Nhân sinh cảm ngộ: Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ
Tác giả: Quán Minh
[Chanhkien.org] Với người thường, điều quý giá nhất trong thế giới con người là sự yêu thương dành cho gia đình. Tuy nhiên, với những người đại đức, họ đánh giá phẩm giá đạo đức của họ cao hơn cả. Bởi vì phẩm giá đạo đức quyết định một người tốt hay xấu, nó là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của một người. Khi chúng tôi còn trẻ, chúng tôi thường ngâm thơ Đường. Một trong những bài thơ rất ngắn, nhưng tôi có một ấn tượng sâu sắc về nó và nó phản ánh từng câu lặp lại trong tâm tôi “Lạc Dương thân hữu như tương vấn. Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.” Vào lúc đó, mặc dù tôi ngâm nó, tôi không hiểu ý nghĩa bên trong nó. Cùng với sự trôi qua của thời gian và sự tích lũy kinh nghiệm, tôi có thể hiểu được dòng này sâu sắc hơn như là: Đó là một sự đền trả tốt nhất của lòng tốt đến những người bạn và người thân nếu một người có một trái tim tinh khiết và từ bi.
Câu “Lạc dương thân hữu như tương vấn. Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.” là từ bài thơ “Phù Dung lâu tống Tân Tiệm”. Bài thơ đầy đủ là:
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô;
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.Tạm dịch (bản dịch của Tương Như):
Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm
Mưa lạnh tràn song, đêm đến Ngô,
Sáng ra tiễn khách, núi buồn trơ;
Lạc Dương nếu có người thân hỏi,
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.
Nghĩa thô sơ của bài thơ này mô tả cảnh nhà thơ đưa tiễn người bạn của mình ở Phù Dung, nơi mà ông nói với người bạn của mình nếu người thân của ông ở Lạc Dương hỏi thăm ông, thì vui lòng gửi lời chúc tốt lành và trái tim thuần khiết [phiến băng tâm] của ông đến họ. Đây là bài thơ nói về việc đưa tiễn bạn, nhưng nó mang vẻ buồn của sự biệt ly nhẹ nhàng và gắn tầm quan trọng về phẩm giá đạo đức. Hai câu đầu mô tả sự cô độc của sự chia ly. Sau đó bài thơ sử dụng 2 câu cuối để so sánh chính tác giả với phiến băng tâm, ngọc hồ và hiện tỏ tư tưởng rộng mở và sự quyết tâm mạnh mẽ. Bài thơ này có một ý nghĩa sâu sắc.
Thời cổ Trung Quốc, trong thời Lưu Tống, thi nhân Bào Chiếu sử dụng “thanh như ngọc hồ băng” để mô tả sự thanh khiết cao độ của đạo đức. Trong thời Đường, tể tướng Diêu Sùng viết “Băng hồ giới”, và thi nhân nhà Đường như Vương Duy, Thôi Hạo, Lý Bạch tất cả đều sử dụng “băng hồ” như là một công cụ văn chương để khuyến khích chính họ và tán dương tính cách cao quý. Trong bài thơ này, Vương Xương Linh sử dụng trái tim thanh tựa pha lê và băng hồ để khuyến khích chính mình và truyền dẫn sự tư tin vào chính mình. Điều quý giá nhất [gửi] đến bạn bè và người thân của ông khi ông tặng cho họ một trái tim thanh tựa băng tại ngọc hồ. Thông điệp ông muốn người bạn của mình truyền đi không phải là một thông điệp bình thường về sự an toàn, mà là thông điệp về việc giữ sự trong sạch và niềm tin của riêng ông. Với phẩm chất trung thực này, ông có được sự tôn trọng, và người sau này luôn sử dụng “phiến băng tâm tại ngọc hồ” để mô tả khát vọng và những sở thích cao quý.
Người khác nhau có những hoài bão và mơ ước khác nhau, vì thế họ có những theo đuổi riêng. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, một vài người nghĩ rằng tiền là quan trọng nhất và họ theo đuổi sự giàu có suốt đời họ. Một vài người đánh giá danh tiếng và theo đuổi nó hết sức. Vài người xem quyền lực là tất cả và đặt hết sức lực cá nhân [vào nó] như là ưu tiên hàng đầu. Cuối cùng, vài người thì tìm kiếm tình cảm như là thứ quan trọng nhất trong đời. Chỉ có những ai với tiêu chuẩn đạo đức cao có thể vượt qua thế tục này và không bị mê ảo bởi danh và lợi. Mặc dù họ không nổi tiếng nhưng họ vẫn giữ được sự thanh khiết và cao quý.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/10/6/55223.html
http://www.pureinsight.org/node/5595
Ngày đăng: 09-12-2008
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.