tiểu”. Bệnh viện địa phương không thể phẫu thuật, chi phí phẫu thuật sẽ tốn hơn chục vạn nhân dân tệ, còn phải chờ nguồn thận. Lúc đó số tiền một vạn hai vạn thì anh chị em chúng tôi còn có thể lo được, nhưng chi phí trị bệnh mười mấy vạn tệ lại còn thời gian chờ đợi, nên sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định từ bỏ trị bằng thuốc và để cha kê thuốc Trung y.

Cha tôi xuất viện lúc mười giờ sáng và về đến nhà lúc mười một giờ, lúc chưa đến một giờ chiều sau đó, cha tôi đột ngột qua đời, chị hai tôi đang quỳ dưới đất khóc nức nở, ai cũng không cầm lòng nổi. Tôi đứng đó, đột nhiên gặp phải việc đột ngột không biết làm sao, tôi đi đến chỗ giường gạch thì thấy bố tôi thật sự đã tắt thở, nhưng là con cái mà nói, thì luôn cảm thấy rằng cha tôi sẽ không chết. Chị cả, chị ba và anh tôi đều không biết làm sao, đều hốt hoảng cả, cũng chỉ biết ở trong phòng mà không biết xoay sở như thế nào, dường như mọi người đều không muốn thừa nhận sự thật trước mắt này. Mẹ tôi ngồi tại giường gạch nắm lấy tay cha tôi, hy vọng hết thảy đều không phải là sự thật. Thời gian từng giây phút trôi qua, trên gương mặt của cha tôi đều không có biến đổi gì quá lớn, dưới ánh nắng mặt trời, trông vô cùng yên bình tĩnh lặng. Cha tôi sẽ không chết, cả nhà tôi cùng bên nhau đồng lòng nghĩ như vậy, cha tôi chỉ là bình thản mà nghỉ ngơi chốc lát, tôi hạ ý thức nhìn đồng hồ, thấy thời gian trôi qua đã được mười lăm phút, liền nghe chị ba tôi la lên: “Nhanh đến xem, cha cử động rồi”. Mọi người xúm lại vây quanh, nhìn người cha chết đi sống lại, hô to: “Cha ơi, Cha dậy, dậy đi.” Cha tôi chưa mở mắt, hai giọt nước mắt trong suốt từ khóe mắt đã lăn xuống. Không ai biết được là vì ông đang thương cảm hay phấn khích. Mặc cho chúng tôi nhiều lần thuyết phục, cha tôi nước mắt vẫn rơi không ngừng.

Khoảng nửa giờ sau, cha tôi thở dài và nói: “Đều là chị hai của con, gọi ta quay lại đây!” chúng tôi đều không hiểu gì, liền hỏi cha lý do tại sao. Cha tôi dừng lại một lúc rồi nói tiếp: “Lẽ ra ta nên trở về rồi, chính là bởi vì Như Miên (tên gọi của chị hai), ta bị sư phụ ta đánh hạ xuống, ta thật ân hận, thật hối tiếc! Vừa rồi quả thực là ta đã đi rồi, sư phụ ta đến đón, hình tượng của ngài là một vị đại hoà thượng, mặc áo cà sa, dáng vẻ trang nghiêm Thần Thánh. Ta giống như một đứa trẻ, đứng ở dưới chân sư phụ ngài dắt ta đi, ta không dám hỏi nhiều, liền đi theo phía sau sư phụ. Đột nhiên, hai sư đồ ta đã đến một nơi có non xanh nước biếc tuyệt đẹp, tiếng chim hót hay như tiếng nhạc, hương hoa tràn ngập, liễu xanh tỏa bóng mát. Sư phụ hỏi ta nơi này có tốt không, và ta liên tục gật đầu. Sư phụ nói với ta rằng đây là tầng trời thứ nhất của Tam giới. Vừa đi một cái lại thấy cảnh đẹp hơn cả cảnh vừa rồi, trời xanh nước biếc, mây trôi lững lờ, nam thanh nữ tú. Sư phụ nói với ta rằng đây là tầng trời hai của Tam giới, và sau đó sư phụ đưa ta đến tầng trời thứ ba, thứ tư và thứ năm… Khi ta đi đến tầng trời thứ 32, ta đã bị những cảnh sắc tuyệt đẹp trước mắt khiến cho hoa cả mắt và cũng không muốn rời đi nữa, ta đã bị mọi thứ trước mắt làm say đắm. Cả nam lẫn nữ ở đó không chỉ trẻ mà đa số đều là trạng thái của thanh thiếu niên tám chín tuổi, mười mấy tuổi, khuôn mặt trắng trẻo, hồng hào, mượt mà lung linh, giọng nói nhỏ nhẹ như của trẻ con, tươi cười chào đón chúng ta. Ta và sư phụ tiếp tục đi về phía trước, và đột nhiên nghe thấy tiếng khóc yếu ớt của một người phụ nữ bên dưới. Ta quay lại nhìn, và thấy dưới vực sâu vạn trượng, một người phụ nữ đang quỳ xuống và khóc. Đó chẳng phải là cô con gái thứ hai Như Miên sao? Ta nhìn thấy tình cảnh bi thảm của con gái mà rớm nước mắt, trong tâm thấy chua xót. Sư phụ không thèm nhìn ta thì thôi, khi thấy ta rơm rớm nước mắt, bất lực hất tay áo Phật, ta rơi xuống vực sâu vạn trượng, chính là trần gian. Ta thật hối hận, đúng ra không nên nhìn lại, cũng không nên rơi nước mắt, ta rơi xuống vực sâu mà không biết bao giờ mới có thể quay lại, không biết bao giờ mới có cơ hội đoàn tụ với sư phụ lần nữa. Những điều này là lý do vì sao ta rơi nước mắt.”

Cha tôi trải qua hơn một năm bệnh tật giày vò, vào mùa xuân năm 1994 thì rời xa nhân thế. Vào ba ngày trước khi cha tôi qua đời, ông chỉ nói cho tôi biết ông cần phải đi rồi. Tôi hỏi cha tôi làm sao ông biết được? Ông nói bên cạnh ta có một vị hộ Pháp, luôn ở bên cạnh, nhưng ngày hôm qua đã rời đi rồi, nên ta liền biết không quá ba ngày ta sẽ rời khỏi nhân thế, khi ta rời đi các con đừng quá bi thương, cũng đừng khóc lóc, thắp một nén hương ở phía trước ta, mười phút sau ta sẽ rời đi, hãy nhớ lấy, nhớ lấy!

Không ngoài dự đoán của cha tôi, ba giờ sáng ngày thứ ba, cha tôi trút hơi thở cuối cùng, trong phòng có người nhà, người thân nằm ngổn ngang trong phòng, ai nấy đều mệt mỏi thiếp đi, một mình tôi còn dậy. Khi tôi đã hoàn thành mọi việc mà cha tôi phó thác, thì đã là tiếng gà gáy canh năm. Tôi đánh thức mọi người dậy thì cha tôi đã bỏ chúng tôi đi rồi, mọi người đành chuẩn bị lo liệu hậu sự.

Cha tôi một đời làm người lương thiện, suốt cuộc đời chịu đựng gian khổ, không oán không hận và không bao giờ gây phiền phức cho người khác. Chỉ vì ông không buông bỏ được tình cảm gia đình mà lại rơi vào hồng trần, chịu khổ hơn một năm tại trần gian. Ông cũng không nhận ra rằng chính tình cảm gia đình đã khiến ông không tu lên được, đây là điều bi ai của người không tu Đạo đã ở trong Đạo! Đó cũng là một bài học cho những người tu luyện!

Hôm nay, Sư phụ giảng Pháp lý vũ trụ trực chỉ nhân tâm, Sư phụ khai thị cho chúng ta, buông bỏ danh lợi tình, viên mãn lên thương khung. Khi chúng ta đang trợ Sư Chính Pháp, trong tiến trình vĩ đại cứu độ chúng sinh, nhất định cần tu tốt chính mình, buông bỏ những ràng buộc cản trở của tình, buông bỏ mọi ân oán của con người thế gian, đừng để lại hối tiếc cả đời cho tu luyện của mình!

[1] (“Xích cước y sinh” (bác sĩ chân đất): danh từ xuất hiện vào thời cách mạng văn hoá, là chỉ nhân viên y tế không có biên chế cố định, đặc điểm của họ là vừa làm nông vừa làm y, khi thời điểm làm nông nhàn rỗi thì hành nghề y, hoặc là ban ngày làm nông vụ, ban đêm đi bốc thuốc đưa thuốc tại cơ sở y tế nông thôn.)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/259320



Ngày đăng: 20-09-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.